Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (gọi tắt là Liên hiệp Hội Việt Nam) là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho trí thức khoa học và kỹ thuật Việt Nam [1].

Liên hiệp các Hội Khoa học
và Kỹ thuật Việt Nam
Tên viết tắtVUSTA
Thành lập29/7/1983
LoạiTổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp
Vị thế pháp lýHợp pháp
Trụ sở chínhlô D20, Khu Đô thị mới Cầu Giấy, ngõ 19 phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy
Vị trí
Vùng phục vụ
Việt Nam
Ngôn ngữ chính
Tiếng Việt
Chủ tịch
Phan Xuân Dũng
Trang webvusta.vn

Liên hiệp là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là thành viên quốc gia của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ICSU). Liên hiệp có tên giao dịch bằng tiếng AnhVietnam Union of Science and Technology Associations, viết tắt là VUSTA.

Điều lệ hiện hành của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn tại Quyết định số 1795/QĐ-TTg ngày 21/10/2015 [2][3].

Văn phòng Hiệp hội đặt tại địa chỉ lô D20, Khu Đô thị mới Cầu Giấy, ngõ 19 phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội[1].

Lịch sử

sửa

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (gọi tắt là Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập theo Quyết định số 121/HĐBT ngày 29/7/1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Liên hiệp Hội Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam, cùng với các đoàn thể chính trị - xã hội khác tạo thành lực lượng nòng cốt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và đoàn kết. Liên hiệp hội Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam khi thành lập có 15 hội thành viên. Hiện nay, con số đó đã lên đến 148 trong đó có 86 hội ngành toàn quốc và 63 Liên hiệp hội địa phương. Ngoài ra, trong hệ thống của Liên hiệp hội Việt Nam còn có hơn 500 đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ được thành lập theo Nghị định 81 (nay là nghị định 08); trên 200 tờ báo, tạp chí, báo điện tử, bản tin, đặc san, trang tin điện tử.

Chức năng

sửa
  • Tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ ở trong nước, trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài; điều hoà, phối hợp hoạt động của các hội thành viên.
  • Làm đầu mối giữa các hội thành viên và các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức khác nhằm giải quyết những vấn đề chung trong hoạt động Liên hiệp hội Việt Nam.
  • Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên, hội thành viên, của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam.

Nhiệm vụ

sửa
  • Củng cố, phát triển tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của các hội thành viên.
  • Tham gia thực hiện xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển cộng đồng, xoá đói giảm nghèo:
    • Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ tham gia hoạt động hội; phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ trong nhân dân; tổ chức và hướng dẫn phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học và công nghệ.
    • Tổ chức hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chương trình, kế hoạch, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường, xây dựng pháp luật, tăng cường củng cố an ninh - quốc phòng; tham gia giám sát độc lập đối với các đề tài, công trình quan trọng.
    • Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường.
    • Tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo và dạy nghề, góp phần xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
    • Tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
  • Thực hiện công tác vận động trí thức khoa học và công nghệ:
    • Phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hợp tác, tính cộng đồng, tính trung thực và đạo đức nghề nghiệp.
    • Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước.
    • Vận động trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
    • Tạo điều kiện nâng cao trình độ nghề nghiệp, góp phần cải thiện đời sống tinh thần, vật chất của những người làm công tác khoa học và công nghệ.
  • Thực hiện vai trò thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
    • Phối hợp với các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triển khai các hoạt động chung nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
    • Phản ánh nguyện vọng và ý kiến đóng góp của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ với Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
    • Tham gia đấu tranh bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, vì tình hữu nghị, sự hiểu biết và hợp tác giữa các dân tộc.
  • Tăng cường hợp tác với các hội, các tổ chức phi chính phủ của các nước, tham gia các tổ chức khoa học và công nghệ của khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.

Lãnh đạo Liên hiệp Hội Việt Nam

sửa

Hội ngành Trung ương

sửa

Liên hiệp hội các tỉnh thành

sửa

Tính đến 2018 Hội có 63 Liên hiệp hội địa phương,86 hội chuyên ngành cùng hơn 500 tổ chức KH&CN trực thuộc được thành lập theo Nghị định 81 (nay là nghị định 08)[4].

Các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc

sửa

Hiện nay, Liên hiệp Hội Việt Nam có hơn 400 tổ chức khoa học, công nghệ trực thuộc.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam giới thiệu Lưu trữ 2018-03-18 tại Wayback Machine, 2017. Truy cập 3/3/2018.
  2. ^ Điều lệ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Lưu trữ 2018-03-07 tại Wayback Machine. Liên hiệp KHKT, 2017. Truy cập 3/3/2018.
  3. ^ Điều lệ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Thuvienphapluat, 2017. Truy cập 3/3/2018.
  4. ^ “Lỗi truy cập 404”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập 9 tháng 2 năm 2015.

Liên kết ngoài

sửa