Biên phòng là một cơ quan truyền thông tại Việt Nam trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng ra mắt số báo in vào ngày 22 tháng 4 năm 1959 với tên gọi đầu tiên được Hồ Chí Minh đặt là Bản Tin Công An Nhân Dân Vũ Trang.[1][2][3] Nhật báo thời ban đầu dự kiến lấy "Bảo an" hoặc "Bảo vệ" để đặt tên, tuy nhiên theo lời của vị cố chủ tịch nước thì trong thời kỳ chiến tranh, thực dân Pháp đã lập ra đội quân theo chính quyền đối địch và cũng gọi bằng hai cụm từ trên nên đã gây ấn tượng xấu.[3] Ngày 13 tháng 2 năm 1962, ấn phẩm đổi thành Báo Công An Vũ Trang và ba năm sau thì trở thành Báo Công An Nhân Dân.[4][5] Ðến năm 1980 mới sở hữu tên gọi là Báo Biên phòng.[6] Nền chữ thời kỳ đầu được in trên đá litô, tiếp theo in bằng giấy nến (máy roneo) ra mắt theo hệ thống văn thư bảo mật, sau đó đến bản tin typo mỗi tuần một số, phát hành đến các đồn trạm biên phòng.[5][7]

Biên Phòng
Loại hìnhBáo in
Báo điện tử
Tình trạng Đang hoạt động 
Chủ sở hữuBộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
Thành lập22 tháng 4 năm 1959; 65 năm trước (1959-04-22)
Giấy phépSố 485/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28/07/2021
Ngôn ngữTiếng Việt
Trụ sởSố 40A Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Quốc gia Việt Nam
Websitewww.bienphong.com.vn

Năm 2001, tòa soạn được cấp giấy phép tác nghiệp và phát hành trên phạm vi toàn quốc, xuất bản mỗi tuần một số, tổng cộng 12 trang.[5] Báo mạng ra đời lần đầu vào năm 2007 và đến ngày 31 tháng 7 năm 2013, ấn phẩm đã được phép hoạt động trên không gian internet.[8] Ngày 28 tháng 7 năm 2021, Biên phòng tiếp tục được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động số 485/GP-BTTTT ở lĩnh vực in ấn và điện tử.[9] Tính đến năm 2019, cơ quan truyền thông đã xuất bản được song song ba ấn phẩm: báo in, Phụ trương An ninh Biên giới (2005),[10] và báo mạng,[11] đồng thời nhận về nhiều giải thưởng trong suốt quá trình hoạt động như Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất-Nhì-Ba, các giải báo chí quốc gia cùng nhiều danh hiệu khác.[12][13][14] Khi đại dịch COVID-19 hoành hành trên toàn thế giới, tờ báo đã trao tặng vật tư y tế tổng trị giá 50 triệu Đồng Việt Nam hỗ trợ trong công tác phòng chống dịch.[15]

Tham khảo

sửa
  1. ^ An Quốc (5 tháng 11 năm 2013). “Hành động đẹp vì chủ quyền biển, đảo”. Báo Quân Đội Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ Nguyễn Minh (22 tháng 4 năm 2019). “Báo Biên phòng tròn 60 tuổi”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ a b Trần Hữu Tòng (3 tháng 5 năm 2019). “Bác Hồ đặt tên cho tờ tin Công an nhân dân vũ trang”. Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ Ngọc Trang (22 tháng 4 năm 2015). “Báo Biên phòng nhận Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì”. Báo Giáo dục và Thời đại. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2024.
  5. ^ a b c Hướng Dương (22 tháng 4 năm 2019). “Báo Biên phòng ấm lòng dân biên giới”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2024.
  6. ^ Bình Minh (23 tháng 4 năm 2015). “Báo Biên phòng nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2024.
  7. ^ Trần Hữu Tòng (26 tháng 6 năm 2009). “Những lời dạy quý giá thành kỷ niệm sâu sắc...”. Báo Quân Đội Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
  8. ^ Viết Hà (20 tháng 4 năm 2019). “Báo Biên phòng - 60 năm gắn bó cùng biên cương Tổ quốc”. Báo Quân Đội Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2024.
  9. ^ PV (17 tháng 8 năm 2021). “Công bố Quyết định cấp giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử của Báo Biên phòng”. Nhà báo & Công luận. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2024.
  10. ^ V.Thu (23 tháng 4 năm 2015). “Báo Biên phòng vinh dự đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì”. Báo Gia đình và xã hội. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2024.
  11. ^ P.V (23 tháng 4 năm 2019). “Địa chỉ thông tin tin cậy của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc khu vực biên giới”. Nhà báo & Công luận. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2024.
  12. ^ PV (18 tháng 4 năm 2009). “50 năm Ngày Báo Biên phòng ra số đầu”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2024.
  13. ^ Xuân Lộc (22 tháng 4 năm 2015). “Báo Biên phòng đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì”. Bộ Thông tin và Truyền thông. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2024.
  14. ^ Hằng Nga/Quang Đông (22 tháng 4 năm 2019). “Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Báo Biên phòng”. Báo Quân Đội Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2024.
  15. ^ Huy Dương (28 tháng 2 năm 2020). “Báo Biên phòng trao tặng vật tư y tế cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh”. Báo điện tử Cao Bằng. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2024.

Liên kết ngoài

sửa