Lê Thu Hà (trung tướng)

Lê Thu Hà (sinh năm 1957) là một sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Chính ủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.[2] Bà là nữ Trung tướng đầu tiên của Việt Nam.[3]

Lê Thu Hà
Chức vụ
Nhiệm kỳ2013 – 2017
Giám đốcTrần Duy Anh[1]
Mai Hồng Bàng
Tiền nhiệmNguyễn Trọng Chính
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh1957 (66–67 tuổi)
Thanh Oai, Hà Nội
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
ChồngThiếu tướng Vũ Huy Nùng
ChaTrung tướng Lê Hai
MẹMạc Thị Phúc
Học vấnPhó Giáo sư, Tiến sĩ
Alma materHọc viện Quân y
Tặng thưởngHuân chương Bảo vệ Tổ quốc Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất
Phục vụ trong quân đội
Phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ19752017
Cấp bậc
Đơn vịBệnh viện Trung ương Quân đội 108

Tiểu sử

sửa

Lê Thu Hà sinh năm 1957 tại Thanh Oai, Hà Nội, là con gái của Trung tướng Lê Hai, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Mạc Thị Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm khoa Tim mạch Bệnh viện Trung ương quân đội 108. Bà tốt nghiệp Học viện Quân y với điểm trung bình cao nhất toàn khóa. Sau 10 năm công tác tại trường, bà thi đỗ nghiên cứu sinh với điểm thủ khoa và được cử đi Bulgaria học. Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ Y khoa vào năm 1996, bà về nước và bắt đầu công việc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.[4]

Năm 2004, khi còn là Chủ nhiệm Khoa Thận - Khớp của Bệnh viện 108, bà và các đồng nghiệp đã cùng nghiên cứu về đề tài lọc màng bụng ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Trong những năm này, chỉ có Bệnh viện 108 và Bệnh viện Quân y 105 có máy lọc máu cho bệnh nhân suy thận mạn. Công trình nghiên cứu của bà đã được ứng dụng đại trà để lọc máu cho bệnh nhân suy thận tại bệnh viện, và lọc máu tại nhà cho bệnh nhân.[4] Công trình này đã giúp bà có được danh hiệu "Phụ nữ sáng tạo" từ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.[5]

Năm 2007, bà được phong hàm Phó Giáo sư.[6] Sau khi được thăng quân hàm Thiếu tướng vào năm 2009 và trở thành nữ tướng thứ 3 trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam,[7][8] bà lần lượt trải qua các chức vụ Phó giám đốc,[9] rồi Chính ủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.[4][10] Năm 2014, bà được thăng quân hàm Trung tướng, trở thành nữ Trung tướng đầu tiên của Việt Nam. Tháng 12 năm 2017, bà nhận quyết định nghỉ hưu. Đến năm 2020, bà trở thành Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Bulgaria thành phố Hà Nội.[11]

Khen thưởng

sửa

Lịch sử thụ phong quân hàm

sửa
Năm thụ phong 2009 2014
Cấp bậc Đại tá Thiếu tướng Trung tướng

Gia đình

sửa
  1. Thiếu tướng Phạm Ngọc Nguyên, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân;
  2. Thiếu tướng Vũ Huy Nùng, nguyên Phó giám đốc Học viện Quân y Việt Nam.[12]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Hoàng Hà (1 tháng 3 năm 2014). “Tích cực nghiên cứu, triển khai kỹ thuật cao, kỹ thuật mới”. Báo điện tử Quân đội Nhân dân. Truy cập 18 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ Bá Kiên (13 tháng 2 năm 2013). “Nữ tướng thời bình”. Báo Điện tử Tiền Phong. Truy cập 17 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ “Nữ trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam”. Cổng Thông Tin Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 29 tháng 9 năm 2014. Truy cập 18 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ a b c My Lăng (20 tháng 12 năm 2017). “Tướng lĩnh Việt thời bình - Kỳ 3: Nữ trung tướng đầu tiên”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 18 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ Trọng Đức (13 tháng 11 năm 2015). “Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thu Hà- nữ Trung tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam”. Báo ảnh Dân tộc và Miền núi - TTXVN. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ Nguyễn Văn Hạnh (21 tháng 10 năm 2015). “Hai nữ tướng làm chính ủy”. Báo điện tử Quân đội Nhân dân. Truy cập 18 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ Hiếu Dũng (2 tháng 7 năm 2010). “VN có bao nhiêu đại tướng? Tòa soạn - Bạn đọc Thanh Niên”. Báo Thanh Niên. Truy cập 18 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ “6 nữ tướng xuất sắc của lực lượng vũ trang Việt Nam: Xinh đẹp và tài năng”. Tạp chí điện tử Tri ân. 21 tháng 11 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập 18 tháng 6 năm 2021.
  9. ^ Ngọc Năm; Văn Hải (24 tháng 10 năm 2010). “Phát triển Bệnh viện 108 ngang tầm khu vực và thế giới”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập 18 tháng 6 năm 2021.
  10. ^ Bình Minh (27 tháng 2 năm 2015). “Tôn vinh hình ảnh người thầy thuốc Quân đội”. Báo Biên phòng. Truy cập 18 tháng 6 năm 2021.
  11. ^ Kiều Giang (28 tháng 12 năm 2020). “Đại hội thành lập Hội Hữu nghị Việt Nam - Bulgaria Thành phố Hà Nội”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập 18 tháng 6 năm 2021.
  12. ^ a b c Tiến Đức (20 tháng 7 năm 2018). “Tự hào vị nữ tướng ngành y”. Việt Nam hội nhập. Truy cập 18 tháng 6 năm 2021.
  13. ^ Nhật Tuấn (28 tháng 1 năm 2019). “Tổ chức trọng thể Lễ viếng và truy điệu Trung tướng Lê Hai”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. Truy cập 18 tháng 6 năm 2021.
  14. ^ Trần Mỹ Hiền (11 tháng 3 năm 2020). “Câu chuyện về nữ cứu thương Mạc Thị Phúc”. An ninh Thế giới online. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2021.