Brook Taylor FRS (Sinh ngày 18 tháng 8 năm 1685– mất ngày 29 tháng 12 năm 1731) là nhà toán học được biết đến bởi chuỗi Taylor và định lý Taylor, cả hai khái niệm này đều quan trọng trong giải tích toán học.

Brook Taylor
Brook Taylor (1685-1731)
SinhNgày 18 tháng 8 năm 1685
Edmonton, Middlesex, Anh
Mất29 tháng 12, 1731(1731-12-29) (46 tuổi)
Luân Đôn, Anh
Nơi an nghỉSt Ann's, Soho
Tư cách công dânAnh
Trường lớpĐại học St John, Cambridge
Nổi tiếng vìĐịnh lý Taylor
Chuỗi Taylor
Số gia hữu hạn
Tích phân từng phần
Sự nghiệp khoa học
NgànhToán học
Nơi công tácĐại học St John, Cambridge
Cố vấn nghiên cứuJohn MachinJohn Keill

Cuộc sống và sự nghiệp sửa

 
Methodus incrementorum directa et inversa, 1715

Brook Taylor được sinh tại Edmonton (trước kia gọi là Middlesex). Taylor là con trai của John Taylor, nghị sĩ quốc hội của Patrixbourne, Kent[1] và Olivia Tempest, con giái của ngài Nicholas Tempest, tòng nam tước xứ Durham.[2]

Ông nhập học tại đại học St John, Cambridge vào 1701, rồi lấy bằng cử nhân cho luật trong 1709 và bằng tiến sĩ vào năm 1714.[3] Taylor học toán dưới cố vấn của John MachinJohn Keill,dẫn tới Taylor tìm ra lời giải cho bài toán "tâm dao động." Lời giải của Taylor phải đến tháng 5 năm 1714 mới được xuất bản,[4].

Cuốn Methodus Incrementorum Directa et Inversa (1715) (dịch: "Các phương pháp cộng trực tiếp và gián tiếp") của ông thêm một nhánh mới cho toán học, được gọi là "vi tích phân của các số gia hữu hạn". Taylor sử dụng nó để xác định dạng di chuyển trong các dây dao động.

Taylor được bầu làm hội viên trong hiệp hội hoàng gia vào 1712. Cùng năm đó, Taylor được ủy thác xét các thỉnh cầu của Isaac NewtonGottfried Leibniz. Ông làm thư ký cho hiệp hội từ ngày 13 tháng 1 năm 1714 đến ngày 12 tháng 10 năm 1718.

Tham khảo sửa

  1. ^ “TAYLOR, John (1655-1729), Bifrons, Patrixbourne, Kent | History of Parliament Online”. www.historyofparliamentonline.org. Truy cập 18 Tháng Một năm 2021.
  2. ^ Jopling, Joseph; Taylor, Brook (1835). “Memoirs of the Life of the Author”. Dr. Brook Taylor's Principles of Linear Perspective. London: M. Taylor. tr. v–xii.
  3. ^ “Taylor, Brook (TLR701B)”. A Cambridge Alumni Database. University of Cambridge.
  4. ^ Phil. Trans., vol. xxviii, p. xi.

Đọc thêm sửa

Carlyle, Edward Irving (1898). “Taylor, Brook” . Trong Sidney Lee (biên tập). Dictionary of National Biography. 55. Luân Đôn: Smith, Elder & Co.

  • Feigenbaum, Lenore (1985). “Brook Taylor and the Method of Increments”. Archive for History of Exact Sciences. 34 (1–2): 1–140. doi:10.1007/BF00329903. S2CID 122105736.

Liên kết ngoài sửa