Ếch gỗ[1] (tên khoa học: Lithobates sylvaticus) là một loài động vật trong Họ Ếch nhái. Chúng sinh sống ở khu vực Bắc Mỹ cho tới vòng Bắc Cực. Loài ếch này rơi vào trạng thái ngủ đông ngay sau khi làn da của chúng cảm nhận được cái lạnh của mùa đông. Chúng dừng chức năng hoạt động nội tạng và hơi thở giống như một con ếch đã chết. Khi mùa xuân đến, máu của ếch gỗ bắt đầu lưu thông, con vật hoạt động bình thường trở lại. Chúng có thể tồn tại trong trạng thái gần như hoàn toàn bị đóng băng trong mùa đông, trở về với cuộc sống ngay khi mùa xuân đến.

Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Lớp (class)Amphibia
Bộ (ordo)Anura
Họ (familia)Ranidae
Chi (genus)Lithobates
Loài (species)L. sylvaticus
Danh pháp hai phần
Lithobates sylvaticus
(LeConte, 1825)
Wood frog range
Wood frog range
Danh pháp đồng nghĩa

Cơ chế sửa

Loài ếch gổ ở Alaska có thể hóa đá gần 7 tháng ở nhiệt độ trung bình từ -14,6 đến -18 độ C, sau đó sống lại vào mùa hè, chúng chịu lạnh giỏi khi nó có thể hóa đá trong gần 7 tháng ở nhiệt độ trung bình là -14,6 độ C, thậm chí là -18 độ C. Đến mùa xuân, chúng sống lại. Trong thời gian ngủ đông, hơn 60 % cơ thể của ếch gỗ đóng băng, con vật ngừng thở và tim ngừng đập. Mặt thể chất cũng như các hoạt động chuyển hóa và đào thải trong cơ thể tạm dừng lại, giống hệt như trạng thái chết.

Trong thực tế, ếch gỗ có thể trải qua 10-15 chu kỳ đóng băng/ tan băng trong suốt một mùa đông. Nhiệt độ thay đổi khiến cơ thể loài ếch giãn nở và đóng băng mỗi khi màn đêm buông xuống. Đồng thời, các cơ chế phân tử cho phép cơ thể loài ếch gỗ thực hiện hiệu quả việc hóa đá. Trong mô của loài ếch gỗ có nồng độ cao chất bảo quản lạnh. Đó là những chất tan, bao gồm glucose và urea. Gan của chúng có khả năng phân ly hợp chất glycogen thành glucose (đường) và bơm thẳng vào mạch máu. Đường trong máu ổn định tế bào và ngăn tình trạng mất nước, giúp nó sống sót qua thời kỳ giá rét.

Chú thích sửa

Tham khảo sửa

  •   Dữ liệu liên quan tới Lithobates sylvaticus tại Wikispecies
  • Baldwin, R. F., A. J. K. Calhoun, and P. G. deMaynadier. 2006. Conservation planning for amphibian species with complex habitat requirements: a case study using movements and habitat selection of the wood frog Rana sylvatica. Journal of Herpetology 40:443–454.
  • Heatwole, H. 1961. Habitat selection and activity of the Wood Frog, Rana sylvatica Le Conte. American Midland Naturalist 66:301–313.
  • Hillis, D.M. & Wilcox, T.P. (2005): Phylogeny of the New World true frogs (Rana). Mol. Phylogenet. Evol. 34(2): 299–314.doi:10.1016/j.ympev.2004.10.007 PMID 15619443 PDF fulltext Lưu trữ 2008-05-28 tại Wayback Machine.
  • Hillis, D. M. (2007) Constraints in naming parts of the Tree of Life. Mol. Phylogenet. Evol. 42: 331–338.
  • Hammerson (2004). Rana sylvatica. Sách đỏ 2006. IUCN 2006. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2006. Database entry includes a range map and a brief justification of why this species is of least concern.
  • Regosin, J. V., B. S. Windmiller, and J. M. Reed. 2003. Terrestrial habitat use and winter densities of the wood frog (Rana sylvatica). Journal of Herpetology 37:390–394.
  • Rittenhouse, T. A. G., and R. D. Semlitsch. 2007. Postbreeding habitat use of wood frogs in a Missouri Oak-Hickory forest. Journal of Herpetology 41:645–653.
  • Waldman, B. 1982. Adaptive significance of communal oviposition in wood frogs (Rana sylvatica)" Behavioral Ecology and Sociobiology 10:169–172.

Liên kết ngoài sửa