Hòa Thạc Khác Thuần Trưởng Công chúa

công chúa nhà Thanh, con gái Hoàng Thái Cực

Hòa Thạc Khác Thuần Trưởng Công chúa (chữ Hán: 和碩恪純長公主; 1641 - 1704), cũng gọi Kim Phúc công chúa (金福公主), Công chúa nhà Thanh, là Hoàng nữ thứ 14 của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, là em gái của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế và là cô mẫu của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế.

Hòa Thạc Khác Thuần Trưởng Công chúa
和碩恪純長公主
Công chúa nhà Thanh
Thông tin chung
Sinh1641
Mất1704
Phối ngẫuNgô Ứng Hùng
Hậu duệNgô Thế Phiên
Ngô Thế Lâm
Tước hiệuHòa Thạc Công chúa
(和硕公主)
Hòa Thạc Trưởng Công chúa
(和硕長公主)
Hòa Thạc Kiến Ninh Trưởng Công chúa
(和硕建寧長公主)
Hòa Thạc Khác Thuần Trưởng Công chúa
(和硕恪純長公主)
Thân phụThanh Thái Tông Hoàng Thái Cực
Thân mẫuThứ phi Cơ Lũy thị

Bà là vị Công chúa đầu tiên của nhà Thanh kết hôn với người Hán.

Cuộc đời

sửa

Hòa Thạc Khác Thuần Trưởng Công chúa sinh vào giờ Sửu, ngày 7 tháng 12 (âm lịch), năm Sùng Đức thứ 6 (1641). Sinh mẫu là Thứ phi Cơ Lũy thị. Sơ phong [Hòa Thạc Công chúa].

Năm Thuận Trị thứ 10 (1653), bà hạ giá lấy Ngô Ứng Hùng (吳應熊), con trai của Bình Tây vương Ngô Tam Quế.

Bà là 1 trong 4 Công chúa duy nhất của nhà Thanh gả cho người Hán. Còn lại chính là Hòa Thạc Khác Tĩnh Công chúa gả cho Tôn Thừa Vận - con trai của danh tướng Tôn Tư Khắc và 2 dưỡng nữ của Thuận Trị ĐếHòa Thạc Hòa Thuận Công chúa gả cho Thượng Chi Long - cháu trai của Bình Nam vương Thượng Khả HỉHòa Thạc Nhu Gia Công chúa gả cho Cảnh Tụ Trung - cháu nội của Tĩnh Nam vương Cảnh Trọng Minh.[1]

Năm thứ 14 (1657), tấn phong Hòa Thạc Trưởng Công chúa (和硕長公主).

Năm thứ 16 (1659), được phong Hòa Thạc Kiến Ninh Trưởng Công chúa (和硕建寧長公主), sau cải thành Hòa Thạc Khác Thuần Trưởng Công chúa (和硕恪純長公主). Bà sinh hạ cho Ngô Ứng Hùng 2 người con trai là Ngô Thế Lâm (吳世霖) và hai người con trai út không rõ tên.

Khoảng giữa năm 16611662, trưởng tử Ngô Thế Lâm của bà ra đời, vì vậy, bà cùng Ngạch phò liền đến chùa miếu dâng lễ.[2]

Năm Khang Hi thứ 10 (1670), bà cùng Ngạch phò đến Vân Nam chúc thọ Ngô Tam Quế.[3]

Năm thứ 14 (1675), Ngô Tam Quế phát động phản loạn ở phía nam. Ngày 13 tháng 4, Khang Hi Đế hạ lệnh xử Ngô Ứng Hùng cùng Ngô Thế Lâm treo cổ, Công chúa và con trai út chỉ bị u cấm.

Năm thứ 19 (1680), tháng 5, Khang Hi Đế dụ Khác Thuần Trưởng Công chúa:

Năm thứ 20 (1681), tháng 12, sau khi bình định của Vân Nam, Khang Hi hạ lệnh xử lý tất cả cháu nội của Ngô Tam Quế, trong đó hai ấu tôn do Công chúa sở sinh bị phán treo cổ, các thứ tôn còn lại đều phán chém đầu thị chúng.

Năm thứ 43 (1704), Trưởng Công chúa qua đời, thọ 63 tuổi.

Sau khi bà mất thì hỏa táng, công việc tế tự đều do con trai của Cung Thân vương Thường Ninh là Bối lặc Hải Thiện thay mặt lo liệu. Viên tẩm của bà được xây tại khu Triều Dương của Bắc Kinh ngày nay. Trong thời kỳ Trung Quốc bị Nhật chiếm, địa cung đào trộm, sau này chỉ còn lại một bình tro cốt. Viên tẩm ngày nay cũng đã bị phá hủy hoàn toàn.

Gia quyến

sửa

Ngạch phò

sửa
  • Ngô Ứng Hùng (吳應熊, 1634 - 1674), thừa tập Tam đẳng Tử (1654) từ Ngô Tam Quế. Năm 1657 gia Thiếu bảo kiêm Thái tử Thái bảo. Năm 1668 thăng Thiếu phó kiêm Thái tử Thái phó. Năm 1673 vì liên bị Ngô Tam Quế làm loạn liên lụy mà bị giam, 1 năm sau bị xử tử. Năm 1678 con trai là Ngô Thế Phiên kế vị, truy thụy"Hiếu Cung Hoàng Đế"(孝恭皇帝)[4]

Hậu duệ

sửa
  • Trưởng tử: Ngô Thế Lâm (吳世霖; 1661~1662 - 1674)
  • Trưởng nữ: Ngô Giai thị (吴佳氏), Đích thê của Phụng quốc Tướng quân Cát Nhĩ Đồ (噶尔图) - tằng tôn của Phụ Quốc Khác Hậu công Tháp Bái - Hoàng tử thứ 6 của Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Ngoài ra Ngạch phò còn có những nhi nữ khác, không rõ sinh mẫu:

Trong văn hóa đại chúng

sửa

Tiểu thuyết

sửa

Hình tượng của Khác Thuần Trưởng công chúa được khai thác nổi tiếng nhất trong tác phẩm Lộc đỉnh ký của Kim Dung. Trong tác phẩm này, bà được mô tả là em của Khang Hi Đế, nhưng thực chất bà là cô. Ngoài ra, bà cũng được gọi là [Kiến Ninh Công chúa] thay vì [Khác Thuần Trưởng Công chúa].

Phim ảnh

sửa
  • Lộc Đỉnh ký, phim TVB Hồng Kông, sản xuất năm 1984 do Cảnh Đại Âm vào vai.
  • Lộc Đỉnh ký, phim Đài Loan, sản xuất năm 1984 do Trịnh Học Lâm vào vai.
  • Lộc Đỉnh ký, phim TVB Hồng Kông sản xuất năm 1992 do Khâu Thục Trinh vào vai.
  • Lộc Đỉnh ký, phim TVB Hồng Kông, sản xuất năm 1998 do Lưu Ngọc Thúy vào vai.
  • Tiểu Bảo và Khang Hi, phim Đài Loan, sản xuất năm 2000 do Lâm Tâm Như vào vai.
  • Lộc Đỉnh ký, phim Trung Quốc, sản xuất năm 2008 do Thư Sướng vào vai.
  • Lộc Đỉnh ký, phim Trung Quốc, sản xuất năm 2008 do Lâu Nghệ Tiêu vào vai.
  • Mộng hồi Lộc Đỉnh ký, phim Trung Quốc, sản xuất năm 2011, do Lưu Tâm Du thủ vai.
  • Lộc Đỉnh ký, phim Trung Quốc, sản xuất năm 2014, do Lưu Nghệ Tiêu thủ vai.
  • Tuyệt Sắc Khuynh Thành, phim Trung Quốc, sản xuất năm 2015, chưa rõ tên diễn viên.

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ 另有嫁平南王尚可喜之第七子尚之隆的和碩和順公主,嫁靖南王耿仲明之孫耿聚忠的和碩柔嘉公主,嫁散秩大臣孫承運的和碩悫靖公主。另外,根據孔繁銀、孔祥齡著《孔府內宅軼事》指出,乾隆曾借中堂于敏中把女兒嫁給72代衍聖公孔憲培,府中一直傳說她是乾隆皇帝的女兒。
  2. ^ 见朝鲜使臣见闻 《 进贺兼陈奏行书状官李东溟闻见事件 》
  3. ^ 见 《 平吴录 》
  4. ^ 《平吳錄》:「桂自僭位後,形容憔悴,八月十八日遂死。胡國柱等以棉裹屍,潛載至常德斂之。方獻廷解職,送殯雲南,衡州軍民七日後方知桂死。郭壯圖擁其孫世璠襲偽位於雲南,上桂偽號太祖高皇帝、吳應熊孝恭皇帝。」