Koh Ker
Koh Ker là tên một di tích nằm trong quần thể di tích Angkor, cách thành phố Siêm Riệp 100 km. Đây là kinh đô cũ của đế chế Angkor được xây dựng dưới triều đại vua Jayavarman IV, khởi công từ năm 921 đến năm 944 mới hoàn tất. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự khủng hoảng quyền lực của vương triều Angkor sau khi vua Indravarman I băng hà.
Koh Ker | |
---|---|
![]() Kim Tự Tháp Koh Ker | |
![]() | |
Vị trí địa lý | |
Vị trí | cách thành phố Siêm Riệp 100 km |
Kiến trúc | |
Kiểu dáng kiến trúc | Kim tự tháp |
Lịch sử và sự quản lý | |
Ngày xây dựng | thế kỷ 10 |
Koh Ker được xem là cố đô của vương triều và được người dân quen gọi với cái tên Kim tự tháp của nền văn minh Angkor.
Lịch sửSửa đổi
Theo những bi ký tìm thấy trong phế tích Angkor và tư liệu của nhà khảo cổ Pháp Georges Coedes: Năm 921, quốc vương Jayavarman IV là Hasavarman I bỏ vùng Angkor về ở Koh Ker và xây nhiều cung điện to tát. Rồi 23 năm sau, vào năm 944 vua nối ngôi trở về ngự ở Angkor. Nguyên nhân nào khiến cho vị vua xây dựng một ngôi đền nguy nga tráng lệ trong suốt 23 năm ròng với sự tham gia của hàng ngàn nô lệ cùng kiến trúc sư Khmer chính tại Koh Ker? Vì vị thế nơi đây thật sự không thuận lợi cho việc duy trì một vương quốc: khu vực toàn núi đá và không có hệ thống sông ngòi cung cấp nước cho kinh thành. Kinh thành Koh Ker trở nên chết yểu bởi chính vị thế không thật sự thuận lợi của mình.
Miêu tảSửa đổi
Vẫn như bao đền đài khác ẩn mình trong rừng sâu hàng ngàn năm, kinh đô Koh Ker một thời giờ đây gần như hoang phế, chỉ còn lại những dãy tường thành to lớn bao bọc cung điện. Ấn tượng nhất vẫn là ngọn tháp cao vút giữa trung tâm Koh Ker tuy đã bị sụp mất phần mái nhưng vẫn uy nghi đứng giữa rừng già. Kinh đô Koh Ker chỉ tồn tại đúng với thời gian xây dựng nên nó: 23 năm. Ngay sau khi lên ngôi, con của Jayavarman IV là Hasavarman I đã cho dời đô trở lại Angkor, và ngay từ năm 944, Koh Ker đã bị quên lãng. Mãi đến năm 2003, Koh Ker mới chính thức được đưa ra ánh sáng sau 1.059 năm bị lãng quên. Đó là kỳ quan và là cố đô được xem là "yểu mệnh" nhất trong thời kỳ Angkor.
Pháo đài giữa khu đền được xây dựng hoàn toàn khác với kiến trúc Angkor, có hình kim tự tháp với những bậc đá lên đỉnh gần như dựng đứng. Tư liệu cổ ghi lại rằng do loạn lạc, vua Jayavarman IV đã cho xây ngôi tháp vừa làm nơi huấn luyện quân đội, vừa làm đền thờ. Các bức tường thành bao bọc kinh đô Koh Ker cũng rất dày và chỉ có một lối độc đạo ra vào để tránh bị tấn công.
Kim tự tháp Koh Ker được xem là công trình độc đáo nhất khu phế tích với gần 54[1] ngọn tháp giống như nhau. Nhiều người gọi đây là con đường lên trời với những bậc tam cấp nhỏ và gần như thẳng đứng, Ủy ban Apsara đã thiết kế một cầu thang dành cho du khách.
Ngày xưa các quan quân vua Jayavarman IV dùng "đường lên trời"[2] để luyện tập, những ai kiên cường, dẻo dai mới có thể chinh phục được đỉnh tháp, do đó đã có không ít người bỏ mạng khi luyện tập với "đường lên trời" này. Từ trên đỉnh tháp, phóng tầm mắt có thể thấy cả những dãy núi Prasat Preah Vihear, núi Kulen hùng vĩ phía xa xa.
Đền Koh Ker chia làm nhiều cụm tháp to nhỏ rãi khắp một khu vực rộng lớn. Sau đây là tên chi tiết các tháp trong khu vực:
1. Cụm tháp Thom
- Tháp Dar Tong
- Tháp Thom (tháp trung tâm dùng để tế lễ hình dáng giống Kim Tự Tháp)
- Tháp Kok Sokum
2. Cụm tháp Bắc
- Tháp Trappang Roei
- Tháp Dei Chnang
- Tháp Balang
- Tháp Thneng
- Tháp G
- Linga
- Tháp Andong Kuk
- Tháp Krachap
- Tháp D
- Tháp Banteay Pichean
- Tháp Chammtres
- Tháp Chrap
3. Cụm tháp Nam
- Tháp Chhin
- Tháp Damrei
- Tháp Khna
- Tháp Ang Khna
- Tháp Nean Khmau
- Tháp Pram
- Tháp Ba
- Tháp Neung Khmau
4. Tháp ngoài
- Tháp Lohoug
- Tháp Kraham
5. Hồ Rahal [1]
Tình trạngSửa đổi
Cố đô Koh Ker rộng đến 30km2, chỉ trung tâm hoàng thành có đến 54 ngọn tháp bằng đá lớn, chưa kể hàng trăm ngôi đền thờ những chiếc Linga khổng lồ còn nằm khuất sau những cánh rừng quanh đền, mà cho đến giờ Ủy ban Apsara vẫn chưa thể thống kê được. Hàng vạn nô lệ đã bỏ mạng để xây dựng nên Koh Ker, vậy mà nó chỉ tồn tại đúng 23 năm.
Ngôi đền cũng giống như số phận của những ngôi đền khác ngoài khu vực trung tâm, dù là kinh thành, hoàng cung và được mệnh danh là cố đô lừng lẫy trong lịch sử, cùng với Beng Mealea, Koh Ker bị chìm vào quên lãng suốt 1059 năm không một bóng người. Hiện nay, di tích đang tiếp tục bị bỏ hoang và chưa có dấu hiệu của sự trùng tu. Chỉ vài sửa chữa nhỏ nhặt mà Ủy ban Apsara thiết kế dành cho số ít du khách tham quan nơi đây. Di tích chỉ thích hợp với du khách ba lô hay đi bằng xe moto, bởi địa thế nằm khá xa trung tâm cùng sự hoang phế của nó. Cá biệt, có một số ngôi đền nằm lẩn khuất trong rừng già, có đền nhỏ nằm giữa khu vực bom mìn không một bóng người.
Du lịch tại Koh KerSửa đổi
Nếu muốn thực hiện chuyến du lịch bằng moto đến Koh Ker, du khách đi theo quốc lộ số 6. Nghĩ đêm tại đây thì có thể ở tại Koh Ker Guest House, trong ngôi làng Sra Yong.
Tham khảoSửa đổi
- Freeman, Michael và Jacques, Claude (1999). Ancient Angkor. River Books. ISBN 0-8348-0426-3
- Glaize, Maurice (2003 edition of an English translation of the 1993 French fourth edition). The Monuments of the Angkor Group. Truy cập 14 July 2005
- Higham, Charles (2001). The Civilization of Angkor. Phoenix. ISBN 1-84212-584-2
Chú thíchSửa đổi
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Koh Ker. |
Wikivoyage có cẩm nang du lịch về Koh Ker (tiếng Anh). |
- ^ Theo Publications Co. Ltd, đây là tên khu vực đền Koh Ker theo bản đồ từ www.peaceofangkor.com.