Cục Điện ảnh (Việt Nam)

Cục Điện ảnh là cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về điện ảnh; được Bộ trưởng giao trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động phát triển sự nghiệp điện ảnh trong cả nước theo chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Cục Điện ảnh
Thành lập15 tháng 3 năm 1953
LoạiCơ quan nhà nước
Vị thế pháp lýHợp pháp, hoạt động
Mục đíchQuản lý nhà nước về điện ảnh
Trụ sở chínhSố 147 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình
Vị trí
Ngôn ngữ chính
Tiếng Việt
Cục trưởng
Vi Kiến Thành
Chủ quản
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Trang webwww.cucdienanh.vn

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điện ảnh được quy định tại Quyết định số 802/QĐ-BVHTTDL ngày 31 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Lịch sử

sửa

Ngày 15 tháng 3 năm 1953, tại Chiến khu Việt Bắc (ATK), huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 147/SL thành lập “Doanh nghiệp Quốc doanh Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam”. Kể từ đó, ngày 15/3 đã được khắc ghi là dấu ấn lịch sử trên con đường xây dựng, phát triển của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Đó chính là nguồn gốc của Cục Điện ảnh ngày nay.[1][2]

Nhiệm vụ và quyền hạn

sửa

Theo Điều 2, Quyết định số 802/QĐ-BVHTTDL ngày 31 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Điện ảnh có các nhiệm vụ, quyền hạn chính:

  • Quản lý hoạt động sản xuất, phổ biến và lưu trữ phim.
  • Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về điện ảnh.
  • Tổ chức liên hoan phim quốc gia và quốc tế tại Việt Nam, tổ chức thi sáng tác kịch bản phim có quy mô quốc gia theo quyết định của Bộ trưởng.
  • Phối hợp xây dựng cơ chế hoạt động, thực hiện phí, lệ phí của các đơn vị sự nghiệp, tổ chức dịch vụ công về điện ảnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
  • Xây dựng kế hoạch tài trợ, đặt hàng, đấu thầu, trợ giá sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn khác đối với hoạt động điện ảnh.
  • Hướng dẫn, kiểm tra việc phổ biến phim trên hệ thống rạp, chiếu phim lưu động và tác phẩm điện ảnh phát trên truyền hình.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Cơ cấu tổ chức

sửa

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ

sửa
  • Văn phòng Cục
  • Phòng Nghệ thuật
  • Phòng Phổ biến phim

Lãnh đạo Cục

sửa
  1. Đỗ Quốc Việt
  2. Lý Phương Dung
  3. Nguyễn Thị Thu Hà

Cục trưởng qua các thời kỳ

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Tư liệu”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2018.
  2. ^ Trao tặng phiên bản Sắc lệnh quý giá cho lãnh đạo Cục Điện ảnh
  3. ^ “Lãnh đạo Cục Điện ảnh”.
  4. ^ Đinh Tiếp (14 tháng 12 năm 2011). “Về sự "xuống dốc" của điện ảnh Việt Nam hôm nay: Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ “Đoàn làm phim "Đời cát", "Chị Năm khùng" được đề nghị trao Huân chương Lao động”. VnExpress. 14 tháng 12 năm 2000. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2022.
  6. ^ Hoàng Lan Anh (7 tháng 12 năm 2001). “Chất lượng phim được nâng cao hơn”. Người Lao Động. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2022.
  7. ^ “Đơn Dương không bị phân biệt đối xử”. Người Lao Động. 19 tháng 11 năm 2002. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2022.
  8. ^ Anh Thư (14 tháng 5 năm 2005). “Phim Giải phóng Sài Gòn: Chục tỉ đồng cho chục ngàn người xem!”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2022.
  9. ^ Trọng Lâm (12 tháng 9 năm 2011). “Cục trưởng và Cục phó Cục điện ảnh từ chức”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2022.
  10. ^ Tuyết Loan (25 tháng 7 năm 2012). “Bổ nhiệm bà Ngô Phương Lan làm Cục trưởng Cục Điện ảnh”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2022.
  11. ^ Bảo Ngân (30 tháng 11 năm 2018). “Cục trưởng Cục Điện ảnh nhận Bằng khen Chiến sĩ Thi đua toàn quốc”. Báo Văn hóa điện tử. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2022.
  12. ^ Ngọc Diệp (24 tháng 2 năm 2020). “Cục trưởng Cục Mỹ thuật Vi Kiến Thành được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Điện ảnh”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2022.

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa