Gà nước châu Phi, tên khoa học Crex egregia, là một loài chim trong họ Rallidae.[2] Chúng được Peters phân loại vào năm 1854. Gà nước châu Phi có phạm vi sinh sống sinh sản ở phần lớn châu Phi cận Sahara ngoài các khu vực nam và tây nam khô cằn. Loài chim này phổ biến theo mùa ở phần lớn phạm vi phân bố hơn các khu vực có lượng mưa hàng năm thấp. Chúng di cư một phần, bay khỏi khu vực xích đạo khi có mưa cung cấp đủ lớp cỏ để chúng sinh sản ở nơi khác. Đã có vài ghi nhận loài này lang thang ở các đảo Đại Tây Dương. Chúng làm tổ trên nhiều loại cỏ khác nhau hoặc làm tổ trên cây trồng.

Gà nước châu Phi
African Crake running to right in dry vùng đồng cỏ
Gà nước châu Phi
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Gruiformes
Họ (familia)Rallidae
Chi (genus)Crex
Bechstein, 1803
Loài (species)C. egregia
Danh pháp hai phần
Crex egregia
(Peters, 1854)
       Breeding summer visitor        Resident quanh năm (ranges are very approximate)
       Breeding summer visitor
       Resident quanh năm
(ranges are very approximate)
Danh pháp đồng nghĩa
Ortygometra egregia
Crecopsis egregia
Porzana egregia

Chế độ ăn sửa

Gà nước châu Phi ăn các động vật không xương sống như giun đất, gastropoda, mollusca và côn trùng và ấu trùng của côn trùng, đặc biệt là mối, bọ cánh cứng. Chúng cũng ăn các động vật có xương sống như ếch nhái và cá. Chúng cũng ăn thực vật, đặc biệt là hạt cỏ, rễ cỏ xanh, lá và các loại hạt khác. Chúng kiếm mồi từ trên mặt cỏ và dưới đám cỏ, nhặt hạt và côn trùng từ mặt đất, lật mặt lá trên mặt đất lên để tìm mồi hay đào đất mềm để bắt mồi. Chúng rượt đuổi những con mồi chạy nhanh, và có thể bắt mồi từ cây hoặc từ trong nước. Đôi khi chúng còn ăn các loại cây trồng như lúa, ngô và đậu nhưng gà nước châu Phi không phải là loài gây hại.[3][4] Loài này kiếm tức ăn đơn lẻ, theo cặp hoặc theo nhóm gia đình, đôi khi kết hợp với các loài chim đồng cỏ khác như dẽ giun lớn, Coturnix adansoniigà nước ngô[5]. Chim con được nuôi chủ yếu bằng mồi động vật. Như với các loài gà nước khác, chúng nuốt chửng thức ăn và nghiền nát chúng trong dạ dày.[6]

Động vật săn mồi và ký sinh trùng sửa

Các động vật bắt gà nước châu Phi gồm báo hoa mai,[7] linh miêu đồng cỏ, mèo rừng, diệc đầu đen, Melierax metabates, diều hâu đại bàng châu Phiaquila wahlbergi.[5]Nam Phi, các con chim non mới nở loài gà nước này bị rắn dispholidus typus bắt.[8] Nếu bị đe dọa, loài gà nước này nhảy thẳng lên không trung trước khi chạy đi, một chiến thuật được cho là để giúp chúng tránh được rắn hay động vật có vú trên mặt đất.[9]

ký sinh trùng sống trên loài gà nước này gồm các ve thuộc họ Ixodidae,[10][11]ve bét lông, Metanalges elongatus, của phân họ M. e. curtus. Dạng chỉ định của ve bét xuất hiện hàng ngàn km ở New Caledonia.[12]

Hình ảnh sửa

Chú thích sửa

  1. ^ “BirdLife International Species factsheet: Crecopsis egregia . BirdLife International. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2011.
  2. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Sullivan, B.L.; Wood, C. L.; Roberson, D. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
  3. ^ Manikowski, S (1984). “Birds injurious to crops in West Africa”. International Journal of Pest Management. 30 (4): 379–387. doi:10.1080/09670878409370914.
  4. ^ Funmilayo, O; Akande, M (1977). “Vertebrate pests of rice in southwestern Nigeria”. International Journal of Pest Management. 23 (1): 38–48. doi:10.1080/09670877709412395.
  5. ^ a b Taylor & van Perlo (2000) pp. 316–320
  6. ^ Taylor & van Perlo (2000) pp. 39–41
  7. ^ Hill, R A (2001). “Leopard cub kills crake”. CCA Ecological Journal. 3: 63.
  8. ^ Haagner, G V; Reynolds, D S (1988). “Notes on the nesting of the African Crake at Manyeleti Game Reserve, eastern Transvaal”. Ostrich. 59: 45. doi:10.1080/00306525.1988.9633925.
  9. ^ Taylor & van Perlo (2000) p. 44
  10. ^ Elbl, Alena; Anastos, George (1966). Ixodid ticks (Acarina, Ixodidae) of Central Africa, Volume 4. Tervuren, Belgium: Musée royal de l'Afrique centrale. tr. 58.
  11. ^ Zumpt, Fritz (1958). “A preliminary survey of the distribution and host-specificity of ticks (Ixodoidea) in the Bechuanaland Protectorate”. Bulletin of Entomological Research. 49 (2): 201–223. doi:10.1017/S0007485300053554.
  12. ^ Zumpt, Fritz (1961). The Arthropod Parasites of Vertebrates in Africa South of the Sahara (Ethiopian Region), Volume 1: Chelicerata. Johannesburg: South African Institute for Medical Research. tr. 200–201.

Tham khảo sửa