Cảnh Huệ Xương (tiếng Trung: 耿惠昌; bính âm: Gěng Hùichāng; sinh tháng 11 năm 1951) là một chính khách Trung Quốc, từng là Bộ trưởng Bộ An ninh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 2007 đến năm 2016. Ông là một đồng minh chính trị của cựu Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào.[1][2][3]

Cảnh Huệ Xương
耿惠昌
耿惠昌
Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc
Nhiệm kỳ
30 tháng 8 năm 2007 – 1 tháng 11 năm 2016
9 năm, 63 ngày
Tiền nhiệmHứa Vĩnh Dược
Kế nhiệmTrần Văn Thanh
Thông tin cá nhân
Sinhtháng 11, 1951 (72 tuổi)
Lạc Đình, Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Trung Quốc

Tiểu sử sửa

Cảnh Huệ Xương sinh năm 1951Lạc Đình, Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc.[4]

Năm 1985, ông là Phó Vụ trưởng Vụ nghiên cứu về Mỹ thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế (CICIR), đến năm 1990, ông được bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu về Mỹ và giữ chức vụ này cho đến năm 1993.[5][6][7] Trong thời gian công tác tại Vụ (CICIR), ông có thêm học vị Giáo sư và tham gia nghiên cứu chủ nghĩa Hồi giáo ở Châu Á.[8] Năm 1992, ông Cảnh Huệ Xương được cử làm Vụ trưởng Vụ nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại.[9]

Tháng 9 năm 1998, ông được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia. Ông từng tham gia chuẩn bị an ninh cho Thế vận hội mùa hè 2008 và đến thăm Hy Lạp vào tháng 3 năm 2006 để nghiên cứu cách Hy Lạp xử lý an ninh tại Thế vận hội Olympic năm 2004Athens.[10][11] Ông còn gặp Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hy Lạp Georgios VoulgarakisBắc Kinh vào tháng 11 năm 2005, để ký kết một bản ghi nhớ về các vấn đề An ninh.[12]

Ngày 30 tháng 8 năm 2007, Cảnh Huệ Xương được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia thay thế Hứa Vĩnh Dược.[4] Ông Cảnh Huệ Xương được giới chuyên môn đánh giá là một chuyên gia giỏi trong lĩnh vực an ninh, nhất là hiểu Hoa Kỳ “như lòng bàn tay”.[13] Ông là Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia đầu tiên có chuyên ngành về chính trị quốc tế chứ không phải là An ninh nội bộ.[14]

Tháng 1 năm 2010, Ủy ban Năng lượng Quốc gia - một cơ quan trực thuộc Quốc vụ viện được thiết lập để cải thiện sự phối hợp của ngành công nghiệp năng lượng Trung Quốc do Thủ tướng Ôn Gia Bảo đứng đầu, ông trở thành một thành viên của Ủy ban.[15]

Tháng 8 năm 2011, ông đến thăm Nepal để phát triển mối quan hệ song phương.[16] Vào tháng 9 năm 2012, ông là thành viên của một phái đoàn dưới sự lãnh đạo của Chu Vĩnh Khang đến thăm Singapore, AfghanistanTurkmenistan.[17] Tại Singapore, ông đã tham dự lễ khai mạc Diễn đàn Quản lý Xã hội Singapore - Trung Quốc tại St. Regis Hotel.[18]

Ngày 1 tháng 11 năm 2016, ông Cảnh Huệ Xương, Bộ trưởng An ninh Quốc gia Trung Quốc được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban phụ trách các vấn đề Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan sau khi ông nghỉ hưu ở tuổi 65.[19]

Cảnh Huệ Xương là Ủy viên Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,[20] Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 17 nhiệm kỳ (2007-2012) và khóa 18 nhiệm kỳ (20122017).

Tham khảo sửa

  1. ^ Jakobson, Linda; Dean Knox (ngày 26 tháng 9 năm 2010). “New Foreign policy actors in China” (PDF). Stockholm International Peace Research Institute. tr. 12. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2017.
  2. ^ Yardley, Jim (ngày 31 tháng 8 năm 2007). “China Replaces Key Ministers”. New York Times.
  3. ^ Wise, David (2011). Tiger Trap: America's Secret Spy War with China. Houghton Mifflin Harcourt. tr. 8. ISBN 9780547553108.
  4. ^ a b Smith, I.C.; Nigel West (2012). Historical Dictionary of Chinese Intelligence. Scarecrowe Press. tr. 100. ISBN 9780810871748.
  5. ^ “Geng Huichang (耿惠昌)”. WantChinaTimes.com. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  6. ^ National Bureau of Asian Research. “China's Rising Leaders: Meet the Delegates”. National Bureau of Asian Research. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2012.
  7. ^ “Profile of MSS-Affiliated PRC Foreign Policy Think Tank CICIR” (PDF). Federation of American Scientists. ngày 25 tháng 8 năm 2011. tr. 3.
  8. ^ Gujral, I.K. “Why India and China are so distant: The more they change the more they remain the same”. The Tribune.
  9. ^ Roy, Denny (1998). China's Foreign Relations. Rowman & Littlefield. tr. 249. ISBN 9780847690138.
  10. ^ Ekathimerini (ngày 29 tháng 3 năm 2006). “CHINESE MEETING Greece discusses Olympic know-how”. Economic and Commercial Counsellor's Office of the Embassy of the People's Republic of China in the Hellenic Republic. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  11. ^ Bodeen, Christopher (ngày 30 tháng 8 năm 2007). “China replaces finance minister”. USA Today.
  12. ^ Athens News Agency (ngày 2 tháng 11 năm 2005). “Greece and China to sign security cooperation memorandum in light of Beijing Olympic Games”. Embassy of Greece in Washington, D.C. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  13. ^ Fisher, Richard D. (2008). China's Military Modernization: Building for Regional and Global Reach. Greenwood Publishing Group. tr. 37. ISBN 9780275994860.
  14. ^ Mattis, Peter (tháng 9 năm 2012). “Beyond Spy vs. Spy: The Analytic Challenge of Understanding Chinese Intelligence Services” (PDF). Central Intelligence Agency. tr. 52. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2017.
  15. ^ Qu, Hong (tháng 3 năm 2010). “China's New National Energy Commission” (PDF). Burson-Marsteller. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2017.
  16. ^ “Press Release 2 - ngày 17 tháng 8 năm 2011”. Ministry of Home Affairs (Nepal). ngày 17 tháng 8 năm 2011.[liên kết hỏng]
  17. ^ Mattis, Peter (ngày 5 tháng 10 năm 2012). “Zhou Yongkang's Trip Highlights Security Diplomacy” (PDF). Jamestown Foundation.
  18. ^ “Opening Ceremony of the Singapore-China Social Management Forum on "Social Management Challenges in Economic Development" at St Regis Hotel - Opening Address by Mr Teo Chee Hean, Deputy Prime Minister, Coordinating Minister for National Security & Minister for Home Affairs”. Ministry of Home Affairs. ngày 21 tháng 9 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  19. ^ “Trung Quốc: Chức vụ mới của Bộ trưởng An ninh Quốc gia sau khi nghỉ hưu”. Báo An ninh Thủ đô. 3 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2017.
  20. ^ Taylor, Monique (ngày 16 tháng 3 năm 2011). “Fuelling China's Rise: Governing Capacity in the Oil Sector” (PDF). University of Queensland. tr. 22.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài sửa

Tiền nhiệm:
Hứa Vĩnh Dược
Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia
2007–2016
Kế nhiệm:
Trần Văn Thanh