Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội
Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội là cơ quan truyền thông báo chí trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Kiểu | Truyền thông đa phương tiện |
---|---|
Quốc gia | Việt Nam |
Ngày phát sóng đầu tiên | 14 tháng 10 năm 1954 |
Trụ sở | Số 3 - 5 phố Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội |
Chủ sở hữu | Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội |
Nhân vật chủ chốt | - Tổng Giám đốc Nguyễn Kim Khiêm - Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Tiến Dũng - Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Trung Sơn |
Định dạng hình ảnh | 1080p HDTV |
Trang mạng | hanoionline |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Lịch sử
sửa- Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội được thành lập ngày 14 tháng 10 năm 1954: 4 ngày sau khi Thủ đô được giải phóng. Một trạm truyền thanh cố định được lắp đặt tại Nhà Thông tin - Triển lãm Thủy Tạ với cơ sở vật chất kỹ thuật đơn sơ, đã đặt nền móng cho sự phát triển phát thanh - truyền hình của Đài Hà Nội sau này.
- Tháng 10 năm 1977: Đài Hà Nội bắt đầu phát thanh trên sóng AM 570 KHz qua Đài Phát sóng quốc gia Mễ Trì, phủ sóng các tỉnh phía Bắc và một phần miền Bắc Trung Bộ.[1]
- 14h ngày 1 tháng 1 năm 1979: Trên sóng Đài Truyền hình Trung ương, chương trình truyền hình Hà Nội đầu tiên đã ra mắt khán giả Thủ đô, với 1 hình hiệu mới và nhạc hiệu "Người Hà Nội" xuất hiện trên màn ảnh nhỏ.
- Ngày 25 tháng 8 năm 1989: UBND Thành phố ra quyết định đổi tên Đài Phát thanh Hà Nội thành Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội, chính thức ghi nhận Đài là tờ báo nói và báo hình của thành phố.[1].
- Ngày 14 tháng 7 năm 1990: Bộ Văn hóa – Thông tin đã cấp giấy phép cho Đài PT-TH Hà Nội phát chương trình truyền hình Hà Nội buổi sáng. Tờ báo hình của Hà Nội đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống báo chí cả nước.
- Năm 1993: Thời lượng phát sóng của Đài PT-TH Hà Nội bắt đầu từ 9h00 - 10h00/12h00 và từ 19h00 đến 22h00, thời gian còn lại tiếp sóng chương trình VTV1 và VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam cho đến cuối năm 1997.
- Ngày 19 tháng 5 năm 1994: Trung tâm Kỹ thuật của Đài được chuyển từ 47 Hàng Dầu xuống trụ sở hiện nay tại số 3-5 phố Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội.
- Ngày 10 tháng 10 năm 1997: Đài PT-TH Hà Nội chính thức thay đổi nhận diện logo mới với 3 sóng kép hình chữ H với biểu tượng Khuê Văn Các, đồng thời phát sóng liên tục từ 5h30 đến 24h00
- Từ ngày 31 tháng 3 năm 1998, bắt đầu tiếp sóng chương trình Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam lúc 19h hằng ngày.
- Tháng 7 năm 2001: Đài Hà Nội triển khai thực hiện dự án truyền hình cáp ở Hà Nội.
- Từ ngày 30 tháng 4 năm 2002: Mạng Truyền hình Cáp Hà Nội HCATV đã chính thức đi vào hoạt động. Đến tháng 5 năm 2013, truyền hình cáp Hà Nội có 72 kênh chương trình Analog, 60 kênh chương trình SD và 22 kênh chương trình chuẩn HD. Tính đến năm 2012, Truyền hình cáp Hà Nội đã có trên 150.000 thuê bao.
- Tháng 10 năm 2002: Đài cho ra đời Trang thông tin điện tử tổng hợp với địa chỉ www.hanoitv.vn bao gồm nội dung của các chương trình phát thanh, truyền hình.
- Tạp chí Truyền hình Hà Nội chính thức phát hành từ tháng 5/2005 với các chuyên đề, chuyên mục của tạp chí tập trung giới thiệu về ngàn năm Thăng Long - Hà Nội[2].
- Ngày 1 tháng 6 năm 2007: Phát sóng thử nghiệm kênh H2.
- Ngày 29 tháng 5 năm 2008: với gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2008. Theo nghị quyết, trước khi giải tán, Đài PT-TH Hà Tây được chuyển về Đài PT-TH Hà Nội. Đài PT-TH Hà Nội và Đài PT-TH Hà Tây hợp nhất thành Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội. Ngay sau ngày hiệu lực, kênh truyền hình Hà Nội đổi tên thành kênh Hà Nội 1 và kênh truyền hình Hà Tây đổi tên thành kênh Hà Nội 2.
- Ngày 19 tháng 12 năm 2011: Kênh H1 của Đài đã tiếp sóng kênh HTV9 của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp Cầu Truyền hình "Tiếng gọi của non sông".
- Ngày 10 tháng 11 năm 2013: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đã khánh thành và đưa vào sử dụng Trung tâm kỹ thuật, Truyền dẫn Phát sóng tại Mễ Trì. Trung tâm phục vụ 3 Đài lớn của quốc gia là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
- Từ ngày 1 tháng 5 năm 2014 đến ngày 31 tháng 10 năm 2014: Đài chính thức thay đổi khung giờ phim nước ngoài vào lúc 12:00 các ngày trong tuần và 13:00 từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần sang 11:30 hàng ngày và 12:30 từ thứ 2 đến thứ 7, vì lúc đó bản tin thời sự trưa phát sóng vào lúc 11:00.
- Ngày 12 tháng 9 năm 2014: Đài chính thức ngừng phát sóng phim đặc sắc vào lúc 21:30 tối thứ 6 hàng tuần để nhường sóng cho khung giờ phim truyện nước ngoài vào lúc 20:50 và 21:50 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
- Ngày 11 tháng 4 năm 2015: Kênh H1 của Đài đã tiếp sóng kênh HTV9 của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và kênh TRT của Đài Phát thanh - Truyền hình Thừa Thiên - Huế trực tiếp Cầu Truyền hình "Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh: Nghĩa tình sắt son".
- Ngày 1 tháng 11 năm 2015: Đài chính thức phát sóng 2 bản tin tiếng Anh và tiếng Trung ở khung giờ: 23:20 và 23:30.
- Ngày 15 tháng 6 năm 2016: Đài ngừng phát sóng kênh H2 trên hệ thống tương tự mặt đất.
- Ngày 21 tháng 6 năm 2016: Phát sóng kênh H1 theo chuẩn HD.
- Tháng 7 năm 2016: Tạp chí Truyền hình Hà Nội chính thức ngừng phát hành sau 11 năm.
- Ngày 15 tháng 8 năm 2016: Ngừng phát sóng kênh H1 trên hệ thống tương tự mặt đất để chuyển sang phát sóng kĩ thuật số công nghệ DVB-T2 theo lộ trình Số hóa truyền hình của Chính phủ.
- Ngày 02 tháng 9 năm 2016: Phát sóng kênh H2 theo chuẩn HD. Đây là bước ngoặt đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của Truyền hình Thủ đô khi phát sóng chuẩn HD trên cả 2 kênh sóng.
- Ngày 14 tháng 10 năm 2016: nhân dịp kỷ niệm 62 năm ngày thành lập Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, Đài đã tăng thời lượng phát sóng kênh H1 lên 24/7.
- Ngày 1 tháng 1 năm 2017: Tăng thời lượng phát sóng kênh H2 lên 24/7.
- Tháng 08 năm 2017: Trung tâm Tin tức và Trung tâm Kỹ thuật được thành lập.
- Ngày 01 tháng 11 năm 2018: Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ được thành lập.
- Ngày 03 tháng 06 năm 2019: Ra mắt ứng dụng HanoiClix trên thiết bị di động.[3]
- Ngày 01 tháng 07 năm 2022: Trung tâm Dịch vụ truyền thông được thành lập.
- Ngày 01 tháng 09 năm 2022: Trung tâm Phát thanh Hà Nội được thành lập. Thực hiện việc tổ chức sản xuất, biên tập, truyền dẫn, phân phối nội dung các kênh phát thanh và sản phẩm âm thanh của Đài PT-TH Hà Nội.
- Ngày 01 tháng 10 năm 2022: Trung tâm Nội dung Số được thành lập, có chức năng sản xuất và phân phối nội dung trên các loại hình như phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử và trên các nền tảng số của Đài PT-TH Hà Nội.
- Ngày 01 tháng 01 năm 2023: Ứng dụng và trang web của Hanoiclix chính thức dừng hoạt động và được thay thế bằng ứng dụng nội dung đa phương tiện HANOI ON. Ứng dụng không chỉ đáp ứng nhu cầu xem truyền hình trực tuyến, nghe phát thanh trực tiếp, mà còn là một kho nội dung giải trí hấp dẫn, một thư viện âm nhạc và sách nói có chất lượng, đáp ứng các nhu cầu nghe nhìn của người sử dụng.
Lãnh đạo
sửa- Tổng Giám đốc, Tổng Biên tập: Nguyễn Kim Khiêm
- Phó Tổng Giám đốc, Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Trung Sơn
Các kênh
sửaPhát thanh
sửa- Kênh Tin tức & Giao thông Hà Nội, phát trên sóng FM tần số 90 MHz với thời lượng 18/7. Kênh được phát tại Trung tâm Truyền dẫn Phát sóng của Đài.
- Kênh Tin tức & Âm nhạc Hà Nội, phát trên sóng FM tần số 96 MHz với thời lượng 18/7, được phát trên tần số sóng phát thanh của Đài PT-TH Hà Tây sau khi đài này ngừng phát sóng và sáp nhập vào Đài PT-TH Hà Nội. Kênh được phát tại Trung tâm Truyền dẫn Phát sóng của Đài.
- Kênh Phát thanh chuyên biệt về Sức khỏe & Giải trí JOYFM, là kênh liên kết giữa Đài PT-TH Hà Nội và Công ty Cổ phần Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam. Kênh được phát sóng trên tần số FM 98,9 MHz với thời lượng 24/7. Từ ngày 8/6/2023, kênh JOYFM đã có mặt trên hệ thống truyền hình số của VTVcab toàn quốc tại vị trí kênh 68. Kênh được phát tại Trung tâm Truyền dẫn Phát sóng của Đài.
Truyền hình
sửa- H1: Kênh được phát sóng vào ngày 1/1/1979, tiền thân là kênh H. Ngày 1/8/2008, với việc sáp nhập Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tây vào Hà Nội, kênh H cũng được đổi tên thành H1. Từ ngày 21/6/2016, kênh được phát sóng chuẩn HD. Từ ngày 14/10/2016, nhân dịp kỷ niệm 62 năm thành lập Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, kênh được tăng thời lượng phát sóng lên 24/7. Kênh được phát tại Trung tâm Truyền dẫn Phát sóng của Đài và nhiều hạ tầng truyền dẫn khác.
- H2: Kênh được phát sóng thử nghiệm từ ngày 1/6/2007 và phát sóng chính thức từ ngày 1/8/2008 trên tần số sóng kênh HTV của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tây sau khi đài này ngừng phát sóng và sáp nhập vào Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội. Từ ngày 2/9/2016, kênh được phát sóng chuẩn HD. Từ đầu năm 2017, kênh được tăng thời lượng phát sóng lên 24/7. Kênh được phát tại Trung tâm Truyền dẫn Phát sóng của Đài và nhiều hạ tầng truyền dẫn khác.
- Từ 5h30 sáng ngày 30 tết đến hết mùng 5 tết, 2 kênh H1 và H2 sẽ nhập sóng để phát sóng một loạt các chương trình Tết Nguyên Đán đặc sắc với tên gọi "Tết Hà Nội". Đặc biệt vào thời khắc giao thừa 0h ngày mùng 1 Tết, đài sẽ không tiếp sóng VTV như các đài địa phương khác để vào phần chào cờ mà sẽ vào thẳng Phủ chủ tịch, sau đó là chủ tịch nước chúc Tết trong khi diễn ra chương trình "Chuyện cuối năm" ở thời điểm nhiều nơi ở Hà Nội đang bắn pháo hoa.
Nội dung số
sửa- Hanoionline: Website trang tin điện tử có địa chỉ: https://hanoionline.vn
- Ứng dụng trên Smartphone & Smart TV: HANOI ON - Ứng dụng đa phương tiện phát hành trên kho ứng dụng APP STORE, GOOGLE PLAY.
- Kênh Youtube chính: HTV - ĐÀI HÀ NỘI
- Facebook Page chính: HÀ NỘI ONLINE
- Kênh Tiktok chính: HTV - ĐÀI HÀ NỘI
- Các sản phẩm tin tức, âm nhạc, giải trí, phim tài liệu, phim sitcom... được sản xuất cho mục đích phát hành trực tuyến.
Hạ tầng phát sóng và phân phối nội dung
sửaTruyền hình
sửaĐài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội hiện đang phát sóng 2 kênh truyền hình: Kênh 1 & Kênh 2.
- Kênh 1 hiện đang phát trên các hạ tầng sau :
Truyền hình số mặt đất AVG : Được phát trên hạ tầng Truyền hình số của AVG trên Kênh 34
Truyền hình cáp : VTVcab, HTVC, SCTV
Truyền hình IPTV : Viettel TV
Truyền hình số vệ tinh : K+.
Truyền hình OTT : FPT Play, VieON, ClipTV, MyTV, TV360, VTVcab ON, NETHub.
Xem trực tuyến trên trang web của Đài tại địa chỉ: hanoionline.vn - Kênh 2 hiện đang phát trên các hạ tầng sau:
Truyền hình số mặt đất AVG: Được phát trên hạ tầng Truyền hình số của AVG
Truyền hình số mặt đất VTV: Được phát trên hạ tầng Truyền hình số của VTV chuẩn HD
Truyền hình cáp: VTVCab, SCTV
Truyền hình IPTV: FPT Play, MyTV, Viettel TV
Truyền hình OTT: FPT Play, Clip TV, K+, TV360, VTVCab ON, MyTV Net, VieON, VTVgo, HANOI ON
Xem trực tuyến trên trang web của Đài tại địa chỉ: hanoionline.vn
Phát thanh
sửaĐài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội hiện đang phát sóng 3 kênh phát thanh:
- Kênh Tin tức & Giao thông Hà Nội, phát trên sóng FM tần số 90 MHz với thời lượng 18/7.
- Kênh Tin tức & Âm nhạc Hà Nội, phát trên sóng FM tần số 96 MHz với thời lượng 18/7, được phát sóng trên tần số sóng phát thanh của Đài PT-TH Hà Tây sau khi đài này ngừng phát sóng và sáp nhập vào Đài PT-TH Hà Nội.
- Kênh Phát thanh chuyên biệt về Sức khỏe & Giải trí JOYFM, là kênh liên kết giữa Đài PT-TH Hà Nội và Công ty Cổ phần Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam. Kênh được phát sóng trên tần số FM 98,9 MHz với thời lượng 24/7. Từ ngày 8/6/2023, kênh JOYFM đã có mặt trên hệ thống truyền hình số của VTVcab toàn quốc tại vị trí kênh 68.
Cả 3 kênh đều được phủ sóng tại khu vực Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương,...
Ngoài ra 2 kênh FM90 & FM96 còn được phát thanh trực tuyến tại trang web của Đài tại địa chỉ: hanoionline.vn & ứng dụng HANOI ON. Riêng kênh JOYFM còn được livestream trên website: www.vtvcab.vn & ứng dụng VTVcab ON.
Trực tuyến
sửaCác sản phẩm nội dung của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội hiện đang được phát hành trực tuyến trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm:
- Website HANOIONLINE
- Ứng dụng HANOI ON
- Tổ hợp các kênh Youtube, Facebook Page, Tiktok,... thuộc hệ thống HANOI ON
- Các nền tảng phát hành nội dung trực tuyến toàn cầu: Apple Music, Apple Podcast, Spotify...
- Các ứng dụng truyền hình OTT trong nước: FPT Play, VieON, ClipTV, MyTV, TV360, VTVcab ON, NETHub...
Thời lượng phát sóng
sửaHanoiTV1
sửaHanoiTV
sửa- Trước năm 1995:
- 06:00 - 12:00, 19:00 - 23:30 Thứ 2 - Thứ 7.
- 06:00 - 10:00, 19:00 - 23:30 Chủ nhật.
- 1 tháng 1 năm 1995 - 9 tháng 10 năm 1997:
- 06:00 - 09:45, 11:30 - 13:00, 17:00 - 23:30 Thứ 2 - Thứ 7.
- 06:00 - 13:00, 16:00 - 23:30 Chủ nhật.
- 10 tháng 10 năm 1997 - 31 tháng 12 năm 1998:
- 06:00 - 13:00, 16:00 - 23:00 Thứ 2 - Thứ 7.
- 06:00 - 13:00, 14:00 - 23:30 Chủ nhật.
- 1 tháng 1 năm 1999 - 14 tháng 10 năm 2002: 05:30 - 23:45 hàng ngày.
- 15 tháng 10 năm 2002 - 31 tháng 7 năm 2008: 05:30 - 24:00 hàng ngày.
HanoiTV1
sửa- 1 tháng 8 năm 2008 - 13 tháng 10 năm 2016: 05:30 - 24:00 hàng ngày.
- 14 tháng 10 năm 2016 - nay: 24/7.
HanoiTV2
sửa- 1 tháng 8 năm 2008 - 31 tháng 12 năm 2016: 06:00 - 24:00 hàng ngày.
- 1 tháng 1 năm 2017 - nay: 24/7.
Nhạc hiệu và lời xướng
sửaĐầu các chương trình thời sự và đầu buổi phát sóng mỗi ngày trên kênh FM96 của Đài PT-TH Hà Nội đều có phát một đoạn nhạc không lời gọi là "nhạc hiệu" của Đài PT-TH Hà Nội cùng một câu giới thiệu tên gọi và vị trí của Đài PT-TH Hà Nội được gọi là "lời xướng" do các phát thanh viên gồm một nam và một nữ lần lượt đọc. Nhạc hiệu của Đài PT-TH Hà Nội là bài "Người Hà Nội" của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, được dùng từ khi thành lập Đài PT-TH Hà Nội cho đến nay.
Lời xướng của Đài PT-TH Hà Nội dùng từ buổi phát thanh đầu tiên từ ngày 14 tháng 10 năm 1954 - 1 tháng 10 năm 1977:
“ | Đây là Đài Truyền thanh Hà Nội. | ” |
Lời xướng của Đài PT-TH Hà Nội dùng từ ngày 1 tháng 10 năm 1977 - 25 tháng 8 năm 1989:
“ | Đây là Đài Phát thanh Hà Nội. | ” |
Lời xướng của Đài PT-TH Hà Nội dùng từ ngày 25 tháng 8 năm 1989 - 1 tháng 1 năm 2024:
“ | Đây là Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội. | ” |
Lời xướng của Đài PT-TH Hà Nội dùng từ ngày 1 tháng 1 năm 2024 - nay:
“ | Đây là Đài Hà Nội, phát thanh từ Hà Nội, tiếng nói của thủ đô ta. | ” |
Từ ngày 6/6/2022, Đài PT-TH Hà Nội chính thức ra mắt FM90 - Kênh Tin tức & Giao thông Hà Nội. Đồng thời, FM90 sẽ lên sóng với nhạc hiệu mới là bài "Tiếng nói Hà Nội" của nhạc sĩ Văn An cùng lời xướng mới do các phát thanh viên một nam và một nữ lần lượt đọc.
“ | Tiếng nói Hà Nội. FM90 - Kênh Tin tức & Giao thông Hà Nội. | ” |
Tuy nhiên, nếu sau khi kênh FM90 số hóa phát thanh mặt đất sẽ có lời xướng như sau.
“ | Tiếng nói Hà Nội. Kênh Tin tức & Giao thông Hà Nội. | ” |
Buổi phát sóng các chương trình thời sự trên kênh FM90 của Đài PT-TH Hà Nội, nhạc hiệu và lời xướng sẽ khác đi một chút vẫn là do các phát thanh viên gồm một nam và một nữ lần lượt đọc.
“ | Thời sự Hà Nội sáng. | ” |
“ | Thời sự Hà Nội trưa. | ” |
“ | Thời sự Hà Nội 19h. | ” |
Bên cạnh đó, nhạc hiệu của Đài PT-TH Hà Nội hiện tại là "Người Hà Nội" của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi đã được chọn để phát triển nhạc hiệu của FM96 - Kênh Tin tức & Âm nhạc Hà Nội.[4]
Giải thưởng, danh hiệu
sửaĐài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội
- Huân chương Lao động hạng Ba.
- Huân chương Kháng chiến hạng Ba.
- Huân chương Lao động hạng Nhì.
- Huân chương Lao động hạng Nhất.
- Huân chương Độc lập hạng Ba.
- Huân chương Độc lập hạng Nhì.
- Huân chương Độc lập hạng Nhất.
- Huân chương Độc lập hạng Nhất.
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Công Ty nghe nhìn Hà Nội
- Huân chương Lao động hạng Ba.
Xí nghiệp Truyền thanh
- Huân chương Chiến công hạng Ba.
Tranh cãi
sửaSự cố "lá cờ"
sửaTrong chương trình "Hà Nội buổi sáng" trực tiếp lúc 6h ngày 27/9/2019, khi đưa tin về kết quả lễ bốc thăm chia bảng của giải bóng đá U23 châu Á, nhà đài đã trình chiếu clip, trong đó Việt Nam được thay bằng cờ Trung Quốc. Sau khi cộng đồng mạng lên án chỉ trích mạnh mẽ thì đài đã âm thầm xóa clip chương trình này.
Hành hung phóng viên
sửaVào lúc 14h25 ngày 6 tháng 6 năm 2023, nhóm phóng viên Đài PT-TH Hà Nội đang chuẩn bị triển khai máy quay ghi hình việc mua bán quạt tích điện tại khu vực vỉa hè trước cửa hàng quạt điện số 19 Đông Các, quận Đống Đa thì bị 2 đối tượng lao vào hành hung. Ngay sau đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Đống Đa đã tạm giữ hình sự 2 đối tượng để điều tra về hành vi "Cố ý gây thương tích".[5]
Đài PT-TH Hà Nội đã đề nghị các cơ quan chức năng xác minh làm rõ sự việc và xử lý nghiêm hành vi côn đồ, coi thường pháp luật của các đối tượng hành hung nhà báo xảy ra ở khu vực trước của hàng số 19 Đông Các thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ các nhà báo khi đang tác nghiệp đúng quy định của pháp luật.
Ứng dụng trực tuyến
sửa- HANOI ON: Ứng dụng không chỉ đáp ứng nhu cầu xem truyền hình trực tuyến, nghe phát thanh trực tiếp, mà còn là một kho nội dung giải trí hấp dẫn, một thư viện âm nhạc và sách nói có chất lượng, đáp ứng các nhu cầu nghe nhìn của người sử dụng.
Chú thích
sửa- ^ a b “60 năm - Chặng đường đầy tự hào của Đài PT-TH Hà Nội”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Đài PTTH Hà Nội hướng tới tổ hợp truyền thông đa phương tiện”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2009.
- ^ “Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội ra mắt Ứng dụng HanoiClix”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Kênh "FM90 – Tin tức và Giao thông Hà Nội" lên sóng với nhạc hiệu đặc biệt”. Đã bỏ qua tham số không rõ
|u rl=
(trợ giúp);|url=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ thanhnien.vn (17 tháng 6 năm 2023). “Khởi tố 2 người hành hung phóng viên Đài PT-TH Hà Nội khi đang tác nghiệp”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2023.