Quần thể kim tự tháp Giza

là một địa điểm khảo cổ ở bình nguyên Giza, Giza, ngoại ô thủ đô Cairo, Ai Cập
(Đổi hướng từ Giza Necropolis)

Quần thể kim tự tháp Giza (tiếng Ả Rập: أهرامات الجيزة‎, IPA: [ʔɑhɾɑˈmɑːt elˈɡiːzæ] "các kim tự tháp Giza") là một địa điểm khảo cổ ở bình nguyên Giza, Giza, ngoại ô thủ đô Cairo, Ai Cập.

Quần thể kim tự tháp Giza
أهرامات الجيزة
Tất cả sáu kim tự tháp của quần thể kim tự tháp Giza
Quần thể kim tự tháp Giza trên bản đồ Ai Cập
Quần thể kim tự tháp Giza
Vị trí tại Ai Cập
Vị tríGiza City, Giza, Ai Cập
VùngTrung bộ Ai Cập
Tọa độ29°58′34″B 31°7′58″Đ / 29,97611°B 31,13278°Đ / 29.97611; 31.13278
LoạiTượng đài
Lịch sử
Niên đạiGiai đoạn các triều đại đầu của Ai Cập đến giai đoạn cuối
Các ghi chú về di chỉ
Website
Tên chính thứcMemphis Memphis và Necropolis của nó – Các kim tự tháp từ Giza tới Dahshur
Tiêu chuẩnThiên nhiên: i, iii, vi
Tham khảo86
Công nhận1979 (Kỳ họp 3)
Diện tích16.358,52 ha

Quần thể các di tích cổ này bao gồm 3 khu phức hợp kim tự tháp được gọi là Các kim tự tháp vĩ đại, tượng điêu khắc lớn được biết đến với tên Đại Nhân sư. Nó nằm ở sa mạc phía Tây, khoảng 9 km (5 dặm) về phía tây sông Nilethị trấn Giza, và cách trung tâm thành phố Cairo khoảng 13 km.

Các kim tự tháp, trong lịch sử luôn được coi là các biểu tượng của Ai Cập cổ đại trong trí tưởng tượng phương Tây,[1][2] đã được phổ biến trong thời văn minh Hy Lạp, khi Kim tự tháp được liệt kê bởi Antipater của Sidon là một trong bảy kỳ quan thế giới.[3] Tuy nhiên, chỉ có duy nhất kim tự tháp Giza là nằm trong danh sách bảy kì quan thế giới cổ đại (lý do khiến kim tự tháp Giza đặc biệt hơn so với các kim tự tháp khác: vì đây là kim tự tháp lớn nhất và được bảo quản tốt nhất nhờ vào tính chắc chắn của công trình. Cho đến nay đây là kì quan cổ đại cổ xưa nhất và là kì quan duy nhất vẫn còn tồn tại.

Quang cảnh các Kim tự tháp Giza nhìn từ trên không

Các kim tự tháp tại Giza sửa

Khu lăng mộ Ai Cập cổ đại này bao gồm các kim tự tháp. Kim tự tháp Khufu (cũng được gọi là Đại kim tự tháp hay Kim tự tháp Kheops, tọa độ 29°58′31,3″B 31°07′52,7″Đ / 29,96667°B 31,11667°Đ / 29.96667; 31.11667), kim tự tháp hơi nhỏ hơn - Kim tự tháp Khafre (hay Chephren tọa độ 29°58′42,6″B 31°08′5″Đ / 29,96667°B 31,13472°Đ / 29.96667; 31.13472) và kim tự tháp nhỏ nhất - Kim tự tháp Menkaure (hay Mykerinus tọa độ 29°58′19,8″B 31°07′43,4″Đ / 29,96667°B 31,11667°Đ / 29.96667; 31.11667), cùng với một số công trình vệ tinh nhỏ khác, được gọi là các kim tự tháp "nữ hoàng", các con đường và các thung lũng kim tự tháp, và đáng chú ý nhất là Đại Nhân sư. Cùng với các lăng mộ hoàng gia đó là các ngôi mộ của các quan chức cao cấp cũng như công trình và lăng mộ khác đời sau này (từ thời Vương triều mới trở về sau) và các đền đài bày tỏ sự sùng kính tới những người được chôn cất tại đó.

 
Các kim tự tháp Giza, nhìn từ phía nam vào cuối thế kỷ 19. Từ trái: Kim tự tháp Menkaura, Kim tự tháp Khafre, Đại kim tự tháp Khufu.
 
Tượng Đại Nhân sư trước Kim tự tháp Kheops

Trong số ba kim tự tháp đó, chỉ kim tự tháp Khafre còn giữ được một phần lớp đá bóng ốp ngoài, ở trên đỉnh. Cần lưu ý rằng kim tự tháp này trông có vẻ lớn hơn kim tự tháp Khufu ở bên cạnh vì thế đất cao nơi nó được xây dựng, và góc nghiêng xây dựng lớn hơn – trên thực tế, nó nhỏ hơn cả về trọng lượngkhối lượng.

Giai đoạn xây dựng nhộn nhịp nhất ở đây diễn ra khoảng thế kỷ thứ 25 TCN.

 
Thuyền Khufu

.

Những di tích cổ còn lại của khu lăng mộ Giza đã thu hút rất nhiều khách du lịch từ thời cổ đại, khi các công trình thời Cổ vương quốc đó đã có hơn 2.000 năm tuổi. Nó đã trở nên nổi tiếng trong đại chúng từ thời Hy Lạp cổ đại khi Đại kim tự tháp được Antipater xứ Sidon liệt vào danh sách Bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Ngày nay đây là Kỳ quan cổ đại duy nhất còn tồn tại.

Phần lớn vì các hình ảnh ở thế kỷ 19, các kim tự tháp Giza được người nước ngoài cho là nằm ở một nơi xa xôi trong sa mạc, dù chúng hiện thuộc một trong những thành phố đông đúc nhất ở châu Phi. [1] Lưu trữ 2016-07-08 tại Wayback Machine Vì thế, sự phát triển đô thị đã lan thẳng tới vành đai địa điểm cổ đại, tới mức trong thập niên 1990 một tiệm Pizza và một nhà hàng Gà rán Kentucky đã được mở cửa trên con đường dẫn tới đó. [2] Lưu trữ 2007-09-27 tại Wayback Machine [3]

Các địa điểm cổ đại tại vùng Memphis gồm các địa điểm tại Giza, cùng với các địa điểm tại Saqqara, Dahshur, Abu Ruwaysh, và Abusir, được tuyên bố chung là một Địa điểm di sản Thế giới năm 1979 [4].

Các công trình chính sửa

 
Bản đồ khu Kim tự tháp Giza.

Các giả thuyết khác sửa

Liên quan tới chòm sao Orion sửa

 
Các khách du lịch thế kỷ 19 trước tượng Nhân sư. Nhìn từ phía Đông Nam, Đại kim tự tháp ở phía sau.

Dù những giả thuyết do Robert Bauval đưa ra nói chung bị các nhà khảo cổ học (Lehner 1997) và các nhà sử học coi là một hình thức giả khoa học, Robert Bauval và Adrian Gilbert (1994) đã đề xuất rằng ba kim tự tháp chính tại Giza tạo nên một mô hình trên mặt đất hoàn toàn tương tự với mô hình ba dải sao của chòm sao Orion. Sử dụng phần mềm máy tính, họ quay ngược bầu trời Trái Đất về thời cổ đại và nhận thấy sự ‘trùng khớp’ của hình ảnh các kim tự tháp và hình ảnh chòm sao Orion khi nó chạm tới điểm ngoặt ở đáy tiến động lên xuống của thiên đỉnh. Họ tuyên bố sự trùng hợp này là chính xác, và nó đã diễn ra đúng vào năm 10.450 TCN[4]

Đọc thêm sửa

  • Lehner, Dr. Mark, "The Complete Pyramids", Thames & Hudson, 1997. ISBN 0-500-05084-8.
  • Manley, Bill (Ed.), "The Seventy Great Mysteries of Ancient Egypt", Thames & Hudson. ISBN 0-500-05123-2.
  • "Mysteries of Egypt" National Geographic Society, 1999. ISBN 0-7922-9752-0.
  • Rhys-Davies, John, "Riddles of the monument builders: Who built the Sphinx", Time-Life video, 1995.

Tham khảo sửa

  1. ^ Pedro Tafur, Andanças e viajes.
  2. ^ Medieval visitors, like the Spanish traveller Pedro Tafur in 1436, viewed them however as "the Granaries of Joseph" (Pedro Tafur, Andanças e viajes).
  3. ^ “Memphis and its Necropolis – the Pyramid Fields from Giza to Dahshur”. UNESCO. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ Hancock, Graham; Samantha Faiia. Heaven's Mirror. 1998.

Liên kết ngoài sửa