Khánh Hưng, Trần Văn Thời

xã thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

Khánh Hưng là một thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Việt Nam.

Khánh Hưng
Xã Khánh Hưng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhCà Mau
HuyệnTrần Văn Thời
Trụ sở UBNDẤp Nhà Máy A
Thành lập1979[1]
Địa lý
Tọa độ: 9°6′43″B 104°53′6″Đ / 9,11194°B 104,885°Đ / 9.11194; 104.88500
MapBản đồ xã Khánh Hưng
Khánh Hưng trên bản đồ Việt Nam
Khánh Hưng
Khánh Hưng
Vị trí xã Khánh Hưng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích66,70 km²[2]
Dân số (31/12/2022)
Tổng cộng23.296 người[3]
Mật độ349 người/km²
Khác
Mã hành chính32113[4]
Websitekhanhhung.tranvanthoi.camau.gov.vn

Địa lý

sửa

Xã Khánh Hưng nằm ở trung tâm huyện Trần Văn Thời, có vị trí địa lý:

Xã Khánh Hưng có diện tích 66,70 km²,[2] dân số năm 2022 là 18.985 người,[3] mật độ dân số đạt 349 người/km².

Hành chính

sửa

Xã Khánh Hưng được chia thành 15 ấp: Bình Minh 2, Công Nghiệp A, Công Nghiệp B, Công Nghiệp C, Kinh Đứng A, Kinh Đứng B, Kinh Hảng A, Kinh Hảng B, Kinh Hảng C, Nhà Máy A, Nhà Máy B, Nhà Máy C, Rạch Lùm A, Rạch Lùm B, Rạch Lùm C.

Lịch sử

sửa

Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 275-CP[1] về việc:

  • Thành lập xã Khánh Hưng và xã Khánh Dân trên cơ sở một phần của xã Khánh Hưng A.
  • Thành lập xã Khánh Dũng trên cơ sở một phần của xã Trần Hội.

Ngày 14 tháng 2 năm 1987 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33B-HĐBT[5] về việc sáp nhập xã Khánh Dũng vào xã Khánh Hưng.

Xã Khánh Hưng có 2.932 hécta đất và 7.466 nhân khẩu.

Ngày 2 tháng 2 năm 1991, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 51/QĐ-TCCP[6] về việc sáp nhập xã Khánh Dân vào xã Khánh Hưng.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[7] về việc chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Khi đó, xã Khánh Hưng thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

Kinh tế

sửa

Cũng như các khu vực khác ở Cà Mau, xã này có địa hình chủ yếu là kênh rạch chằng chịt, nước lợ. Giao thông thủy thịnh hành. Ngành nghề chủ yếu là đánh bắt thủy hải sản và nuôi trồng thủy sản nước lợ như: cua, tôm sú, tôm càng xanh,...

Chú thích

sửa
  1. ^ a b “Quyết định số 275-CP năm 1979 về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Minh Hải”. Caselaw Việt Nam. 25 tháng 7 năm 1979. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ a b “Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Cà Mau: Phụ lục 2–2A” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. 27 tháng 3 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ a b Công an tỉnh Cà Mau (13 tháng 9 năm 2023). “Báo cáo số 3001/CAT-QLHC của Công an tỉnh về việc bổ sung về số liệu nhân khẩu thường trú vắng mặt địa phương của tỉnh Cà Mau” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ “Quyết định số 33B-HĐBT về việc phân vạch điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn của các thị xã Bạc Liêu, Cà Mau và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân, Thới Bình, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải”. 14 tháng 2 năm 1984. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2024.
  6. ^ Quyết định số 51/QĐ-TCCP về việc điều chỉnh địa giới phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, tỉnh Minh Hải.
  7. ^ “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chín một số tỉnh”. 6 tháng 11 năm 1996. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)

Tham khảo

sửa