Epinephelus heniochus

loài cá

Epinephelus heniochus, tên thông thường là Bridled grouper (cá mú đeo cương), là một loài cá biển thuộc chi Epinephelus trong họ Cá mú. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1904.

Epinephelus heniochus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Serranidae
Phân họ (subfamilia)Epinephelinae
Chi (genus)Epinephelus
Loài (species)E. heniochus
Danh pháp hai phần
Epinephelus heniochus
Fowler, 1904

Phân bố và môi trường sống sửa

E. heniochus có phạm vi phân bố tương đối rộng rãi ở Tây Thái Bình Dương. Loài này được tìm thấy ở miền nam Nhật BảnHàn Quốc; khắp Philippines và phía đông bắc đảo Borneo; từ vịnh Thái Lan trải rộng khắp bán đảo Mã Lai, đảo SumatraJava; miền nam Việt Nam (từ Kiên Giang đến Bình Thuận), bao gồm cả quần đảo Trường Sa; New Britain (Papua New Guinea); phía bắc và tây bắc Úc (trải rộng khắp biển Timor, biển Arafuravịnh Carpentaria). Cá trưởng thành sống xung quanh các rạn san hô và các bãi đá ngầm; ưa sống ở vùng đáy bùn, nhiều trầm tích hơn vùng nhiều đá; độ sâu khoảng từ 40 đến 235 m[1][2].

Mô tả sửa

E. heniochus trưởng thành có chiều dài cơ thể lớn nhất đo được là 55 cm[1]. Thân thuôn dài, hình bầu dục, có màu nâu nhạt, chuyển sang màu trắng hoặc hồng nhạt ở vùng thân dưới. Một số cá thể có các chấm màu nâu đen trên thân và phần sau của đầu. Có dải màu nâu mờ từ mắt đến mang. Vây ngực có màu vàng xám trong suốt. Vây đuôi bo tròn; phần dưới của vây đuôi đôi khi sẫm màu hơn phần còn lại của vây[3].

Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây mềm ở vây lưng: 14 - 15; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây mềm ở vây hậu môn: 8; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây mềm ở vây bụng: 5; Số tia vây mềm ở vây ngực: 16 - 18[3].

Thức ăn của E. heniochus là các loài cá nhỏ hơn, động vật thân mềmđộng vật giáp xác. Chúng sống đơn độc[1].

Chú thích sửa

  1. ^ a b c Epinephelus heniochus. Sách Đỏ IUCN.
  2. ^ Epinephelus heniochus Fowler, 1904”. FishBase.
  3. ^ a b Epinephelus heniochus Fowler, 1904” (PDF). www.fao.org.