Các quốc gia vùng nhiệt đới tại Thế vận hội Mùa đông

Một số quốc gia vùng nhiệt đới đã từng tham gia Thế vận hội Mùa đông dù không có điều kiện về khí hậu để phát triển các môn thể thao mùa đông. Một phần bởi lý do đó, sự góp mặt của các quốc gia này là chủ đề của những câu chuyện nhân cảm trong suốt thời gian các đại hội diễn ra.[1][2][3]

Đoàn Ghana tại lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông 2010.
Năm 2014, Michael Christian Martinez trở thành vận động viên trượt băng nghệ thuật đầu tiên của Philippines, của Đông Nam Á cũng như của nhóm các quốc gia nhiệt đới tại Thế vận hội Mùa đông, đồng thời là vận động viên Thế vận hội Mùa đông đầu tiên của Philippines sau 22 năm.

Chưa quốc gia vùng nhiệt đới nào từng giành được huy chương Thế vận hội Mùa đông[cần dẫn nguồn].

Quốc gia có khí hậu ấm áp - chưa phải nhiệt đới - đầu tiên tham gia Thế vận hội Mùa đông là México. Phần lớn lãnh thổ México nằm ở phía bắc chí tuyến Bắc và có khí hậu ôn đới hải dương hoặc khí hậu bán hoang mạc, do vậy không hoàn toàn là nước nhiệt đới. México xuất hiện lần đầu tại Thế vận hội Mùa đông vào năm 1928[4] với một đội xe trượt lòng máng năm người, xếp thứ 11 trong tổng số 23 đội của môn này.[5] México không tham gia đại hội trở lại cho tới tận Thế vận hội Mùa đông 1984.[6]

Quốc gia đầu tiên đến từ vùng nhiệt đới thực sự là Philippines, nước này đã gửi hai vận động viên trượt tuyết đổ đèo tới Thế vận hội Mùa đông 1972Sapporo, Nhật Bản.[7] Ben Nanasca đứng thứ 42 nội dung trượt tuyết dích dắc lớn (trong số 73 vận động viên) và Juan Cipriano không hoàn thành phần thi. Còn ở nội dung trượt tuyết dích dắc, cả hai đều không thể hoàn thành. Costa Rica trở thành nước nhiệt đới thứ hai tham gia Thế vận hội Mùa đông vào năm 1980Lake Placid, New York,[8] với vận động viên cũng thi đấu môn trượt tuyết đổ đèo, Arturo Kinch. Kinch tiếp tục đại diện Costa Rica tranh tài tại ba kỳ Thế vận hội Mùa đông nữa, gồm cả kỳ năm 2006, khi đã 49 tuổi. Lần này anh kết thúc ở vị trí thứ 96 nội dung trượt tuyết băng đồng 15 km, xếp trên duy nhất một vận động viên Thái Lan (cũng là một quốc gia nhiệt đới), Prawat Nagvajara.[3][9]

Thế vận hội Mùa đông 1988 tổ chức ở Calgary, Alberta, Canada thu hút nhiều quốc gia vùng nhiệt đới tham dự, gồm Costa Rica, Fiji, Guam, Guatemala, Jamaica, Antille thuộc Hà Lan, Philippines, Puerto Rico, và Quần đảo Virgin thuộc Mỹ.[10] Đội tuyển xe trượt lòng máng Jamaica trở thành một hiện tượng được yêu thích trong kỳ đại hội này[11] và cũng là nguồn cảm hứng cho bộ phim năm 1993 tựa đề Cool Runnings. Tại Thế vận hội Mùa đông 1994 vào sáu năm sau, tuyển xe trượt lòng máng Jamaica đứng thứ mười bốn, một thành tích đáng khen ngợi, xếp trên cả đội Hoa Kỳ và Nga; một vận động viên xe trượt lòng máng người Jamaica là Lascelles Brown lại mang về tấm huy chương bạc cho Canada vào năm 2006.

Thế vận hội Mùa đông 2006Turin, Ý chứng kiến sự xuất hiện lần đầu của Ethiopia[2]Madagascar.[12] Thế vận hội Mùa đông 2010Vancouver, British Columbia, Canada tiếp tục là các đoàn Quần đảo Cayman, Colombia, Peru,[13]Ghana.[14] Thế vận hội Mùa đông 2014 có sự tham gia lần đầu tiên của Dominica, Paraguay, Đông Timor, Togo, TongaZimbabwe. Thế vận hội Mùa đông 2018 có thêm các đại diện đến từ Ecuador, Eritrea, MalaysiaSingapore.

Danh sách các quốc gia vùng nhiệt đới đã và sẽ tham dự Thế vận hội Mùa đông

sửa
 
Bản đồ thế giới với các vĩ độ nằm trong vùng nhiệt đới được tô đỏ
 
Bản đồ thế giới với các vùng khí hậu nhiệt đới được tô đỏ

Danh sách dưới đây bao gồm những quốc gia có toàn bộ hoặc phần lớn diện tích nằm trong khoảng các vĩ độ thuộc vùng nhiệt đới và có khí hậu chủ yếu là nhiệt đới theo hệ thống phân loại khí hậu Köppen cùng các năm tham gia Thế vận hội Mùa đông của mỗi nước.

Châu Phi
  Cameroon (CMR) 2002
  Eritrea (ERI) 2018
  Ethiopia (ETH) 2006–2010
  Ghana (GHA) 2010
  Kenya (KEN) 1998–2006, 2018
  Madagascar (MAD) 2006, 2018
  Sénégal (SEN) 1984, 1992–1994, 2006–2010
  Togo (TOG) 2014, 2018
  Zimbabwe (ZIM) 2014
 
Caribe
  Quần đảo Virgin thuộc Anh (IVB) 1984, 2014
  Quần đảo Cayman (CAY) 2010–2014, 2018
  Dominica (DMA) 2014
  Jamaica (JAM) 1988–2002, 2010–2014
  Antille thuộc Hà Lan (AHO) 1988–1992
  Puerto Rico (PUR) 1984–2002, 2018
  Trinidad và Tobago (TRI) 1994–2002
  Quần đảo Virgin thuộc Mỹ (ISV) 1988–2006, 2014
 
Trung và Nam Mỹ
  Bolivia (BOL) 1956, 1980-1992, 2018
  Brasil (BRA) 1992–2014, 2018
  Colombia (COL) 2010, 2018
  Costa Rica (CRC) 1980–1992, 2006
  Ecuador (ECU) 2018
  Guatemala (GUA) 1988
  Honduras (HON) 1992
  Paraguay (PAR) 2014
  Peru (PER) 2010–2014, 2018
  Venezuela (VEN) 1998–2006, 2014
 
Châu Đại dương
  Samoa thuộc Mỹ (ASA) 1994
  Fiji (FIJ) 1988, 1994, 2002
  Guam (GUM) 1988
  Tonga (TGA) 2014
 
Châu Á
  Hồng Kông (HKG) 2002–2014
  Malaysia (MAS) 2018
  Philippines (PHI) 1972, 1988–1992, 2014
  Singapore (SIN) 2018
  Thái Lan (THA) 2002–2006, 2014, 2018
  Đông Timor (TLS) 2014, 2018

Các quốc gia khác với khí hậu ấm áp (chẳng hạn nằm ở vùng cận nhiệt đới) từng tham gia Thế vận hội Mùa đông gồm Úc (phía bắc có khí hậu nhiệt đới, và là quốc gia ở bán cầu Nam đầu tiên giành được huy chương vàng Olympic Mùa đông năm 2002), Bermuda, Trung Hoa Đài Bắc, Hồng Kông, Ấn Độ, México, Nam Phi, Swaziland, Uruguay và một vài quốc gia Bắc Phi bao gồm Algérie, Ai CậpMaroc.

Tonga đã có những nỗ lực nhắm tới một suất tại Thế vận hội Mùa đông 2010 với một ứng cử viên môn trượt băng nằm ngửa, thu hút ít nhiều sự quan tâm của truyền thông, nhưng vận động viên này đã dừng bước ở vòng loại cuối.[15] Sau đó, anh vẫn tiếp tục tập luyện cho mục tiêu Olympic và đã giành vé đến Thế vận hội Mùa đông 2014.[16][17]

Các vận động viên Thế vận hội Mùa đông nổi bật của các quốc gia nhiệt đới

sửa
 
Philip Boit là vận động viên Kenya đầu tiên tham dự Thế vận hội Mùa đông.
 
Lamine Guèye, vận động viên trượt tuyết người châu Phi da đen đầu tiên tham gia thi đấu tại một kỳ Thế vận hội Mùa đông.
Tên Quốc gia Môn thi đấu
Abernathy, AnneAnne Abernathy   Quần đảo Virgin thuộc Mỹ trượt băng nằm ngửa
Banani, BrunoBruno Banani   Tonga trượt băng nằm ngửa
Bankert, JuddJudd Bankert   Guam hai môn phối hợp
Boccalandro, IginiaIginia Boccalandro   Venezuela trượt băng nằm ngửa
Boit, PhilipPhilip Boit   Kenya trượt tuyết băng đồng
Brown, LascellesLascelles Brown   Jamaica[nb 1] xe trượt lòng máng
Carcelen, RobertoRoberto Carcelen   Peru trượt tuyết băng đồng
Clark Ribeiro, IsabelIsabel Clark Ribeiro   Brasil trượt ván trên tuyết
Denzler, CynthiaCynthia Denzler   Colombia trượt tuyết đổ đèo
Fraser, ErrollErroll Fraser   Quần đảo Virgin thuộc Anh trượt băng tốc độ
Guèye, LamineLamine Guèye   Sénégal trượt tuyết đổ đèo
Hoeger, WernerWerner Hoeger   Venezuela trượt băng nằm ngửa
Kerr, ErrolErrol Kerr   Jamaica trượt tuyết tự do
Kinch, ArturoArturo Kinch   Costa Rica trượt tuyết đổ đèotrượt tuyết băng đồng
Maleson, EricEric Maleson   Brasil xe trượt lòng máng
Christian Martinez, MichaelMichael Christian Martinez   Philippines trượt băng nghệ thuật
McNeilly, AndrewAndrew McNeilly   Trinidad và Tobago xe trượt lòng máng
Menyoli, IsaacIsaac Menyoli   Cameroon trượt tuyết băng đồng
Mizoguchi, RenatoRenato Mizoguchi   Brasil trượt băng nằm ngửa
Nagvajara, PrawatPrawat Nagvajara   Thái Lan trượt tuyết băng đồng
Nkrumah-Acheampong, KwameKwame Nkrumah-Acheampong   Ghana trượt tuyết đổ đèo
Ocampo, RaymondRaymond Ocampo   Philippines trượt băng nằm ngửa
Raschini, RicardoRicardo Raschini   Brasil xe trượt lòng mángtrượt băng nằm ngửa
Razanakolona, MathieuMathieu Razanakolona   Madagascar trượt tuyết đổ đèo
Rogoyawa, RusiateRusiate Rogoyawa   Fiji trượt tuyết băng đồng
Seck, LeytiLeyti Seck   Sénégal trượt tuyết đổ đèo
Teklemariam, RobelRobel Teklemariam   Ethiopia trượt tuyết băng đồng
Teruel, MichaelMichael Teruel   Philippines trượt tuyết đổ đèo
Thoms, LaurenceLaurence Thoms   Fiji trượt tuyết đổ đèo
Travers, DowDow Travers   Quần đảo Cayman trượt tuyết đổ đèo
Tucker, GeorgeGeorge Tucker   Puerto Rico trượt băng nằm ngửa
Vanakorn, VanessaVanessa Vanakorn   Thái Lan trượt tuyết đổ đèo
von Hohenlohe, HubertusHubertus von Hohenlohe   México trượt tuyết đổ đèo

Thế vận hội Người khuyết tật Mùa đông

sửa

Tính đến năm 2014, chỉ có hai quốc gia vùng nhiệt đới từng tham dự Thế vận hội Người khuyết tật Mùa đông.[18] Tofiri Kibuuka của Uganda thi đấu môn trượt tuyết băng đồng tại Thế vận hội Người khuyết tật Mùa đông lần thứ nhất và thêm một kỳ năm 1980.[19] Sau khi Kibuuka nhập quốc tịch Na Uy, vận động viên này bắt đầu thi đấu cho Na Uy tại Thế vận hội Người khuyết tật từ 1984, giành thêm một số huy chương môn điền kinh. Brasil từng lần đầu tiên tham gia với hai vận động viên tại Thế vận hội Người khuyết tật Mùa đông 2014.

Châu Phi
  Uganda (UGA) 1976–1980
Châu Mỹ
  Brasil (BRA) 2014
Tên Quốc gia Môn thi đấu
Kibuuka, TofiriTofiri Kibuuka   Uganda trượt tuyết băng đồng
Aranha, FernandoFernando Aranha   Brasil trượt tuyết băng đồng
Cintra, AndréAndré Cintra   Brasil trượt ván tuyết địa hình tốc độ tự do

Thế vận hội Trẻ Mùa đông

sửa

Năm quốc gia vùng nhiệt đới có đại diện tham gia tại Thế vận hội Trẻ Mùa đông lần đầu tiênInnsbruck, Áo.

Châu Phi
  Eritrea (ERI) 2012
  Kenya (KEN) 2016
 
Caribe
  Quần đảo Cayman (CAY) 2012
 
Châu Mỹ
  Brasil (BRA) 2012–2016
  Colombia (COL) 2016
  Jamaica (JAM) 2016
  Peru (PER) 2012
 
Châu Á
  Philippines (PHI) 2012
  Malaysia (MAS) 2016
  Đông Timor (TLS) 2016

Xem thêm

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Brown thi đấu cho Jamaica kỳ năm 2002, sau đó là cho Canada kể từ năm 2006.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Brown, Gerry. “Beyond the Jamaican Bobsledders”. Infoplease. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2006.
  2. ^ a b “Ethiopia first at Winter Olympics”. BBC News. ngày 10 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2006.
  3. ^ a b Bunce, Steve (ngày 17 tháng 2 năm 2006). “Đường đua - only the potty need apply”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.[liên kết hỏng]
  4. ^ Comité Olympique Suisse (1928). Rapport Général du Comité Exécutif des IImes Jeux Olympiques d'hiver (PDF) (bằng tiếng Pháp). Lausanne: Imprimerie du Léman. tr. 7. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2008.
  5. ^ Comité Olympique Suisse (1928). Résultats des Concours des IImes Jeux Olympiques d'hiver (PDF) (bằng tiếng Pháp). Lausanne: Imprimerie du Léman. tr. 12–13. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2008.
  6. ^ Official Report of the Organising Committee of the XlVth Winter Olympic Games 1984 at Sarajevo (PDF). Sarajevo: Oslobodenje. 1984. tr. 89–90. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2009.
  7. ^ The Official Report of XIth Winter Olympic Games, Sapporo 1972 (PDF). The Organizing Committee for the Sapporo Olympic Winter Games. 1973. tr. 32, 145, 447. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  8. ^ Final Report XIII Olympic Winter Games (PDF). Ed Lewi Associates. tr. 6, 12, 19. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  9. ^ “Turin 2006 Winter Olympics - Cross Country Results”. Yahoo! Sports. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  10. ^ Janofsky, Michael (ngày 7 tháng 2 năm 1988). '88 Winter Olympics; Calgary Has It Down Cold”. The New York Times. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  11. ^ Harasta, Cathy (ngày 20 tháng 2 năm 1988). “Jamaican bobsledders want to dispel jokes about tropical entry in wintry sport”. The Dallas Morning News.
  12. ^ “Madagascar prepares for its first winter Olympic appearance ever in Turin 2006” (PDF) (Thông cáo báo chí). rAzAlpin.org. ngày 28 tháng 11 năm 2005. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  13. ^ Brewer, Jerry (ngày 4 tháng 2 năm 2010). “Peruvian cross-country skier Roberto Carcelén reaches Olympic dream”. The Seattle Times.
  14. ^ Wyatt, Ben; Gittings, Paul (ngày 27 tháng 2 năm 2010). “Snow Leopard continues proud African tradition at Winter Games”. CNN. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2010.
  15. ^ Hofman, Helene (ngày 1 tháng 2 năm 2010). “Tongan athlete narrowly misses out on Winter Olympics”. Australian Broadcasting Corporation. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.
  16. ^ "Tonga's chosen one takes aim at Sochi luging" Lưu trữ 2011-12-04 tại Wayback Machine, Vancouver Sun, Ngày 2 tháng 12 năm 2011
  17. ^ "Outside Edge: Liar, liar, pants on fire in the snow" Lưu trữ 2016-07-14 tại Wayback Machine, The Independent, ngày 5 tháng 2 năm 2012
  18. ^ “IPC Historical Results database”. International Paralympic Committee.
  19. ^ Kết quả cho Tofiri Kibuuka từ Ủy ban Paralympic Quốc tế