Hội chứng hô hấp cấp tính nặng

bài viết danh sách Wikimedia

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (tiếng Anh: Severe acute respiratory syndrome; viết tắt: SARS) là một chứng bệnh hô hấp ở con người gây ra bởi một loại virus mang tên virus SARS (SARS-CoV), một chủng của coronavirus.[10] Trong thời gian từ tháng 11 năm 2002 đến tháng 7 năm 2003, dịch SARS bùng phát ở Hồng Kông, lan tỏa toàn cầu và gần như trở thành một đại dịch, với 8422 trường hợp và 774 trường hợp tử vong trên toàn thế giới[11] (10,9% tử vong) theo Tổ chức Y tế Thế giới.[12] Chỉ trong vòng vài tuần lễ, SARS lan từ Hồng Kông sang lây nhiễm nhiều người khác tại 37 quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam) vào đầu năm 2003.

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS)
SARS coronavirus (SARS-CoV) là nguyên nhân gây hội chứng SARS
Chuyên khoaBệnh nhiễm trùng
ICD-10U04
ICD-9-CM079.82
DiseasesDB32835
MedlinePlus007192
eMedicinemed/3662
Patient UKHội chứng hô hấp cấp tính nặng
MeSHD045169
Đặc tính các chủng virus corona ở người
MERS-CoV, SARS-CoV, SARS-CoV-2
và các bệnh liên quan
MERS-CoV SARS-CoV SARS-CoV-2
Bệnh MERS SARS COVID-19
Dịch 2012, 2015,
2018
2002–2004 Đại dịch
2019–nay
Dịch tễ học
Ngày phát hiện
ca đầu tiên
Tháng 6
2012
Tháng 11
2002
Tháng 12
2019[1]
Địa điểm phát hiện
ca đầu tiên
Jeddah,
Ả Rập Xê Út
Thuận Đức,
Trung Quốc
Vũ Hán,
Trung Quốc
Độ tuổi trung bình 56 44[2][a] 56[3]
Tỷ lệ giới tính
(nam:nữ)
3,3:1 0,8:1[4] 1.6:1[3]
Số ca xác nhận 2494 8096[5] 676.609.955[6][b]
Số ca tử vong 858 774[5] 6.881.955[6][b]
Tỷ lệ tử vong 37% 9,2% 1,0%[6]
Triệu chứng
Sốt 98% 99–100% 87,9%[7]
Ho khan 47% 29–75% 67,7%[7]
Khó thở 72% 40–42% 18,6%[7]
Tiêu chảy 26% 20–25% 3,7%[7]
Đau họng 21% 13–25% 13,9%[7]
Buộc thở máy 24,5%[8] 14–20% 4,1%[9]
Ghi chú
  1. ^ Dựa theo dữ liệu từ Hồng Kông.
  2. ^ a b Dữ liệu tính tới 10 tháng 3 năm 2023.

Trường hợp tử vong của SARS tùy thuộc vào giới tuổi bệnh nhân. Đối với người dưới 25 tuổi, tỷ lệ tử vong ít hơn 1%; dưới 25-44 tuổi thì tỷ lệ tăng lên thành 6%; dưới 45-64 là 15%; và hơn 65 tuổi là 50% hoặc hơn nữa.

Không như bệnh đậu mùa đã bị dứt hẳn, SARS vẫn tồn tại, tiềm ẩn trong khối trữ thiên nhiên (quần thể động vật) và có khả năng tái phát.

Không có trường hợp SARS-CoV đầu tiên nào được báo cáo trên toàn thế giới kể từ năm 2004. Tuy nhiên, virus SARS-CoV-2 có liên quan là nguyên nhân gây ra đại dịch COVID-19 đang diễn ra trên toàn cầu.

Nguồn phát bệnh

sửa

Theo một số nhà khoa học, vi rút gây bệnh SARS bắt nguồn từ loài cầy hương bán ở các chợ động vật hoang dã ở Trung Quốc.[13]

Dấu hiệu và triệu chứng

sửa

Các triệu chứng ban đầu giống như bệnh cúm và có thể bao gồm: sốt, đau cơ, triệu chứng hôn mê, ho, đau họng và một số triệu chứng không đặc hiệu. Các triệu chứng chỉ chung cho tất cả các bệnh nhân xuất hiện sốt trên 38 °C (100,4 °F), khó thở có thể xảy ra sau đó. Bệnh nhân có các triệu chứng như với cảm lạnh trong giai đoạn đầu tiên, nhưng sau đó giống như cúm. Bệnh nhân có thể bị sốt nóng và sốt lạnh xen kẽ nhau.

Chẩn đoán

sửa
 
Ảnh chụp X-quang ngực cho thấy độ mờ đục tăng ở cả hai phổi, biểu hiện viêm phổi, ở một bệnh nhân mắc SARS

Dấu hiệu:

  1. Bất kỳ các triệu chứng, bao gồm sốt 38 °C hoặc cao hơn;
  2. Hắt hơi, ho, sau đó chạm vào các đồ vật (sau khi phát bệnh 5 ngày).
  3. Đi du lịch đến bất kỳ khu vực được xác định bởi WHO là khu vực có SARS (khu vực bị ảnh hưởng như của ngày 10 tháng 5 năm 2003, các khu vực của Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore và tỉnh Ontario, Canada).

Một kết quả xét nghiệm âm tính không có nghĩa là bệnh nhân không có SARS.

Tiên lượng

sửa

Một số báo cáo kết quả từ Trung Quốc trên một số bệnh nhân SARS phục hồi cho thấy thời gian nặng nề và di chứng lâu có tồn tại. Các bệnh tiêu biểu nhất bao gồm chứng xơ hoá phổi, loãng xương, và xương đùi hoại tử, mà đã dẫn đến mất hoàn toàn khả năng lao động hoặc ngay cả khả năng tự chăm sóc các trường hợp này. Kết quả là, một số bệnh nhân sau SARS bị rối loạn tâm thần chủ yếu.[14]

Dịch tễ học

sửa

SARS vẫn được coi là một căn bệnh tương đối hiếm, với 8.422 trường hợp năm 2003.[15]

Nạn nhân

sửa

Dịch bệnh SARS từ năm 2002 đến năm 2003 đã khiến 650 người Trung Quốc bị chết ở đại lục và Hồng Kông.[13]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Wang C, Horby PW, Hayden FG, Gao GF (tháng 2 năm 2020). “A novel coronavirus outbreak of global health concern”. Lancet. 395 (10223): 470–473. doi:10.1016/S0140-6736(20)30185-9. PMID 31986257.
  2. ^ Lau EH, Hsiung CA, Cowling BJ, Chen CH, Ho LM, Tsang T, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2010). “A comparative epidemiologic analysis of SARS in Hong Kong, Beijing and Taiwan”. BMC Infectious Diseases. 10: 50. doi:10.1186/1471-2334-10-50. PMC 2846944. PMID 20205928.
  3. ^ a b “Old age, sepsis tied to poor COVID-19 outcomes, death”. CIDRAP, University of Minnesota. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2020.
  4. ^ Karlberg J, Chong DS, Lai WY (tháng 2 năm 2004). “Do men have a higher case fatality rate of severe acute respiratory syndrome than women do?”. American Journal of Epidemiology. 159 (3): 229–31. doi:10.1093/aje/kwh056. PMID 14742282.
  5. ^ a b “Summary of probable SARS cases with onset of illness from 1 November 2002 to 31 July 2003”. World Health Organization. tháng 4 năm 2004.
  6. ^ a b c “COVID-19 Dashboard by the Center for Systems Science and Engineering (CSSE) at Johns Hopkins University (JHU)”. ArcGIS. Đại học Johns Hopkins. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ a b c d e “Report of the WHO-China Joint Mission on Coronavirus Disease 2019 (COVID-19)” (PDF). World Health Organization. tháng 2 năm 2020.
  8. ^ Oh MD, Park WB, Park SW, Choe PG, Bang JH, Song KH, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2018). “Middle East respiratory syndrome: what we learned from the 2015 outbreak in the Republic of Korea”. The Korean Journal of Internal Medicine. 33 (2): 233–246. doi:10.3904/kjim.2018.031. PMC 5840604. PMID 29506344.
  9. ^ Ñamendys-Silva SA (tháng 3 năm 2020). “Respiratory support for patients with COVID-19 infection”. The Lancet. Respiratory Medicine. doi:10.1016/S2213-2600(20)30110-7. PMID 32145829.
  10. ^ Coronaviruses: Molecular and Cellular Biology
  11. ^ [1]
  12. ^ [2]
  13. ^ a b Phúc Duy. “Khủng hoảng tại ổ dịch viêm phổi Vũ Hán”. Thanh niên. 2020-01-23. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2020.
  14. ^ 沉默的SARS后遗症患者 | 南方周末
  15. ^ [3]