Chim đuôi cụt là tên gọi chung để chỉ khoảng 33 loài chim trong siêu họ Pittoidea (Liên họ Đuôi cụt) chỉ chứa một họ với danh pháp Pittidae (họ Đuôi cụt) trong bộ Sẻ, chủ yếu sinh sống trong khu vực nhiệt đới châu ÁAustralasia, mặc dù có một ít loài sống ở châu Phi.

Họ Đuôi cụt
Đuôi cụt Ấn Độ (Pitta brachyura)
Phân loại khoa học e
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Aves
Bộ: Passeriformes
Phân bộ: Tyranni
Phân thứ bộ: Eurylaimides
Liên họ: Pittoidea
Họ: Pittidae
Không rõ.[a]
Các chi

Tất cả các loài chim trong họ Đuôi cụt này tương tự như nhau về hình dáng và hành vi chung, và được đặt trong cùng một chi (Pitta). Tuy nhiên, số lượng chi trong họ này vẫn còn là vấn đề đang tranh cãi, trong khi đó một nghiên cứu năm 2006 đã đề cập họ này gồm 3 chi: Erythropitta (6 loài), Hydrornis (13 loài), và Pitta (14 loài)[4].

Đuôi cụt là chim dạng sẻ kích thước trung bình với thân hình chắc nịch, các chân hơi dài nhưng khỏe, mỏ to và đuôi rất ngắn (vì thế mà có tên gọi đuôi cụt). Nhiều loài (nhưng không phải tất cả) có màu sặc sỡ. Tên gọi khoa học của siêu họ/họ/chi này có nguồn gốc từ tiếng Telugu (từ pitta) ở Andhra Pradesh (Ấn Độ) và nó cũng là tên gọi tại địa phương này để chỉ các loài chim nhỏ đó.

Chúng là những loài chim sinh sống nhiều trên mặt đất tại các khu rừng ẩm ướt, với thức ăn là sên, sâu bọ nhỏ và các động vật không xương sống tương tự. Chúng chủ yếu sống đơn độc, đẻ tới 6 trứng trong các tổ lớn hình cầu trên cây hay trong bụi rậm, hoặc đôi khi ngay trên mặt đất.

Nhiều loài đuôi cụt là chim di cư.

Bảo tồn sửa

Một số loài đang bị đe dọa tuyệt chủng do môi trường sống bị phá hủy. Hơn nữa, rất nhiều các loài trong họ này được nuôi làm cảnh phổ biến, tạo ra một thương mại có lợi nhuận trong điều kiện nuôi nhốt.

Các loài sửa

Trước đây người ta chỉ công nhận 1 chi là Pitta, nhưng một nghiên cứu năm 2006 đã tách Pitta thành 3 chi riêng biệt trong họ của nó[4].

 
Hydrornis irena
 
Hydrornis cyaneus
 
Pitta sordida
 
Pitta guajana
 
Pitta granatina
 
Pitta nympha

Đuôi cụt Sula (Pitta dohertyi hay Erythropitta dohertyi) hiện nay được coi là phân loài của đuôi cụt bụng đỏ (Erythropitta erythrogaster), do thiếu các khác biệt về tiếng kêu[7].

Chú thích sửa

  1. ^ Walter Bock credited William Swainson, 1831 as the authority for the family name Pittidae.[1] This assignment has been disputed by Storrs Olson on the grounds that Swainson used the word Pittae as the plural form of the Latin word Pitta and did not intend to introduce a family name.[2] Charles Lucian Bonaparte used "Pittidae" for the family in 1850.[3]
  1. ^ Bock, Walter J. (1994). History and Nomenclature of Avian Family-Group Names. Bulletin of the American Museum of Natural History. Number 222. New York: American Museum of Natural History. tr. 147, 262. hdl:2246/830.
  2. ^ Olson, Storrs L. (1995). “Reviewed Work: History and Nomenclature of Avian Family-Group Names. Bulletin of the American Museum of Natural History, Volume 222 by W.J. Bock” (PDF). The Auk. 112 (2): 539–546 [544]. doi:10.2307/4088759. JSTOR 4088759.
  3. ^ Bonaparte, Charles Lucian (1850). Conspectus Generum Avium (bằng tiếng La-tinh). 1. Leiden: E.J. Brill. tr. 253.
  4. ^ a b Irestedt, M., Ohlson, J. I., Zuccon, D., Källersjö, M. & Ericson, P. G. P. (2006). “Nuclear DNA from old collections of avian study skins reveals the evolutionary history of the Old World suboscines (Aves: Passeriformes)” (PDF). Zoologica Scripta. 35: 567–580. doi:10.1111/j.1463-6409.2006.00249.x.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ a b c d e f g h i Có ở Việt Nam.
  6. ^ a b Rheindt F.E., J.A. Eaton (2010), Biological species limits in the Banded Pitta Pitta guajana, Forktail 26, 86-91.
  7. ^ Rheindt F.E., F. Verbelen, D.D. Putra, A. Rahman, M. Indrawan (2010), New biogeographic records in the avifauna of Peleng Island (Sulawesi, Indonesia), with taxonomic notes on some endemic taxa, Bull. Brit. Ornith. Club 130, 181-207.

Tham khảo sửa