Diễn Hùng là một thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.

Diễn Hùng
Xã Diễn Hùng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhNghệ An
HuyệnDiễn Châu
Thành lập1969[1]
Địa lý
Tọa độ: 19°04′37″B 105°38′19″Đ / 19,07694°B 105,63861°Đ / 19.07694; 105.63861
Diễn Hùng trên bản đồ Việt Nam
Diễn Hùng
Diễn Hùng
Vị trí xã Diễn Hùng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5,19 km²[2]
Dân số (1999)
Tổng cộng5.259 người[2]
Mật độ1.013 người/km²
Khác
Mã hành chính17407[3]

Địa lý - Hành chính sửa

Xã Diễn Hùng nằm ở phía Đông Bắc huyện Diễn Châu, phía Bắc giáp Quỳnh Thọ (huyện Quỳnh Lưu), Nam giáp Diễn Hải, Đông giáp Biển Đông, Tây giáp Diễn Hoàng, Diễn Mỹ.

Xã có diện tích 5,19 km², dân số năm 1999 là 5.259 người,[2] mật độ dân số đạt 1.013 người/km². Chiều dài đường chim bay là 4 km, chiều rộng khoảng 1 km. Đường bờ biển từ Quỳnh Thọ tới Diễn Hải khoảng 5 km

Kinh tế sửa

Diễn Hùng có diện tích tự nhiên là 523,15 ha trong đó có 385,74 ha đất nông nghiệp. 121,61 ha đất phi nông nghiệp và 15,80 ha đất chưa sử dụng. Trong tổng số đất dùng cho nông nghiệp Diễn Hùng hiện có:276,03 ha đất màu. 3,75 ha đất trồng 2 vụ lúa. 3,21 ha đất trồng cây lâu năm. 80 ha đất lâm nghiệp và 23,75 ha đất nuôi trồng thủy sản. Như vậy đất đai ở Diễn Hùng hiện nay đã được con người khai thác và sử dung tới mức tối đa

Phía ven biển có cánh rừng phi lao phòng hộ rộng 50ha. Đi vào phía trong là con đê chắn sóng kéo dài.

Kinh tế xã chủ yếu là nông nghiệp và đánh cá biển. Ngoài ra còn có thủ công nghiệp như đan lát mây tre, kéo sợi, bện thừng...

Giao thông sửa

Chạy dọc giữa xã là con đường rải nhựa rộng, qua cầu Bãi, cầu Máng (cầu Phố), cầu Nại, lên Diễn Hoàng, Diễn Mỹ, Diễn Trường, Diễn Yên, ra Quốc lộ 1 nên rất thuận tiện cho buôn bán. Xưa kia đường này nhỏ hẹp nhưng năm 1969 được đắp lại và năm 2001 được rải nhựa thuận lợi hơn cho giao thông.

Kênh Nhà Lê sửa

Từ xa xưa trên địa bàn xã này có tuyến kênh Nhà Lê nối từ kinh đô Hoa Lư đến Đèo Ngang đi qua, là tuyến đường thủy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và được coi là tuyến đường Hồ Chí Minh trên sông vì những đóng góp cho các cuộc chiến tranh của người Việt (hiện là một đoạn của sông Me theo tên gọi địa phương).

Dân cư sửa

Dân cư xã từ nhiều nơi họp lại. Theo điều tra của xã thì đây có 54 dòng họ lớn nhỏ, trong đó có 37 dòng họ tương đối lớn là các họ Trần, Phan, Lê, Đinh, Ngô...

Cư dân xã trước đây sinh sống tập trung tại các làng Vĩnh Nghĩa (Kẻ Các), Cử Nại (Kẻ Nại), Ngọc Mỹ (Kẻ Me). Dân các làng sống riêng biệt. Mọi sinh hoạt từ kinh tế đến văn hóa xã hội gần như khép kín. Mỗi làng có một giọng nói riêng và có phong cách sống ít nhiều khác biệt. Ngày nay ranh giới về phong cách sống không còn nhưng giọng nói thì vẫn như trước.

Dân cư xã 100% là người Kinh. Theo điều tra dân số thì năm 2006 xã có 5.280 người, trong đó có 800 người trên 60 tuổi. Hiện tại, xã có khoảng 2.000 lao động và hơn 2.000 trẻ em đang độ tuổi học sinh. Hơn 400 lao động thường xuyên đi làm ăn xa

Chú thích sửa

  1. ^ Quyết định 268/1969/QĐ-NV
  2. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ Tổng cục Thống kê

Tham khảo sửa