Khánh Hải, Trần Văn Thời

xã thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

Khánh Hải là một thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Việt Nam.

Khánh Hải
Xã Khánh Hải
Trung tâm hành chính xã Khánh Hải
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhCà Mau
HuyệnTrần Văn Thời
Trụ sở UBNDẤp Trùm Thuật
Thành lập1979[1]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDPhạm Thành Được
Bí thư Đảng ủyNguyễn Chí Tâm
Địa lý
Tọa độ: 9°06′50″B 104°50′0″Đ / 9,11389°B 104,83333°Đ / 9.11389; 104.83333
MapBản đồ xã Khánh Hải
Khánh Hải trên bản đồ Việt Nam
Khánh Hải
Khánh Hải
Vị trí xã Khánh Hải trên bản đồ Việt Nam
Diện tích62,90 km²[2]
Dân số (31/12/2022)
Tổng cộng16.601 người[3]
Mật độ263 người/km²
Khác
Mã hành chính32119[4]
Mã điện thoại290
Websitekhanhhai.tranvanthoi.camau.gov.vn

Địa lý

sửa

Xã Khánh Hải nằm ở phía tây huyện Trần Văn Thời, có vị trí địa lý:

Xã Khánh Hải có diện tích 62,90 km²,[2] dân số năm 2022 là 16.601 người,[3] mật độ dân số đạt 263 người/km².

Địa hình: Cũng như các khu vực khác ở Cà Mau, xã Khánh Hải có địa hình chủ yếu là kênh rạch. Sông Đốc có một đoạn chảy qua địa bàn xã Khánh Hải.

Bờ biển: Dọc theo bờ Biển Tây, Khánh Hải có nhiều cửa biển nhỏ như: Bảy Ghe, Kênh Tư, Kênh Mới. Các cửa biển này tạo điều kiện rất tốt cho tàu thuyền ra, vào đánh bắt gần bờ. Dân cư tập trung khu vực này tương đối sầm uất. Tuy nhiên vấn đề này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn khi gió, bão, sạt lỡ. Bờ biển thuộc xã Khánh Hải nằm trong khu vực bị sạt lỡ, đặc biệt tại vàm Kênh Mới.[5] Đai rừng phòng hộ ven biển khu vực này bị suy giảm nghiêm trọng, biển xâm thực đến chân đê. Khi có sóng to, gió lớn, đê ngăn mặn chịu áp lực sóng lớn và tiềm ẩn nguy cơ sạt lỡ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp bên trong đất liền.

Hành chính

sửa

Xã Khánh Hải được chia thành 11 ấp: Bãi Ghe, Chủ Mía, Đường Ranh, Kênh Giữa, Kênh Mới, Khánh Hưng A, Liên Hoà, Lung Tràm, Trùm Thuật, Trùm Thuật A, Trùm Thuật B.

Lịch sử

sửa

Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 275-CP[1] về việc thành lập xã Khánh Hải và xã Khánh Hòa trên cơ sở một phần của xã Khánh Hưng A.

Ngày 2 tháng 2 năm 1991, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 51/QĐ-TCCP[6] về việc sáp nhập xã Khánh Hòa vào xã Khánh Hải.

Kinh tế

sửa
 
Một góc cánh đồng lúa

Xã Khánh Hải có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, nằm trong tiểu vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau. Phần lớn diện tích trong đê bao của xã được dùng canh tác 2 vụ lúa, diện tích ngoài đê được người dân nuôi tôm, cua nước mặn và có dãy rừng phòng hộ giáp biển.[7] Một bộ phận cư dân trên địa bàn có thu nhập chính dựa vào nghề đánh bắt thủy hải sản.

Do vị trí tiếp giáp với đô thị biển Sông Đốc nên Khánh Hải có điều kiện tốt để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt trong lĩnh vực có liên quan đến khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Một phần diện tích thuộc ấp Trùm Thuật A nằm trong khu công nghiệp Sông Đốc. Trên địa bàn xã Khánh Hải cũng đã được đầu tư xây dựng khu neo trú bão dọc theo bờ sông Ông Đốc cho tàu cá.

Văn hóa

sửa

Chứng tích tội ác chiến tranh: Chứng tích tội ác máy bay B52 rải thảm sát hại đồng bào vô tội tọa lạc tại ngã tư 9 Bộ, thuộc ấp Liên Hòa, xã Khánh Hải.

Danh nhân

sửa
  • Bác Ba Phi: Tên thật là Nguyễn Long Phi (18841964). Ông là nghệ nhân văn hóa dân gian, được biết đến qua các câu chuyện tiếu lâm mang tên ông, truyện Bác Ba Phi. Cuộc đời và những câu chuyện của ông gắn liền với vùng đất thuộc xã Khánh Hải ngày nay, Những địa danh thường được nhắc đến như: Lung Tràm, Kênh Ngang, Rạch Lùm, Ông Đốc,...
 
Mộ Bác Ba Phi cùng hai người vợ

Bác Ba Phi qua đời tại rừng U Minh Hạ, nay là ấp Lung Tràm, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Hiện nay, khu nhà và mộ phần của ông được đề xuất xây dựng thành khu lưu niệm và du lịch văn hóa của tỉnh Cà Mau.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b “Quyết định số 275-CP năm 1979 về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Minh Hải”. Caselaw Việt Nam. 25 tháng 7 năm 1979. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ a b “Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Cà Mau: Phụ lục 2–2A” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. 27 tháng 3 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ a b Công an tỉnh Cà Mau (13 tháng 9 năm 2023). “Báo cáo số 3001/CAT-QLHC của Công an tỉnh về việc bổ sung về số liệu nhân khẩu thường trú vắng mặt địa phương của tỉnh Cà Mau” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ Nguyễn Hùng (6 tháng 8 năm 2019). “Cà Mau ban bố tình huống khẩn cấp hộ đê biển Tây”. Báo Tuổi Trẻ.
  6. ^ Quyết định số 51/QĐ-TCCP về việc điều chỉnh địa giới phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, tỉnh Minh Hải.
  7. ^ “Tên đơn vị hành chính xã, thị trấn Trần Văn Thời”. UBND tỉnh Cà Mau. Truy cập 16 tháng 5 năm 2008.
  8. ^ “22 đại biểu Quân đội trúng cử BCH Trung ương Đảng Khóa XII”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2019.

Tham khảo

sửa