Cục Y tế Giao thông Vận tải (Việt Nam)

Cục Y tế Giao thông Vận tải là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, thực hiện chức năng quản lý về chuyên môn nghiệp vụ y tế trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải; tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Y tế.[1]

Cục Y tế Giao thông Vận tải
Tổng quan Cơ quan
Thành lậpngày 8 tháng 9 năm 1954
Quyền hạnBộ Giao thông Vận tải Việt Nam
Trụ sở73 Yên Ninh - Ba Đình - Hà Nội
Các Lãnh đạo Cơ quan
Websitehttp://cucytegiaothong.mt.gov.vn/

Trụ sở Cục đặt tại số 73 Yên Ninh, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Cục trưởng đương nhiệm là Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Tùng Lâm

Lịch sử sửa

  • Ngày 8 tháng 9 năm 1954 ‘’Ban Y tế công trường Trung ương’’ – tiền thân của y tế GTVT- được thành lập theo Nghị định 24/NĐ của Bộ GTVT nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
  • Cuối năm 1954 tổ chức của Ban y tế công trường đường sắt trung ương gồm có: Ban Chuyên môn, Ban Dược, Ban Nhân sự, hành chính, kế toán, quản trị, 5 Tiểu ban y tế cho từng khu vực, 5 Bệnh xá chính và một số Trạm xá trên công trường.
  • Ngày 26 tháng 4 năm 1959, tại quyết định số 194/ĐS của Tổng cục Đường sắt, Ban Y tế công trường TW chuyển thành Ty Y tế Đường sắt
  • Ngày 10 tháng 7 năm 1965 Bộ GTVT có Quyết định 1675/QĐ thành lập Ty Y tế GTVT trực thuộc Bộ GTVT. Giai đoạn này tồn tại song song Ty Y tế GTVT và Ty Y tế Đường sắt trong Bộ GTVT.
  • Ngày 8 tháng 6 năm 1979 Ty Y tế Đường sắt đổi tên thành Sở Y tế Đường sắt.
  • Ngày 1 tháng 7 năm 1993 tại quyết định số 1320/TCCB-LĐ của Bộ GTVT, Sở Y tế Đường sắt chuyển nguyên trạng thành Sở Y tế Giao thông Vận tải.[2]
  • Năm 2008 Sở Y tế Giao thông Vận tải được chuyển thành Cục Y tế Giao thông Vận tải

Cơ cấu tổ chức sửa

Các tổ chức làm chức năng tham mưu sửa

  • Phòng Tổ chức cán bộ - Hợp tác quốc tế
  • Phòng Kế hoạch - Tài chính
  • Phòng Nghiệp vụ Y, Dược và Trang thiết bị y tế
  • Phòng Y tế dự phòng và Các chương trình y tế
  • Văn phòng Cục

Các đơn vị trực thuộc sửa

  • Bệnh viện GTVT Trung ương (năm 2016 đã chuyển sang mô hình công ty cổ phần với tên gọi mới là Công ty Cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải)[3]
  • Bệnh viện Giao thông vận tải Yên Bái
  • Bệnh viện Giao thông vận tải Hải Phòng
  • Bệnh viện Giao thông vận tải Vĩnh Phúc
  • Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh
  • Bệnh viện Giao thông vận tải Huế
  • Bệnh viện Giao thông vận tải Đà Nẵng
  • Bệnh viện Giao thông vận tải Nha Trang
  • Bệnh viện Giao thông vận tải Tháp Chàm
  • Bệnh viện Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh
 
  • Phòng khám đa khoa Giao thông vận tải Gia Lâm
  • Phòng khám đa khoa Giao thông vận tải Bắc Giang
  • Phòng khám đa khoa Giao thông vận tải Thanh Hóa
  • Trung tâm bảo vệ sức khoẻ lao động và môi trường Giao thông vận tải
  • Trung tâm Điều dưỡng Phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp Sầm Sơn (Năm 2016 chuyển nguyên trạng sang Nhà nghỉ Phương Thanh thuộc Bộ Công an)
  • Trung tâm Điều dưỡng phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp Đà Lạt
  • Trung tâm Dạy nghề y tế Giao thông vận tải
  • Trung tâm Giám định y khoa Giao thông vận tải[4]
 

Tham khảo sửa

  1. ^ “Giới thiệu chức năng và nhiệm vụ của Cục Y tế giao thông vận tải”. Cục Y tế Giao thông vận tải, Bộ Giao thông. 5 tháng 10 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập 24 tháng 9 năm 2015.
  2. ^ “LSYT tmp”. Cục Y tế Giao thông vận tải, Bộ Giao thông. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
  3. ^ Linh, Thùy (15 tháng 8 năm 2016). “Hậu cổ phần hóa, Bệnh viện Giao thông Vận tải tăng trưởng mạnh”. Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ “Trang điện tử Cục Y tế Giao thông thông vận tải”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2013. Truy cập 24 tháng 9 năm 2015.