Lịch Dân quốc

(Đổi hướng từ Lịch Dân Quốc)

Lịch Dân quốc (phồn thể: 民國紀元; giản thể: 民国纪元; pinyinMínguó Jìyuán; Hán-Việt: Dân quốc kỷ nguyên; tiếng Anh: Republic of China calendar) là loại lịch đang được sử dụng ở Đài Loan bởi chính quyền và những phần lãnh thổ khác mà Trung hoa Dân quốc kiểm soát. Lịch Dân quốc đã từng được sử dụng ở Trung Hoa đại lục từ năm 1912 cho đến năm 1949 trước khi nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập.

Một tờ lịch kỷ niệm năm đầu tiên của nền Cộng hòa cũng như cuộc bầu cử của Tổng thống lâm thời Tôn Trung Sơn,  .

Thời phong kiến, Trung Quốc có truyền thống sử dụng niên hiệu hoàng đế và năm tại vị để đánh số năm. Kế thừa truyền thống đó,Trung hoa Dân quốc sử dụng niên hiệu Dân quốc (phồn thể: 民國; giản thể: 民国; pinyin: Mínguó) để đánh số năm trong những tài liệu chính thức. Theo đó, năm đầu tiên là 1912, tức là năm thành lập nền Trung hoa Dân quốc. Ví dụ, năm 2024 là năm Dân quốc thứ 112. Tháng và ngày được đánh số theo lịch Gregorius.

Quá trình hình thành sửa

Ngày 1 tháng 1 năm 1912, chính quyền Trung hoa Dân quốc thông qua lịch Gregorius (Tây lịch), và dùng cho các hoạt động thương mại, nhưng đại bộ phận dân chúng tiếp tục sử dụng lịch truyền thống (Âm lịch).Từ 1916 đến 1921, Trung Quốc bị kiểm soát bởi các lãnh chúa được các thế lực thuộc địa nước ngoài ủng hộ. Từ khoảng năm 1921 cho đến năm 1928, các lãnh chúa tiếp tục chiến đấu ở miền bắc Trung Quốc, nhưng chính phủ Quốc Dân Đảng đã kiểm soát miền nam Trung Quốc và tiếp tục sử dụng lịch Gregorius. Sau khi Quốc Dân Đảng thành lập lại Trung hoa Dân quốc vào ngày 10 tháng 10 năm 1928, lịch Gregorian được chính thức thông qua, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1929. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiếp tục sử dụng lịch Gregorian từ năm 1949.

Mặc dù đã thông qua lịch Gregorius, nhưng việc tính số năm vẫn là một vấn đề. Truyền thống Trung Quốc là sử dụng niên hiệu của hoàng đế và năm trị vì. Một giải pháp thay thế là sử dụng triều đại của vị vua Hoàng Đế, một vị vua nửa lịch sử, nửa huyền thoại vào thiên niên kỷ thứ ba TCN, để tính số năm. Vào đầu thế kỷ 20, một số người Trung Quốc ủng hộ chế độ Cộng hòa bắt đầu tán thành phương pháp này. Do đó số năm sẽ được độc lập với niên hiệu của hoàng đế.

Khi Tôn Trung Sơn trở thành Tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc, ông đã gửi điện tín cho các nhà lãnh đạo của tất cả các tỉnh và tuyên bố ngày 13 tháng 4 năm thứ 4609 của vị vua Hoàng Đế (tương ứng với ngày 1 tháng 1 năm 1912) là năm Dân quốc đầu tiên. Ý định ban đầu của lịch Dân quốc là tiếp nối thông lệ phong kiến trong việc đánh số năm dựa vào niên hiệu hoàng đế đang trị vì, một thông lệ phổ biến ở Trung Quốc. Sau khi thành lập nước Cộng hòa, do thiếu đi một vị hoàng đế, họ quyết định sử dụng năm thành lập chính thể hiện tại để đánh số năm. Phương pháp mới này làm giảm những nhược điểm của phương pháp cũ. Trong lịch sử, không có vị Hoàng đế nào trị vì hơn 61 năm, do đó niên hiệu thường xuyên thay đổi. Vị vua cai trị lâu đời nhất trong lịch sử Trung QuốcKhang Hi từ năm 1662-1722 (năm Khang Hi 61). (Hoàng đế Càn Long đã thoái vị vào năm 1795, tức là năm Càn Long 60, nhưng niên hiệu của Càn Long vẫn được sử dụng không chính thức cho đến khi ông qua đời năm 1799 tức là năm Càn Long 64).

Cũng giống như các niên hiệu hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến, năm Dân quốc (民國 Mínguó, "Republic") cũng có 2 chữ là chữ viết tắt của Trung Hoa Dân quốc (中華民國 Zhōnghuá Mínguó). Năm 1912 là năm Dân quốc đầu tiên, được gọi là Dân quốc Nguyên niên 民國 元年 (Mínguó Yuánnián) và năm 2010, "năm Dân quốc thứ 99" là 民國 九十 九年, 民國 99 年, hoặc đơn giản là năm 99.

Ngoài lịch Dân quốc, người Đài Loan tiếp tục sử dụng âm lịch cho một số công việc nhất định như ngày lễ, tính tuổi người và các mục đích tôn giáo.

Sự tương đồng với Triều Tiên và Nhật Bản sửa

Cách tính năm của lịch Dân quốc cũng giống như lịch Chủ thể của Bắc Triều Tiên, lấy năm sinh của nhà sáng lập Kim Il-sung (1912) là năm đầu tiên. Nhật Bản trong thời kỳ Đại Chính (30 tháng 7 năm 1912 đến ngày 25 tháng 12 năm 1926) cũng tính số năm bắt đầu từ 1912 giống như lịch Dân quốc.

Lập luận chống lại sửa

Việc sử dụng lịch Dân quốc vượt ra ngoài các tài liệu chính thức. Có nhiều khả năng hiểu sai năm trong trường hợp tiền tố (ROC hoặc 民國) bị bỏ qua.

Một số đảng chính trị ở Đài Loan ủng hộ phong trào độc lập Đài Loan, chẳng hạn như Đảng Dân chủ Tiến bộ đề xuất các nhà lập pháp bãi bỏ lịch Dân quốc nhằm ủng hộ lịch Gregorius.[1]

Mối quan hệ với lịch Gregorius (Tây lịch) sửa

Năm Dân quốc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Năm Tây lịch 1912 1913 1914 1915 1916 1917 1918 1919 1920 1921
Năm Dân quốc 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Năm Tây lịch 1922 1923 1924 1925 1926 1927 1928 1929 1930 1931
Năm Dân quốc 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Năm Tây lịch 1932 1933 1934 1935 1936 1937 1938 1939 1940 1941
Năm Dân quốc 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Năm Tây lịch 1942 1943 1944 1945 1946 1947 1948 1949 1950 1951
Năm Dân quốc 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
Năm Tây lịch 1952 1953 1954 1955 1956 1957 1958 1959 1960 1961
Năm Dân quốc 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
Năm Tây lịch 1962 1963 1964 1965 1966 1967 1968 1969 1970 1971
Năm Dân quốc 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70
Năm Tây lịch 1972 1973 1974 1975 1976 1977 1978 1979 1980 1981
Năm Dân quốc 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80
Năm Tây lịch 1982 1983 1984 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991
Năm Dân quốc 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90
Năm Tây lịch 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Năm Dân quốc 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100
Năm Tây lịch 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Năm Dân quốc 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110
Năm Tây lịch 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Năm Dân quốc 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120
Năm Tây lịch 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030 2031
Năm Dân quốc 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130
Năm Tây lịch 2032 2033 2034 2035 2036 2037 2038 2039 2040 2041
Năm Dân quốc 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140
Năm Tây lịch 2042 2043 2044 2045 2046 2047 2048 2049 2050 2051
Năm Dân quốc 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150
Năm Tây lịch 2052 2053 2054 2055 2056 2057 2058 2059 2060 2061
Năm Dân quốc 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160
Năm Tây lịch 2062 2063 2064 2065 2066 2067 2068 2069 2070 2071
Năm Dân quốc 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170
Năm Tây lịch 2072 2073 2074 2075 2076 2077 2078 2079 2080 2081

Máy tính hỗ trợ sửa

Từ việc phát hành của Java 8, lịch Dân quốc được hỗ trợ API ngày và giờ mới.

Dựa trên tiêu chuẩn quốc gia Trung Quốc CNS 7648: Các phần tử dữ liệu và các định dạng liên kết-trao đổi thông tin-đại diện của ngày và giờ (tương tự như ISO 8601), việc đánh số năm có thể sử dụng hệ thống Gregorius hoặc năm Dân quốc ROC. Ví dụ, ngày 3 tháng 5 năm 2004 có thể được viết ngày 3 tháng 5 năm 2004 hoặc ROC 93-05-03.

Xem thêm sửa

  • Ngày lễ chung ở Đài Loan

Tham khảo sửa

  1. ^ Jimmy Chuang (ngày 25 tháng 2 năm 2006). “Taiwan may drop idiosyncratic Republican calendar”. Taipei Times. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2017.