Hồ Điệp (nghệ sĩ)

nữ nghệ sĩ ngâm thơ Việt Nam

Hồ Điệp (1930 – 15 tháng 8 năm 1988) là một nữ nghệ sĩ ngâm thơ người Việt Nam. Lối ngâm thơ Tao Đàn của bà có ảnh hưởng đến một số nghệ sĩ sau này.[1]

Hồ Điệp
Tên khai sinhNguyễn Thị Tý
Tên gọi khácHồ Điệp
Sinh1 tháng 6, 1930
Sơn Tây, Liên bang Đông Dương
Mất15 tháng 5, 1988(1988-05-15) (57 tuổi)
Thể loạiThơ lục bát
Thơ thất ngôn
Ca trù
Nhạc tiền chiến
Nghề nghiệpNghệ sĩ
Ngâm sĩ
Nhạc cụGiọng hát
Ngâm thơ
Năm hoạt động1952–1988
Hợp tác vớiĐinh Hùng
Bài hát tiêu biểuXin hãy yêu tôi
Màu tím hoa sim
Tống biệt
Hoa trắng thôi cài trên áo tím

Cuộc đời sửa

Hồ Điệp, tên thật là Nguyễn Thị Tý,[a] sinh ngày 1 tháng 6 năm 1930 tại Sơn Tây trong một gia đình có truyền thống ca trùchầu văn.[2][3] Nghệ danh Hồ Điệp là do nhà thơ Đinh Hùng đặt cho.[2] Hồ Điệp được biết đến là em họ của nữ ca sĩ Thái Hằng.[3]

Năm 1954, bà di cư vào miền Nam Việt Nam. Tại đây, bà đã cộng tác với nhà thơ Đinh Hùng, ngâm thơ trong chương trình Tao Đàn trên Đài Phát thanh Sài Gòn.[4] Năm 1956, bà sang Thái Lan lưu diễn và đóng vai Cô lái đò trong vở chèo "Đồng Quê".[2] Chương trình Tao Đàn gồm có Tô Kiều Ngân, Quách Đàm, Đinh Hùng, nữ có Thái Hằng,[5] Giáng Hương và Hồ Điệp. Hồ Điệp thường ngâm thơ vào mỗi đêm trong chương trình "Tao Đàn" trên Đài phát thanh Sài Gòn.[4] Tại chương trình ngâm thơ Tao Đàn, bà thành công với thể loại thơ thất ngônlục bát, có giọng mang ảnh hưởng của ca trù.[4] Bà cùng với Quách Đàm được xem là hai giọng ngâm thơ nổi bật nhất thời đó.[6] Ngoài ra, bà còn mở lớp dạy ngâm thơ cho một số thiếu nhi.[7]

Lối ngâm thơ của bà có sự ảnh hưởng đến một số người, trong đó có nữ ca sĩ Hoàng Oanh[8] và Thanh Hải, được xem là "Vua ngâm Tao Đàn".[1][9] Nhờ vậy mà một số ca sĩ thường hay ngâm thơ trước khi hát.

Sau năm 1975, bà chuyển về ngâm thơ cho một số ngôi chùa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1988, bà lên đường vượt biên và mất tích trên tuyến vượt biên sang Thái Lan.[2] Theo nhà thơ Hoàng Hương Trang, di ảnh của bà được đặt tại chùa An Lạc và qua đời ngày 15 tháng 5 năm 1988.[3]

Băng nhạc sửa

  • Sóng Nhạc S.N. 503/2009
  • Băng thơ Hồ Điệp 1 (1970)
  • Băng thơ Hồ Điệp 2
  • Băng thơ Hồ Điệp 8: Kim Vân Kiều (1972)

Ngâm thơ sửa

Do thời cuộc nên một số băng mà Hồ Điệp thu đã bị thất lạc.

Tham khảo sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Một số nguồn nói rằng bà tên là Nguyễn Thị Nhu.

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Thanh Hiệp (20 tháng 9 năm 2014). “Đông đảo nghệ sĩ tiễn biệt 'Vua ngâm Tao Đàn'. PLO.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b c d nhacxua.vn (4 tháng 12 năm 2020). “Nhớ về giọng ngâm Hồ Điệp của ban Tao Đàn trước 1975 – Cánh bướm đã lạc giữa rừng đêm”. Nhạc Xưa Blog. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ a b c Viên Linh (2013). “Hồ Ðiệp (1930-1988), tiếng vàng trong không gian”. Báo Người Việt. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ a b c Phạm Công Luận (7 tháng 2 năm 2017). “Sài Gòn - chuyện đời của phố: Chương trình ngâm thơ Tao Đàn”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
  5. ^ Tâm Việt (16 tháng 8 năm 1999). “NỮ CA SĨ THÁI HẮNG MẤT VÌ UNG THƯ”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
  6. ^ Du Tử Lê (2017). “Đinh Hùng, từ giải thưởng văn chương 1961, đến Ban Tao Đàn”. Người Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
  7. ^ Khanh-Minh Thi Nguyen (2015). Tan van Bong Oi Gio Bay. Nhà xuất bản Sống. tr. 212.
  8. ^ Thy Nga (17 tháng 8 năm 2008). “Hoàng Oanh, tiếng hát và giọng ngâm thơ được nhiều mến chuộng”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
  9. ^ Nguyễn Phương (9 tháng 11 năm 2008). “Vua Tao Đàn Thanh Hải”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.

Liên kết ngoài sửa