Hoa hậu Hoàn vũ 2004 là cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ lần thứ 53 được tổ chức vào ngày 1 tháng 6 năm 2004 tại Trung tâm Hội nghị CEMEXPO, thủ đô Quito, Ecuador. Kết quả cuối cùng người mẫu Jennifer Hawkins đến từ Úc đã chiến thắng[1] và được trao vương miện bởi Hoa hậu Hoàn vũ 2003 Amelia Vega đến từ Cộng hòa Dominican. Jennifer Hawkins trở thành người thứ hai đến từ xứ sở chuột túi chiến thắng trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ sau chiến thắng của Kerry Anne Wells vào năm 1972 và trở thành cô gái tóc vàng thứ hai chiến thắng trong cuộc thi này sau Angela Visser vào năm 1989.

Hoa hậu Hoàn vũ 2004
Hoa hậu Hoàn vũ 2004 Jennifer Hawkins
Ngày1 tháng 6 năm 2004
Dẫn chương trình
  • Billy Bush
  • Daisy Fuentes
Biểu diễn
Địa điểmTrung tâm Hội nghị CEMEXPO, Quito, Ecuador
Truyền hìnhQuốc tế:
Địa phương:
  • Ecuavisa
Tham gia80
Số xếp hạng15
Lần đầu tham gia
Bỏ cuộc
Trở lại
Người chiến thắngJennifer Hawkins
 Úc
Thân thiệnLaia Manetti
 Ý
Quốc phục đẹp nhấtJessica Rodríguez
 Panama
Ăn ảnhAlba Reyes
 Puerto Rico
← 2003
2005 →

Cuộc thi năm nay có tổng cộng 80 thí sinh tham gia và các thí sinh đã đến Ecuador từ ngày 12 tháng 5 để tham gia vào ba tuần sự kiện, diễn tập, vòng thi sơ khảo và chung kết của cuộc thi. Các sự kiện được diễn ra tại Quito, Guayaquil, Cuenca và Riobamba. Đây cũng là lần thứ hai Billy Bush và Daisy Fuentes dẫn chương trình chung kết của cuộc thi và phần giải trí được trình diễn bởi Gloria Estefan.

Kết quả

sửa
 
Các nước và vùng lãnh thổ tham gia Hoa hậu Hoàn vũ 2004 và kết quả.

Thứ hạng

sửa
Kết quả Thí sinh
Hoa hậu Hoàn vũ 2004
Á hậu 1
Á hậu 2
Á hậu 3
Á hậu 4
Top 10
Top 15

Thứ tự gọi tên

sửa

Các giải thưởng đặc biệt

sửa
Giải thưởng Thí sinh
Hoa hậu Thân thiện
  •   Ý – Laia Manetti
Hoa hậu Ảnh
Nữ hoàng sàn diễn
(Giải thưởng do báo chí và phóng viên bình chọn)

Trang phục dân tộc đẹp nhất

sửa
Kết quả Thí sinh
Giải Nhất
  •   Panama – Jessica Rodríguez
Giải Nhì
Giải Ba
Top 10

Giám khảo

sửa
  • Wendy FitzwilliamHoa hậu Hoàn vũ 1998 đến từ Trinidad và Tobago.
  • Bo Derek – Nữ diễn viên điện ảnh.
  • Bill Rancic – Người chiến thắng mùa giải đầu tiên của The Apprentice.
  • Katie Pritz – Người chiến thắng cuộc thi "You Be the Judge" của Today Show.
  • Elsa Benítez – Siêu mẫu quốc tế.
  • Jon Tutolo – Chủ tịch của Tập đoàn Quản lý Người mẫu Trump.
  • Anne Martin – Phó chủ tịch dòng mỹ phẩm toàn cầu và tiếp thị mỹ phẩm của Procter & Gamble.
  • Monique Menniken – Siêu mẫu.
  • Petra Nemcova – Siêu mẫu của Sports Illustrated.
  • Jefferson Pérez – Nhà vô địch người Ecuador đoạt huy chương vàng tại thế vận hội năm 1996.
  • Emilio Estefan – Nhà sản xuất âm nhạc và chương trình giải trí.

* Kwame Jackson, Á quân mùa đầu tiên của The Apprentice, ban đầu được chọn làm giám khảo, nhưng sau đó anh đã bị truất quyền vì đã đến thăm khách sạn nơi các thí sinh ở và có quan hệ với một số thí sinh[2].

Thí sinh

sửa
Quốc gia/Lãnh thổ Thí sinh
  Angola Telma Sonhi
  Antigua và Barbuda Ann-Marie Brown
  Aruba Zizi Lee
  Úc Jennifer Hawkins
  Áo Daniela Strigl
  Bahamas Raquel Horton
  Barbados Cindy Baston
  Bỉ Lindsy Dehollander
  Belize Leilah Pandy
  Bolivia Gabriela Oviedo
  Botswana Icho Keolotswe
  Brazil Fabiane Niclotti
  Bulgaria Ivelina Petrova
  Canada Venessa Fisher
  Quần đảo Cayman Stacey-Ann Kelly
  Chile Gabriela Barros
  Trung Quốc Trương Manh
  Colombia Catherine Daza
  Costa Rica Nancy Soto
  Croatia Marijana Rupčić
  Curaçao Angeline da Silva
  Síp Nayia Iacovidou
  Cộng hòa Séc Lucie Váchová
  Đan Mạch Tina Christensen
  Cộng hòa Dominican Larissa Fiallo
  Ecuador Susana Rivadeneira
  Ai Cập Heba El-Sisy
  El Salvador Gabriela Mejía
  Estonia Sirle Kalma
  Ethiopia Ferehyiwot Abebe
  Phần Lan Mira Salo
  Pháp Lætitia Bléger
  Georgia Nino Murtazashvilli
  Đức Shermine Sharivar
  Ghana Minaye Donkor
  Hy Lạp Valia Kakouti
  Guatemala Marva Weatherborn
  Guyana Odessa Phillips
  Hungary Blanka Bakos
  Ấn Độ Tanushree Dutta
  Ireland Cathriona Duignam
  Israel Gal Gadot
  Ý Laia Manetti
  Jamaica Christine Straw
  Nhật Bản Eri Machimoto
  Kenya Anita Maina
  Hàn Quốc Choi Yun-yong
  Liban Marie-José Hnein
  Malaysia Andrea Fonseka
  Mexico Rosalva Luna
  Hà Lan Linsday Pronk
  Nicaragua Marifely Argüello
  Nigeria Anita Uwagbale
  Na Uy Kathrine Sørland
  Panama Jessica Rodríguez
  Paraguay Yanina González
  Peru Liesel Holler
  Philippines Maricar Balagtas
  Ba Lan Paulina Panek
  Puerto Rico Alba Reyes
  Nga Ksenia Kustova
  Serbia và Montenegro Dragana Dujović
  Singapore Sandy Chua
  Slovakia Zuzana Dvorska
  Slovenia Sabina Remar
  Nam Phi Joan Ramagoshi
  Tây Ban Nha María Jesús Ruiz
  Saint Vincent và Grenadines Laferne Fraser
  Thụy Điển Katarina Wigander
  Thụy Sĩ Bianca Sissing
  Đài Bắc Trung Hoa Tạ Nghi Trăn
  Thái Lan Morakot Aimee Kittisara
  Trinidad và Tobago Danielle Jones
  Thổ Nhĩ Kỳ Fatos Segmen
  Turks và Caicos Shamara Ariza
  Ukraina Oleksandra Nikolayenko
  Uruguay Nicole Dupont
  Hoa Kỳ Shandi Finnessey
  Venezuela Ana Karina Áñez
  Việt Nam Hoàng Khánh Ngọc

Thông tin về các cuộc thi quốc gia

sửa

Tham gia lần đầu

sửa

Trở lại

sửa

Thay thế

sửa
  •   Slovakia – Zita Galgociova ban đầu được chọn để đại diện cho Slovakia, nhưng cô đã được thay thế bởi Á hậu 1 Zuzana Dvorska bởi vì cô không đạt đủ độ tuổi quy định[3].
  •   Việt Nam – Hoa khôi Hà Nội 2003 Nguyễn Thị Hồng Vân ban đầu được lựa chọn tham gia cuộc thi, nhưng cô đã được thay thế bởi người đoạt danh hiệu Giải Vàng Siêu mẫu Việt Nam 2004 Hoàng Khánh Ngọc không rõ lý do[4].

Bỏ cuộc

sửa
  •   Albania – Không cuộc thi nào được tổ chức.
  •   Argentina – Không cuộc thi nào được tổ chức do thiếu tài trợ.
  •   Mauritius – Hoa hậu Mauritius 2003, Sabine Bourdet đã không thể tham gia vì vấn đề sức khoẻ[5].
  •   Namibia – Petrina Thomas không thể tham gia do không có đủ tài trợ.
  •   New Zealand – Không cuộc thi nào được tổ chức.

Không tham gia

sửa

Thành phố đăng cai

sửa

Quito, Ecuador đã được công bố là thành phố chủ nhà của cuộc thi vào ngày 19 tháng 8 năm 2003. Thành phố đã chi trả 5 triệu đô la cho quyền tổ chức sự kiện, mặc dù dự kiến ​​thu hồi lại thông qua du khách và quảng bá đất nước trong suốt cuộc thi diễn ra[6].

Vào tháng 3, Bộ trưởng bộ Ngoại giao của Ecuador buộc phải từ chối tin đồn rằng cuộc thi có nguy cơ bị chuyển đến Trung Quốc và ông kêu gọi người Ecuador quay lại cuộc thi[7]. Là một động lực cho khách du lịch, American Airlines, hãng hàng không chính thức tài trợ cuộc thi, đã giảm 5% vé máy bay đến Quito để tham dự cuộc thi, cũng như giảm 10% cho những người đặt trước một tháng[8]. Việc cố gắng sử dụng cuộc thi để quảng bá Ecuador bị đe dọa ngay trước khi cuộc thi diễn ra, khi một vụ xì căng đan tham nhũng dẫn tới nhu cầu ngày càng tăng của việc bãi nhiệm chức Tổng thống Lucio Gutierrez trong một đất nước không ổn định về tình hình chính trị[9].

Trước khi các thí sinh tham gia đến vào đầu tháng 5, các quan chức ở Quito đã cố gắng cải tạo các khu vực mà các thí sinh sẽ đến, trong đó có việc tạm thời di dời những người ăn xin và người vô gia cư ra khỏi một số khu vực nhất định của thành phố[10]. Việc làm này tương tự đã được thực hiện trước đây ở Băng Cốc, Thái Lan nơi diễn ra cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 1992[11] và ở Manila, Philippines nơi diễn ra cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 1994[12]. Sự kiện này đã bị các nhà hoạt động và môi trường Ấn Độ phản đối và đã cáo buộc chính phủ che giấu nghèo đói trong khi cuộc thi được tổ chức[13].

Các thí sinh, các giám khảo, báo chí và khách du lịch đã được bảo vệ nghiêm ngặt bởi một đội ngũ an ninh hơn 5000 nhân viên cảnh sát[14]. Vào ngày 16 tháng 5, chỉ vài giờ trước khi các thí sinh dự kiến ​​sẽ tham gia vào một cuộc diễu hành ở Cuenca, một vụ đánh bom đã bị cảnh sát phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Mặc dù đã phản đối các chính sách kinh tế của chính phủ Ecuador, cảnh sát nghi ngờ rằng quả bom, chỉ tìm thấy cách đó sáu dãy đường từ cuộc diễu hành, đã được tính thời gian cụ thể để trùng với sự kiện này[15].

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Australian model becomes Miss Universe 2004”. Agence France Press. ngày 1 tháng 6 năm 2004.
  2. ^ “U.S. Miss Universe judge disqualified for visiting contestants”. EFE News Service. ngày 31 tháng 5 năm 2004.
  3. ^ “Miss Universe Slovakia Won by 17-Year-Old from Trnava”. Tlacova Agentura Slovenskej Republiky. ngày 21 tháng 3 năm 2004.
  4. ^ “[Có thể bạn chưa biết] – Gian truân Hoàng Khánh Ngọc thi Miss Universe 2004 – Bị viết nhầm tên, bị "khước từ"”. ngày 29 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2017.
  6. ^ “Ecuador picked to host 2004 Miss Universe pageant”. Reuters News. ngày 19 tháng 8 năm 2003.
  7. ^ “Minister scolds Ecuadoreans for not being excited about Miss Universe”. Associated Press. ngày 23 tháng 3 năm 2004.
  8. ^ “Enjoy the sights and sounds of the Miss Universe pageant in Ecuador thanks to discounts offered by American Airlines Take Advantage of a Bonus Discount When Booking the Trip 30 Days in Advance” (Thông cáo báo chí). American Airlines. ngày 7 tháng 4 năm 2004.
  9. ^ Hayes, Monty (ngày 31 tháng 5 năm 2004). “Ecuador looks to Miss Universe pageant to improve image tainted by political crisis”. Associated Press.
  10. ^ “Quito primps for Miss Universe pageant by clearing out beggars”. EFE News Service. ngày 12 tháng 5 năm 2004.
  11. ^ Shenon, Philip (ngày 25 tháng 8 năm 1991). “Thailand Evicting the Poor: Coming Events Spur Leaders to Level Slum”. Los Angeles Daily News.
  12. ^ “Police roundup of Manila street children under probe”. Straits Times. ngày 2 tháng 5 năm 1994.
  13. ^ “Activists say poor Ecuador no place for Miss Universe contest”. EFE News Service. ngày 31 tháng 5 năm 2004.
  14. ^ “Ecuador to assign 5,250 police to safeguard Miss Universe pageant”. Associated Press. ngày 31 tháng 5 năm 2004.
  15. ^ “Police deactivate pamphlet bomb in Ecuador town hosting Miss Universe parade”. Associated Press. ngày 16 tháng 5 năm 2004.

Liên kết ngoài

sửa