Le nâu hay Le le (danh pháp hai phần: Dendrocygna javanica) là một loài vịt nhỏ sinh sản ở Nam ÁĐông Nam Á.

Dendrocygna javanica
Le nâu tại hồ Santragachi, Kolkata, Ấn Độ
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Anseriformes
Họ (familia)Anatidae
Chi (genus)Dendrocygna
Loài (species)D. javanica
Danh pháp hai phần
Dendrocygna javanica
(Horsfield, 1821)
định cư màu lục và sinh sống mùa hè màu lục
định cư màu lục và sinh sống mùa hè màu lục

Phân bố sửa

Le nâu sống thành bầy ở những nơi chúng ưa thích. Môi trường sống là các hồ nước ngọt, với nhiều thực vật, Thức ăn của chúng là hạt và các loại thực vật khác. Đôi khi chúng cũng tạm cư trú ngoài biển, nhưng ngoài khu vực nhiều sóng[2]. Le nâu phân bố không đều tại Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Nam Trung Quốc, Việt Nam. Le nâu chủ yếu sống định cư, di chuyển nhỏ theo vùng nước, nhưng le nâu ở Trung Quốc di cư về phía Nam vào mùa đông.

Đây là loài phân bố rộng rãi của các khu vực đất ngập nước thấp của tiểu lục địa Ấn ĐộĐông Nam Á, kéo dài từ Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, Malaysia, Singapore, Indonesia, Myanmar, Thái LanViệt Nam. Nó cũng có mặt trên các quần đảo trong khu vực như Andamans, NicobarsMaldives.[3] Chúng đôi khi cũng di chuyển trong khu vực nhỏ do các thay đổi thời tiết và lượng nước và đối với các nhóm sinh sống về phía bắc di chuyển về phía nam vào mùa đông. Chúng được tìm thấy trong các vùng đất ngập nước nhạt có lớp phủ thực vật tốt và thường nghỉ ngơi trên các bờ sông hoặc thậm chí trên các vùng biển mở ven bờ.[4] Downy chicks là nhóm có màu đen với mắt nâu và các đốm trắng sau đỉnh đầu, cánh, bụng và rump.[5][6] Các cá thể Albino đã được tìm thấy trong tự nhiên.[7]

Miêu tả sửa

Le nâu có mỏ dài màu xám, đầu và chân cũng dài. Lông trên đầu, cổ và bụng màu vàng sẫm da bò, chỏm lông trên đầu sẫm màu hơn. Lưng và hai cánh màu xám sẫm, với các mảng màu nâu hạt dẻ trên cánh và đuôi.

Tiếng kêu của chúng hơi khò khè, phát ra khi bay[2]. Các chỗ đậu ngủ đêm của chúng thường rất ồn ào. Chúng làm tổ trong các hốc trên cây, các tổ cũ của các loài chim khác, đẻ 6-12 trứng.

Ảnh sửa

Liên kết ngoài sửa

  • Tra cứu động vật rừng Việt Nam, Le nâu

Ghi chú sửa

  1. ^ BirdLife International (2012). Dendrocygna javanica. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2013.2. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ a b Salim Ali & Sidney Dillon Ripley (1986/2001). Handbook of the Birds of India and Pakistan, ấn bản lần thứ hai.,10 quyển (ấn bản 2). Nhà in Đại học Oxford. Đã bỏ qua tham số không rõ |address= (gợi ý |location=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Số thứ tự: 138, quyển 1, trang 138-140.
  3. ^ Anderson, R C & M Baldock (2001). “New records of birds from the Maldives, with notes on other species” (PDF). Forktail. 17: 67–73. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2015.
  4. ^ Ali, Salim; Sidney Dillon Ripley (1978). Handbook of the Birds of India and Pakistan. Volume 1 (ấn bản 2). New Delhi: Oxford University Press. tr. 138–139.
  5. ^ Baker, ECS (1929). Fauna of British India. Birds. Volume 6 (ấn bản 2). London: Taylor and Francis. tr. 411–413.
  6. ^ Blanford, WT (1898). Fauna of British India. Birds. Volume 4. London: Taylor and Francis. tr. 430–431.
  7. ^ Chatterjee, Sujan (1995). “Occurrence of albino Lesser Whistling Teal, Dendrocygna javanica (Horsfield)”. J. Bombay Nat. Hist. Soc. 92 (3): 417–418.