Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13

Lần thứ 13 (2001)

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13 được tổ chức từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 12 năm 2001, tại Vinh, Nghệ An.[1]

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13
← Lần thứ 12
(1999) ·
Lần thứ 4 · Lần thứ 14
(2004) →
Địa điểmNghệ An, Việt Nam
Thành lập1970
Sáng lậpBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Ngày tổ chức6 - 9 tháng 11 năm 2001
Ngôn ngữTiếng Việt
 Cổng thông tin Điện ảnh

Lễ trao giải và bế mạc giải được tổ chức ngày 9 tháng 12 năm 2001 tại Nhà văn hoá Lao động tỉnh Nghệ An. Diễn viên Hồng ÁnhQuốc Trị được giao phó lễ thượng cở, nhưng vì công việc đột xuất nên Hồng Ánh đã không có mặt.[2][3] Liên hoan phim kết thúc bằng một bài diễn văn rất dài của ông Lưu Trọng Hồng - Cục trưởng Cục Điện ảnh Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức liên hoan phim.[4]

Một chương trình giao lưu giũa những nhệ sĩ và khán giả cũng được tổ chức trong khuôn khổ Liên hoan phim với sự dẫn dắt của Tất BìnhKhánh Huyền.[3] Một sự việc hy hữu xảy ra trong lễ trao giải khi một người bị nhận nhầm là đạo diễn Khải Hưng, điều đặc biệt là người này có dáng dấp, đầu tóc và kiểu dáng, màu sắc trang phục khá giống với vị đạo diễn - lúc này đang trên bục nhận giải - và dù bị nhận nhầm nhưng người này vẫn ký tặng cho khán giả.[5]

Những phim tham dự liên hoan

sửa
  • Phim truyện: Đời cát, Vào Nam ra Bắc, Mặt trận không tiếng súng, Bến không chồng, Hai Bình làm thủy điện, Khoảnh khắc chiến tranh, Chiếc hộp gia bảo, Chiếc chìa khoá vàng, Mùa ổi, Dưới tán rừng lặng lẽ, Ba người đàn ông, Thung lũng hoang vắng
  • Phim video: Gia đình người lính, Ba lẻ một, Đồng hành, Không giống ai, Nước mắt buồn vui, Nắng chiều, Sống lại ở quê hương, Con của sông Dinh, Cánh buồm ảo ảnh, Giã từ cát bụi, Trường Sơn ngày ấy, Tội phạm (2 tập), Gấu cổ trắng, Nữ võ sĩ, 5 W trong 1, Họ mãi là đồng đội (2 tập), Đức tin, Triệu phú làng Kình, Ti vi về làng, Nguyên tắc là nguyên tắc, Chiến dịch ISO, Vượt sóng
  • Phim tài liệu: Người La Hủ, Người Hà Nhì, Có một khung trời tuổi thơ, Trần Văn Khê (Những chuyến trở về hồn nước), Trẻ em đường phố, Về một thành phố anh hùng, Bác Hồ ở Vân Nam, Củ bình vôi và hợp chất Rotundin Sulfat, Nguyện cùng Người, Trầm tích Thăng Long, Những miền quê họ đến, Nguồn sức mạnh, Tây Nguyên trong lòng Tổ quốc, Ngọn đèn trên sóng, Giữa vùng ngập lũ, Làng ta, Di chúc của những oan hồn, Dòng máu, Chiến dịch khai quang, Chúng con mãi mãi bên Người, Hai mươi mốt năm, một chặng đường, Những người trong truyện, Chuyện kể từ Phiêng Ban, Người vượt giới tuyến, Chùa Dâu đất Phật, Cuộc đời một nhà nho, Cuộc không chiến lịch sử, Hồi ức năm 40, Lối xưa, Miền Nam trong trái tim Người, Người con của đất mũi, Nữ dũng sĩ Củ Chi ngày ấy - bây giờ, Đời người - Thế kỷ, Quá khứ vẫn còn ở phía trước, Trà Giang - con người năm tháng, Xử sĩ Võ Trường Toản, Đường đua chiến thắng, Vật cổ truyền Việt Nam, Thủ đô Hà Nội - Thế kỷ ánh sáng, Chị Năm "Khùng", Chốn quê, Cao nguyên đá, Đam San trong huyền thoại mới, Có một người nông dân như thế, Đồng nghiệp, Điệu múa cổ, Một thế kỷ - Một đời người, Tiếng gọi từ bầy linh trưởng, Xin chớ thờ ơ, Niềm tin thế kỷ, Ngôi nhà không còn đàn ông, Bác Hồ với nông dân, Những cánh chim trở về, Ngôi nhà bên hồ, Biên cương đẹp những mùa vàng, Chuyện cũ qua rồi, Nói với Hồ Vai, Phạm Văn Khoa, Nghệ sĩ từ trong hành động, Về với Tây Nguyên, Thảm hoạ trắng
  • Phim hoạt hình: Lão nhím lông xù, Con gà cánh tiên, Chiếc khăn lụa xanh, Mặt trời của bé, Em bé và sóc con, Báu vật của nhái hoa, Sự tích cái nhà sàn, Cái mào của gà trống, Tiếng gọi của bầu trời, Chú Voi rốc, Xe đạp, Chú bé phô tô, Sự tích rước đèn trung thu, Đổi chân

Trưởng Ban giám khảo các mục phim: Phim truyện: Nguyễn Khắc Bộ, Phim video: NSND Huy Thành, Phim tài liệu: Trần Thế DânPhim hoạt hình: Ngô Mạnh Lân.[6]

Kết quả

sửa

Phim điện ảnh

sửa
Giải thưởng cho tác phẩm
Giải Phim Đạo diễn Sản xuất Chú thích
Bông sen Vàng Mùa ổi Đặng Nhật Minh Hãng phim Thanh niên [1]
Đời cát Nguyễn Thanh Vân Hãng phim truyện Việt Nam
Bông sen Bạc Thung lũng hoang vắng Phạm Nhuệ Giang
Bến không chồng Lưu Trọng Ninh
Giải thưởng cho cá nhân
Giải thưởng Nhận giải Phim Chú thích
Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất Hồng Ánh Đời cátThung lũng hoang vắng [1][7]
Nữ diễn viên phụ xuất sắc Lan Hà Đời cát
Vũ Phương Thanh Vào Nam ra Bắc
Nam diễn viên chính xuất sắc Bùi Bài Bình Mùa ổi
Nam diễn viên phụ xuất sắc không trao giải
Đạo diễn xuất sắc Nguyễn Thanh Vân Đời cát
Quay phim xuất sắc Lý Thái Dũng Thung lũng hoang vắng
Vũ Đức Tùng Mùa ổi
Biên kịch xuất sắc Nguyễn Quang Lập Đời cátThung lũng hoang vắng
Thiết kế mỹ thuật xuất sắc Phạm Nguyên Cẩn Chiếc chìa khoá vàng
Nhạc phim xuất sắc Đặng Hữu Phúc Mùa ổi

Phim video

sửa
Giải thưởng cho tác phẩm
Giải Phim Đạo diễn Sản xuất Chú thích
Bông sen Vàng Ba lẻ một Khải Hưng [1]
Bông sen Bạc Gấu cổ trắng Trương Dũng
Họ mãi là đồng đội Hữu Thanh
Giải thưởng cho cá nhân
Giải thưởng Nhận giải Phim Chú thích
Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất Diễm Lộc Nắng chiều [1]
Nữ diễn viên phụ xuất sắc Hoài Trang Giã từ cát bụi
Nam diễn viên chính xuất sắc Hoàng Phi Gấu cổ trắng
Nam diễn viên phụ xuất sắc không trao giải
Đạo diễn xuất sắc Khải Hưng Ba lẻ một
Quay phim xuất sắc Cao Thành Danh 5W trong 1Cánh buồm ảo ảnh
Lê Quang Hưng Họ mãi là đồng đội
Biên kịch xuất sắc Gia Vũ Gấu cổ trắng
Thiết kế mỹ thuật xuất sắc không trao giải
Âm nhạc xuất sắc Đặng Hữu Phúc Nắng chiều
Bảo Phúc Giã từ cát bụi

Phim thời sự, tài liệu, khoa học

sửa
Giải thưởng cho tác phẩm
Giải Phim Đạo diễn Sản xuất Chú thích
Bông sen Vàng Chị Năm khùng Lại Văn Sinh Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương [1]
Di chúc của những oan hồn Văn Lê
Bông sen Bạc Người anh cả của quân đội Lê Thi, Lưu Văn Quỳ Điện ảnh Quân đội nhân dân
Cao nguyên đá Lê Mạnh Thích Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương
Cuộc không chiến lịch sử Nguyễn Kế Nghiệp
Bằng khen Chốn quê Nguyễn Sĩ Chung cùng 6 phim khác[4]
Giải thưởng cho cá nhân
Giải thưởng Nhận giải Phim Chú thích
Đạo diễn xuất sắc Văn Lê Di chúc của những oan hồn [1]
Biên kịch xuất sắc Đào Trọng Khánh Một thế kỷ - Một đời người
Quay phim xuất sắc Nguyễn Văn Hướng Điệu múa cổ
Nguyễn Như Vũ Cao nguyên đá
Âm nhạc xuất sắc Lê Huy Hoà Điệu múa cổ, Chị Năm khùng, Cao nguyên đá

Phim hoạt hình

sửa
Giải thưởng cho tác phẩm
Giải Phim Đạo diễn Sản xuất Chú thích
Bông sen Vàng Xe đạp Nguyễn Phương Hoa [1]
Sự tích cái nhà sàn Hà Bắc
Bông sen Bạc Sự tích rước đèn Trung thu
Giải thưởng cho cá nhân
Giải thưởng Nhận giải Phim Chú thích
Đạo diễn xuất sắc Nguyễn Phương Hoa Xe đạp [1]
Biên kịch xuất sắc Phạm Sông Đông
Quay phim xuất sắc Nguyễn Thủy Hắng Sự tích cái nhà sàn
Họa sĩ tạo hình xuất sắc Hà Bắc
Lý Thu Hà Sự tích rước đèn Trung thu
Họa sĩ diễn xuất sắc nhất Hoàng Lộc Xe đạp
Âm nhạc xuất sắc nhất: Đỗ Hồng Quân Sự tích rước đèn Trung thu

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f g h i “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XIII”. Thegioidienanh.vn. 3 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2009.
  2. ^ Nhật Mai. “Hồng Ánh vắng mặt trong lễ kéo cờ LHP Việt Nam lần thứ 13”. VASC Orient. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2001. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ a b TN. “Quốc Trị và Hồng Ánh được chọn kéo cờ Lễ khai mạc LHP Vinh”. VASC Orient. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2002. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ a b T.N. “Thanh Vân - Nhuệ Giang: vợ chồng vàng bạc của LHP XIII”. VASC Orient. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2001. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ NM. “Đạo diễn Khải Hưng... 'dỏm. VASC Orient. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2003. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2024.
  6. ^ TN. “Quê Bác tưng bừng trong ngày khai mạc”. VASC Orient. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2001. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ NM. “NSƯT Hoàng Yến: Tôi rất mừng vì sự trưởng thành của lớp trẻ!”. VASC Orient. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2002. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2024.