Huân chương Lông cừu vàng

Huân chương Vinh danh Lông cừu vàng (tiếng Tây Ban Nha: Insigne Orden del Toisón de Oro,[1] tiếng Đức: Orden vom Goldenen Vlies) là một Huân chương hiệp sĩ Công giáo được Philippe Tốt bụng, Công tước xứ Burgundy, lập ra ở Bruges (thuộc Vương quốc Bỉ ngày nay) vào năm 1430,[2] để kỷ niệm cuộc hôn nhân của ông ấy với Isabella của Bồ Đào Nha. Ngày nay, hai nhánh của huân chương tồn tại độc lập nhau, đó là Lông cừu vàng Tây Ban Nha và Lông cừu vàng Áo; người đứng đầu và có quyền trao huân chương ở Tây Ban Nha là Felipe VI, Vua Tây Ban Nha và ở Áo là Karl von Habsburg, người đứng đầu Nhà Habsburg-Lorraine. Tổng Tuyên úy của chi nhánh Áo là Đức Hồng y Christoph Schönborn, Tổng Giám mục Viên, Áo.

Huân chương Vinh danh Lông cừu vàng
Insigne Orden del Toisón de Oro
Insigne Ordre de la Toison d'Or
Orden vom Goldenen Vlies
Insignes Ordo Velleris Aurei
Phù hiệu của Huân chương Lông cừu vàng Tây Ban Nha được sản xuất tại Cejalvo (Madrid)
Trao bởi Vua Tây Ban Nha
người đứng đầu Nhà Habsburg
Ngày thành lập1430; 594 năm trước (1430)
MottoPretium Laborum Non Vile
Non Aliud
Tình trạng
Currently constituted
Sáng lậpPhilip III, Công tước xứ Burgundy
Grand MastersFelipe VI của Tây Ban Nha
Đại công tước Karl của Áo
Phân hạngHiệp sĩ
Thông tin khác
Bậc trênNone
Bậc dướiHuân chương Charles III
Huân chương Thánh George (Habsburg-Lorraine)
Huân chương quân sự Maria Theresa

Ruy băng của Huân chương
Philip III, Công tước xứ Burgundy, với cổ áo mang Huân chương Lông cừu vàng (bức chân dung của Rogier van der Weyden, năm 1450)

Sự tách biệt của hai nhánh huân chương diễn ra do kết quả của Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha. Người đứng đầu của huân chương là Carlos II của Tây Ban Nha (thuộc Nhà Habsburg) đã qua đời vào năm 1700 mà không để lại người kế vị, và vì vậy việc kế vị ngai vàng của Tây Ban Nha và Huân chương Lông cừu vàng đã khơi mào một cuộc xung đột toàn cầu. Một mặt, Hoàng tử Karl, em trai của Joseph I Hoàng đế La Mã Thần thánh, đã tuyên bố vương quyền Tây Ban Nha thuộc về mình với tư cách là một thành viên quan trọng của Vương tộc Habsburg, giữ ngai vàng Tây Ban Nha trong gần hai thế kỷ. Tuy nhiên, vị vua quá cố của Tây Ban Nha đã chỉ định Hoàng tử Philip, Công tước xứ Anjou của Vương tộc Bourbon, cháu trai của chị gái ông, làm người kế vị theo di chúc. Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1714, Philip được công nhận là vua của Tây Ban Nha nhưng, Hà Lan thuộc Tây Ban Nha - vùng lãnh thổ cũ của Burgundia, đã rơi vào tay người Nhà Habsburg của Áo. Do đó, hai triều đại, cụ thể là Bourbons của Tây Ban Nha và Habsburgs của Áo, kể từ đó các quân chủ của vương tộc Habsburg vẫn tiếp tục ban hành các phiên bản riêng biệt của Huân chương lông cừu vàng.

Lông cừu vàng đã được xem là Huân chương hiệp sĩ có uy tín và lịch sử lâu dài nhất trên thế giới.[3][4] Vào năm 1789, Jean-François de Bourgoing đã viết rằng "số lượng hiệp sĩ của Lông cừu vàng rất hạn chế ở Tây Ban Nha, và đây là huân chương ở châu Âu, đã bảo tồn tốt nhất vẻ huy hoàng cổ đại của nó".[5] Mỗi chiếc huân chương được làm bằng vàng nguyên khối và ước tính trị giá khoảng 50.000 euro vào năm 2018, khiến nó trở thành Huân chương đắt nhất.[6] Các nhân vật hiện nay đang giữ Huân chương Hiệp sĩ Lông cừu vàng bao gồm Nhật hoàng Akihito của Nhật Bản, cựu Sa hoàng Simeon của Bulgaria, và Nữ vương Beatrix của Hà Lan, cùng 13 cá nhân khác. Hiệp sĩ của nhánh Áo bao gồm 33 nhà quý tộc và hoàng thân của các vùng lãnh thổ nhỏ ở Trung Âu, hầu hết trong số họ có nguồn gốc Đức hoặc Áo.

Nguồn gốc

sửa

Huân chương Lông cừu vàng được thành lập vào ngày 10 tháng 01 năm 1430, bởi Philip Tốt bụng, Công tước xứ Burgundy (nhân dịp đám cưới của ông với Isabella của Bồ Đào Nha), để kỷ niệm quyền cai trị một lãnh thổ rộng lớn chạy từ Flanders đến Thụy Sĩ thống nhất dưới hình thức Liên minh cá nhân do ông nắm giữ.[7] Gã hề và người lùn Madame d'Or đã biểu diễn trong buổi ra mắt của Huân chương Lông cừu vàng, được tổ chức ở Bruges.[8] Huân chương được giới hạn số lượng hiệp sĩ, ban đầu là 24 nhưng đã tăng lên 30 vào năm 1433, và 50 vào năm 1516, bao gồm cả người đứng đầu của Huân chương.[9] King of arms đầu tiên của huân chương là Jean Le Fèvre de Saint-Remy.[10] Nó nhận được những đặc quyền khác khau đối với bất kỳ huân chương hiệp sĩ nào: chủ quyền tiến hành tham khảo đề xuất trước khi quyết định; tất cả các tranh chấp giữa các hiệp sĩ phải được giải quyết theo lệnh; ở mỗi chương, những việc làm của mỗi hiệp sĩ được tổ chức xem xét, và những hình phạt và lời khuyên răn được xử lý đối với những kẻ phạm tội, và vì điều này mà chủ quyền rõ ràng phải tuân theo; các hiệp sĩ có thể tuyên bố quyền được xét xử bởi các đồng sự của họ về tội nổi loạn, dị giáo và phản quốc, và Karl V trao quyền tài phán duy nhất đối với tất cả các tội ác của các hiệp sĩ; Việc bắt giữ kẻ phạm tội phải có lệnh của ít nhất sáu hiệp sĩ ký, và trong quá trình buộc tội và xét xử, anh ta không phải ở trong tù mà trong sự quản thúc nhẹ nhàng của các hiệp sĩ đồng nghiệp của mình.[2] Huân chương, được hình thành theo tinh thần giáo hội, trong đó quần chúng và các giáo đoàn là nổi bật và các hiệp sĩ được ngồi trong các choir area như giáo luật,[11] đã bị từ chối một cách rõ ràng đối với những kẻ dị giáo, và do đó đã trở thành một vinh dự độc quyền của Công giáo trong suốt thời kỳ Cải cách Kháng nghị. Các cơ quan quản lý Huân chương là thủ hiến, thủ quỹ, hộ tịch viên và "king of arms" (herald, toison d'or).

Huân chương nhánh Tây Ban Nha

sửa

Grand master của Huân chương

sửa

Thành viên còn sống

sửa

Huy hiệu của Huân chương Lông cừu vàng Tây Ban Nha

sửa

Huân chương nhánh Áo

sửa

Grand master của Huân chương

sửa

Thành viên còn sống

sửa

Cơ quan quản lý

sửa

Phù hiệu

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Vellus aureum Burgundo-Austriacum sive Augusti et ordinis torquatorum aurei velleris equitum... relatio historiaca. Ed.I., Antonius Kaschutnig, Paulus-Antonius Gundl
  2. ^ a b Weatherly, Cecil (1911). “Knighthood and Chivalry” . Trong Chisholm, Hugh (biên tập). Encyclopædia Britannica. 15 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 851–867.
  3. ^ D'Arcy Jonathan Dacre Boulton (2000) [February 1987]. The knights of the crown: the monarchical orders of knighthood in later medieval Europe. Woodbridge, Suffolk: Boydell Press, Palgrave Macmillan. ISBN 0-312-45842-8.
  4. ^ “Méndez, Daniel”. XLSemanal. ngày 18 tháng 2 năm 2012.
  5. ^ Jean-François de Bourgoing, Travels in Spain: Containing a New, Accurate, and Comprehensive View of the Present State of that Country, G.G.J. and J. Robinson (London, 1789), p. 110
  6. ^ “Bandera, María: ¿Qué es el Toisón de Oro y quiénes lo han merecido?”. COPE. ngày 30 tháng 1 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2022.
  7. ^ Gibbons, Rachel (2013). Exploring history 1400–1900: An anthology of primary sources. Manchester University Press. tr. 65. ISBN 9781847792587. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2018.
  8. ^ The Anglo American. 1844. tr. 610.
  9. ^ “Origins of the Golden Fleece”. Antiquesatoz.com. ngày 8 tháng 9 năm 1953. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012.
  10. ^ Buchon, Jean Alexandre (1838). Choix de chroniques et mémoires sur l'histoire de France: avec notices [Selection of chronicles and memoirs on the history of France: with notices] (bằng tiếng Pháp). 2. Paris: Auguste Desrez. tr. xi–xvi (11–16).
  11. ^ Johan Huizinga, The Waning of the Middle Ages (1919) 1924:75.

Tài liệu

sửa
  • Weltliche und Geistliche Schatzkammer. Bildführer. Kunsthistorischen Museum, Vienna. 1987. ISBN 3-7017-0499-6
  • Fillitz, Hermann. Die Schatzkammer in Wien: Symbole abendländischen Kaisertums. Vienna, 1986. ISBN 3-7017-0443-0
  • Fillitz, Hermann. Der Schatz des Ordens vom Goldenen Vlies. Vienna, 1988. ISBN 3-7017-0541-0
  • Boulton, D'Arcy Jonathan Dacre, 1987. The Knights of The Crown: The Monarchical Orders of Knighthood in Later Medieval Europe, 1325–1520, Woodbridge, Suffolk (Boydell Press),(revised edition 2000)

Liên kết ngoài

sửa