Lo ngại và tranh cãi tại Thế vận hội Mùa hè 2024

Đã có nhiều lo ngại và tranh cãi liên quan đến Thế vận hội Mùa hè 2024, bao gồm những lo ngại về an ninh,[1] vấn đề nhân quyền, và tranh cãi về việc cho phép các vận động viên Israel tham dự trong bối cảnh cuộc chiến tranh Israel–Hamas, cũng như cho phép các vận động viên Nga và Belarus tham dự với tư cách trung lập trong bối cảnh cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina. Mặc dù trên danh nghĩa vẫn có một Hiệp định đình chiến Olympic như thường lệ, các cuộc chiến ở Ukraine và Palestine đã tạo ra bối cảnh chính trị ngày càng xung đột hơn cho Thế vận hội Mùa hè 2024, trước khi xem xét các vấn đề trong nước và thể thao.[2] Nhà báo thể thao Andy Bull đã nêu ý kiến trước Thế vận hội Mùa hè 2024 rằng đại hội "đã được định nghĩa lại là Thế vận hội Xung đột".[3]

Trong đại hội

sửa

Canada do thám đối thủ bằng máy bay không người lái

sửa

Trận đấu bóng đá nam giữa Argentina và Maroc

sửa

Lễ khai mạc

sửa

Lễ khai mạc của Thế vận hội đã vấp phải hàng loạt chỉ trích và những phản hồi tiêu cực từ dư luận. Ngay khi ca sĩ Aya Nakamura được công bố là một trong những nghệ sĩ trình diễn tại buổi lễ, một số nhân vật cực hữu người Pháp đã phẫn nộ trước sự hiện diện của cô.[4][5] Theo một cuộc khảo sát của Odoxa (fr) trước sự kiện, 63% người Pháp không chấp nhận việc Nakamura biểu diễn tại Thế vận hội.[6]

Một màn trình diễn của các drag queen và DJ bị nhiều nhà bình luận chỉ trích là đã xúc phạm đến bức họa "Bữa tối cuối cùng" của Leonardo da Vinci.[7][8] Mặc dù giám đốc nghệ thuật của buổi lễ Thomas Jolly đã lên tiếng thanh minh là không có ý định xúc phạm tác phẩm của Leonardo da Vinci mà chỉ muốn truyền đi thông điệp về sự hòa nhập và đa dạng, đã có những nhà quảng cáo - trong đó có công ty công nghệ Hoa Kỳ C Spire - tuyên bố sẽ rút việc quảng cáo của mình khỏi Thế vận hội.[9][10] Video tóm tắt những diễn biến nổi bật của buổi lễ đã bị ẩn khỏi tài khoản YouTube chính thức của Thế vận hội trong vài giờ,[11] trước khi xuất hiện trở lại với hàng tá bình luận phẫn nộ.[12]

Trong phần diễu hành, đoàn thể thao Hàn Quốc đã được giới thiệu là "Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên" bằng cả tiếng Pháp và tiếng Anh – tên chính thức của Triều Tiên – thay vì "Đại Hàn Dân Quốc".[13][14] Jang Mi-ran, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, đã yêu cầu IOC phải đưa ra lời xin lỗi chính thức và được làm việc với Chủ tịch Thomas Bach về sự cố này.[15] Lá cờ Thế vận hội thậm chí còn bị treo ngược khi được kéo lên cho phần cử hành Bài ca chính thức của Olympic.[16]

Nhầm lẫn quốc kỳ và quốc ca

sửa

Trước trận đấu bóng rổ nam giữa hai đội tuyển Nam SudanPuerto Rico, ban tổ chức đã phát quốc ca của Sudan trong phần chào cờ của đội Nam Sudan. Đoạn nhạc bị nhầm lẫn đã được tắt đi sau khoảng 20 giây, để lại sự bối rối cho các vận động viên và những tiếng la ó trên các khán đài. Phải đến ba phút sau, ban tổ chức mới phát đúng quốc ca của Nam Sudan và trận đấu được diễn ra.[17] Vận động viên Nuni Omot của Nam Sudan bức xúc cho rằng đội của họ không được tôn trọng, nhưng nói thêm rằng họ vẫn sẽ phải nỗ lực để chứng minh khả năng của mình; trong khi huấn luyện viên Royal Ivey của tuyển Nam Sudan bày tỏ ai cũng có thể mắc sai lầm, điều quan trọng là các cầu thủ đã thi đấu với tinh thần tự tôn dân tộc và sự đoàn kết.[18]

Tại bán kết nội dung bơi 100m ếch của nữ, bảng điện tử đã hiển thị lá cờ Trung Quốc khi kình ngư Macarena Ceballos của Argentina bước ra cho phần giới thiệu, trong khi lượt thi này không có một vận động viên Trung Quốc nào.[19] Ceballos kết thúc phần thi ở vị trí cuối cùng và không bàn luận về sự cố này trong cuộc phỏng vấn sau đó. Nhiều người hâm mộ quê nhà tỏ ra phẫn nộ khi hình ảnh này được lan truyền trên mạng, cho rằng họ đã bị trả đũa cho vụ việc Enzo Fernandez hát vang bài hát phân biệt chủng tộc các cầu thủ Pháp sau khi đội tuyển bóng đá quốc gia của họ giành chức vô địch Copa America 2024.[18]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên IDG
  2. ^ Ingle, Sean (20 tháng 7 năm 2024). “Liberté, egalité ... fraternité? Conflict looms large as Paris welcomes world to Olympics”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ Bull, Andy (24 tháng 7 năm 2024). “After Tokyo's Covid Olympics, Paris has been reframed as the Conflict Games”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ “L'extrême droite est bien la seule à ne pas apprécier la cérémonie d'ouverture des JO”. Le HuffPost (bằng tiếng Pháp). 26 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ Leicester, John (27 tháng 7 năm 2024). “Paris' Olympics opening was wacky and wonderful — and upset bishops. Here's why”. AP News. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2024.
  6. ^ Fourny, Marc (12 tháng 3 năm 2024). “Aya Nakamura pour chanter aux JO : ce qu'en pensent les Français” [Aya Nakamura to sing at the Olympics: what French people think]. Le Point (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2024.
  7. ^ VTV, BAO DIEN TU (30 tháng 7 năm 2024). “BTC Olympic Paris lên tiếng xin lỗi sau làn sóng chỉ trích tiết mục trong lễ khai mạc”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  8. ^ Zhuang, Yan (28 tháng 7 năm 2024). “An Olympics Scene Draws Scorn. Did It Really Parody 'The Last Supper'?”. The New York Times. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2024.
  9. ^ News, V. T. C. (28 tháng 7 năm 2024). “Olympic Paris 2024 đầy 'sạn', ban tổ chức bị chỉ trích”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  10. ^ NLD.COM.VN. “Thảm họa Olympic Paris 2024”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  11. ^ “Video lễ khai mạc Olympic Paris bị xóa sổ”. Báo điện tử Tiền Phong. 28 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  12. ^ “Chuyện gì đã xảy ra với Olympic Paris 2024”. Znews.vn. 29 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  13. ^ “(2nd LD) (Olympics) 'Games Wide Open': 33rd Summer Olympic Games kick off in Paris”. Yonhap News Agency. 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024. As the boat carrying the delegation came into view, the French-speaking announcer said, "Republique populaire democratique de Coree," and the English-speaking announcer followed with "Democratic People's Republic of Korea," the official designation of North Korea.
  14. ^ "대한민국이 북조선인민공화국(DPRK)이라고?" 초황당 파리올림픽 개회식→문체부X체육회 적극 대응[파리live]”. Sports Chosun (bằng tiếng Hàn). 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024. 대한민국을 DPRK로 소개한 장내 아나운서의 치명적인 실수에 새벽 TV로 개회식을 지켜보던 국민들이 경악했다. 남성 아나운서가 한국을 프랑스어로 'Republique populaire democratique de coree'로 소개한 후 여성 아나운서가 영어로 'Democratic People's Republic of Korea'라고 반복해 소개했다.
  15. ^ “(Olympics) S. Korea demands meeting with IOC chief over opening ceremony gaffe”. Yonhap News Agency. 27 tháng 7 năm 2024.
  16. ^ Braidwood, Jamie (26 tháng 7 năm 2024). “Olympic flag raised upside down at end of rain-soaked opening ceremony”. The Independent (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  17. ^ Thành An (29 tháng 7 năm 2024). “Ban tổ chức Olympic 2024 phát sai quốc ca của đội bóng rổ Nam Sudan”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  18. ^ a b Trung Thu (29 tháng 7 năm 2024). “Ban tổ chức Olympic 2024 phát sai quốc ca, hiện nhầm quốc kỳ”. VnExpress. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  19. ^ Trí, Dân (29 tháng 7 năm 2024). “Olympic 2024: VĐV Israel bị dọa giết, ban tổ chức phát nhầm quốc ca”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.