Henri Cartan

nhà toán học người Pháp

Henri Paul Cartan (tiếng Pháp: [kaʁtɑ̃]; sinh ngày 8 tháng 7 năm 1904 – ngày 13 tháng 8 năm 2008)[1] là một nhà toán học người Pháp với những đóng góp đáng kể trong cấu trúc tô pô đại số. Ông là con trai của nhà toán học người Pháp Élie Cartan[2] và là anh trai của nhà soạn nhạc Jean Cartan.

Henri Cartan
Henri Cartan năm 1968
Sinh(1904-07-08)8 tháng 7, 1904
Nancy, Pháp
Mất13 tháng 8, 2008(2008-08-13) (104 tuổi)
Paris, Pháp
Quốc tịchPháp
Trường lớpÉcole Normale Supérieure
Nổi tiếng vìĐịnh lý cartan A và B
Giải thưởngGiải Wolf về Toán học (1980)
Sự nghiệp khoa học
NgànhNhà toán học
Nơi công tácĐại học Paris
Người hướng dẫn luận án tiến sĩPaul Montel
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngJean-Paul Benzécri
Pierre Cartier
Jean Cerf
Jacques Deny
Adrien Douady
Pierre Dolbeault
Roger Godement
Max Karoubi
Jean-Louis Koszul
Jean-Pierre Serre
René Thom

Cuộc đời

sửa

Cartan học tại Lycée HocheVersailles, và sau đó học tại Trường Sư phạm Paris ở Paris, và nhận bằng tiến sĩ toán học. Ông bắt đầu giảng dạy tại Đại học Strasbourg từ tháng 11 năm 1931 cho đến khi bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai, sau đó ông tiếp tục học ở các trường đại học khác, dành phần lớn thời gian làm việc của mình tại Paris.

Cartan được biết đến với tô pô đại số, đặc biệt là phép tính đối đồng điều nhóm, phương pháp "loại bỏ nhóm đồng luân", và nhóm đồng luân. Hội thảo của ông tại Paris trong những năm sau 1945 đã đề cập đến một số biến phức tạp, lý thuyết bó, chuỗi quang phổđại số đồng điều, lấy cảm hứng từ Jean-Pierre Serre, Armand Borel, Alexander GrothendieckFrank Adams. Mặc dù số lượng sinh viên của ông không nhiều, nhưng phải kể đến đó là Adrien Douady, Roger Godement, Max Karoubi, Jean-Louis Koszul, Jean-Pierre SerreRené Thom.[3]

Cartan cũng là thành viên sáng giá của tổ chức Bourbaki và là một trong những người tham gia tích cực nhất. Cùng với Samuel Eilenberg, học đã cho ra cuốn sách Homological Algebra [4], nghiên cứu đối tượng với mức độ trừu tượng vừa phải với sự trợ giúp Lý Thuyết Phạm Trù.

Cartan sử dụng những kỹ năng mình đạt được để giúp cho một số nhà toán học bất đồng chính kiến, bao gồm Leonid PlyushchJose Luis Massera. Sau những nỗ lực ấy, ông nhận giải Pagels Award của New York Academy of Sciences.[5]

Mô hình Cartan trong Đại số được đặt tên theo Cartan.

Cartan qua đời vào ngày 13 tháng 8 năm 2008 ở tuổi 104. Đám tang của ông đã diễn ra vào thứ Tư tuần sau vào ngày 20 tháng 8 tại Die, Drôme.[2]

 
Henri Cartan (trái) với Peter Thullen (phải) tại Đại học Fribourg năm 1987, tại sinh nhật lần thứ 80 của Thullen

Danh hiệu và giải thưởng

sửa

Cartan đã nhận được rất nhiều danh hiệu và giải thưởng bao gồm Giải Wolf vào năm 1980. Ông là một diễn giả được mời tại ICM năm 1932 tại Zürich và một diễn giả toàn thể tại ICM vào năm 1950 tại Cambridge, Massachusetts [6] và năm 1958 ở Edinburghand.[7] Từ năm 1974 cho đến khi ông qua đời, ông đã trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.Ông là thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học và Thư viện Phần Lan, Viện Hàn lâm Khoa học và Thư viện Hoàng gia Đan Mạch, Hội Hoàng gia Luân Đôn, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan và các Viện Hàn lâm và tổ chức khác.

Ấn phẩm chọn lọc

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Serre, J. -P. (2009). “Henri Paul Cartan. ngày 8 tháng 7 năm 1904 -- ngày 13 tháng 8 năm 2008”. Biographical Memoirs of Fellows of the Royal Society. 55: 37–44. doi:10.1098/rsbm.2009.0005.
  2. ^ a b “Décès du mathématicien Henri Cartan”, Le Figaro, ngày 18 tháng 8 năm 2008, Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2016, truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2018
  3. ^ Henri Cartan tại Dự án Phả hệ Toán học
  4. ^ See Cartan and Eilenberg 1956.
  5. ^ Notices of the AMS, Vol. 46(7), page 788
  6. ^ Cartan, Henri. "Problèmes globaux dans la théorie des fonctions analytiques de plusieurs variables complexes." Lưu trữ 2013-12-28 tại Wayback Machine In Proc. Int. Cong. Math, vol. 1, pp. 152–164. 1950.
  7. ^ Cartan, Henri. "Sur les fonctions de plusieurs variables complexes. Les espaces analytiques." Lưu trữ 2013-12-28 tại Wayback Machine In Proc. Intern. Congress Mathematicians Edinburgh, pp. 33–52. 1958.
  8. ^ Mac Lane, Saunders (1956). “Review: Homological algebra, by Henri Cartan and Samuel Eilenberg”. Bull. Amer. Math. Soc. 62 (6): 615–624. doi:10.1090/S0002-9904-1956-10082-7.
  9. ^ Fresán, Javier (tháng 6 năm 2012). “Review: Correspondance entre Henri Cartan et André Weil ed. by Michèle Audin” (PDF). EMS Newsletter. tr. 58–60. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2018.

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa