Dẻ tùng sọc trắng

loài thực vật

Dẻ tùng sọc trắng[2], dẻ tùng sọc trắng hẹp[3], sam bông hay sam bông sọc trắng hẹp[3] (danh pháp hai phần: Amentotaxus argotaenia) là một loài thực vật hạt trần trong họ Taxaceae. Loài này được Henry Fletcher Hance mô tả khoa học đầu tiên năm 1883 dưới danh pháp Podocarpus argotaenia. Năm 1916 Robert Knud Friedrich Pilger chuyển nó sang chi Amentotaxus.[4]

Dẻ tùng sọc trắng
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Gymnospermae
Lớp (class)Pinopsida
Bộ (ordo)Cupressales
Họ (familia)Taxaceae
Chi (genus)Amentotaxus
Loài (species)A. argotaenia
Danh pháp hai phần
Amentotaxus argotaenia
(Hance) Pilg., 1916
Danh pháp đồng nghĩa
  • Amentotaxus argotaenia var. argotaenia
  • Amentotaxus argotaenia var. cathayensis (H.L.Li) Keng f., 1957
  • Amentotaxus cathayensis H.L.Li, 1952
  • Cephalotaxus argotaenia (Hance) Pilg., 1903
  • Nageia argotaenia (Hance) Kuntze, 1891
  • Nageia insignis (Hemsl.) Kuntze, 1891
  • Podocarpus argotaenia Hance, 1883
  • Podocarpus insignis Hemsl., 1885

Nó là loài cây bụi hay cây gỗ nhỏ cao tới 7 mét (23 ft).[5]

Amentotaxus argotaenia var. brevifolia được mô tả từ miền nam Quý Châu và được IUCN liệt kê riêng biệt.[6] Amentotaxus formosana trước đây từng được coi là một chủng của A. argotaenia.[7]

Phân bố

sửa

Ở Trung Quốc đại lục loài này được tìm thấy ở Phúc Kiến, phía nam Cam Túc, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, tây Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, tây bắc Giang Tây, trung tâm và đông nam Tứ Xuyên, đông nam Tây Tạng và nam Chiết Giang. Nó cũng có mặt ở Đài Loan. Tại Hồng Kông, nó được phân bố ở Mã An Sơn, Đại Mạo Sơn, Núi Parker (Bách Giá Sơn), Đỉnh Sunset (Đại Đông Sơn), Đỉnh Lantau và Sai Kung (Tây Cống). Trong Vườn ươm Shing Mun (Thành Môn), một mẫu vật sống được trưng bày. Bên ngoài Trung Quốc, loài này phân bố ở vùng núi miền bắc Việt Nam trong các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thanh Hóa. Các báo cáo về quần thể tại Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lạng Sơn và Quảng Ninh chưa được kiểm chứng.[3][8]

Chú thích

sửa
  1. ^ Hilton-Taylor C., Yang Y., Rushforth K. & Liao W. (2013). Amentotaxus argotaenia. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2013. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2019.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Phạm Hoàng Hộ. Cây cỏ Việt Nam. Mục từ 917. Trang 229. Tập 1. Nhà Xuất bản Trẻ, 1999, Hà Nội
  3. ^ a b c Nguyen Tien Hiep, Phan Ke Loc, Nguyen Duc To Luu, P.I. Thomas, A. Farjon, L. Averyanov & J. Regalado Jr., 2004. Vietnam Conifers: Conservation Status Review 2004. Fauna & Flora International, Vietnam Programme, Hanoi. ISBN 1903703166. Trang 102-103.
  4. ^ The Plant List (2010). Amentotaxus argotaenia. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2014.
  5. ^ Liguo Fu; Nan Li & Robert R. Mill. Amentotaxus argotaenia. Flora of China. Missouri Botanical Garden, St. Louis, MO & Harvard University Herbaria, Cambridge, MA. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2012.
  6. ^ Liao W. & Yang Y. (2013). Amentotaxus argotaenia var. brevifolia. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2013. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2019.
  7. ^ Thomas P. (2013). Amentotaxus formosana. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2013. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2019.
  8. ^ Luu, Nguyen Duc To; Philip Ian Thomas (2004). Conifers of Vietnam. tr. 67–68. ISBN 1-872291-64-3. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2007.

Liên kết ngoài

sửa