Mỹ Phú (phường)

thành phố Cao Lãnh

Mỹ Phú là một phường thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.

Mỹ Phú
Phường
Phường Mỹ Phú
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhĐồng Tháp
Thành phốCao Lãnh
Trụ sở UBND4 Lê Duẩn
Thành lập30/11/2004[1]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDTrần Xuân Vinh
Bí thư Đảng ủyHuỳnh Văn Tuấn
Địa lý
Tọa độ: 10°27′55″B 105°38′42″Đ / 10,46528°B 105,645°Đ / 10.46528; 105.64500
MapBản đồ phường Mỹ Phú
Mỹ Phú trên bản đồ Việt Nam
Mỹ Phú
Mỹ Phú
Vị trí phường Mỹ Phú trên bản đồ Việt Nam
Diện tích2,68 km²[2]
Dân số (2008)
Tổng cộng7.642 người[2]
Mật độ2.860 người/km²
Khác
Mã hành chính29888[3]
Websitephuongmyphu.tpcaolanh.dongthap.gov.vn

Địa lý

sửa

Phường Mỹ Phú nằm ở phía đông thành phố Cao Lãnh, có vị trí địa lý:

Phường Mỹ Phú có diện tích 2,68 km², dân số năm 2008 là 7.642 người[2], mật độ dân số đạt 2.860 người/km².

Hành chính

sửa

Phường Mỹ Phú được chia thành 5 khóm: Mỹ Phú, Mỹ Tây, Mỹ Thuận, Mỹ Thượng, Mỹ Trung.[4]

Lịch sử

sửa

Ngày 30 tháng 11 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 194/2004/NĐ-CP[1] về việc thành lập phường Mỹ Phú trên cơ sở 263,70 ha diện tích tự nhiên và 7.490 người của xã Mỹ Trà.

Ngày 16 tháng 1 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 10/2007/NĐ-CP[5] về việc thành lập thành phố Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp. Phường Mỹ Phú trực thuộc thành phố Cao Lãnh.

Kinh tế - xã hội

sửa

Kinh tế

sửa

Trước đây dân cư chủ yếu sinh sống bằng hoạt động sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Phường Mỹ Phú nằm giáp với con sông Cái Sao Thượng, có nhiều kênh, rạch mang lại nguồn lợi thủy sản đáng kể. Tận dụng địa thế sẵn có, một số hộ dân nơi đây sinh sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, khóm Mỹ Thuận còn phát triển làng nghề truyền thống làm mê bồ. Đến nay, do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên diện tích đất nông nghiệp đã thu hẹp, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang phát triển thương mại và dịch vụ. Hoạt động kinh tế chủ yếu tập trung phát triển các loại hình dịch vụ ăn uống, giải trí. Trên địa bàn phường Mỹ Phú có hai khu chợ gồm chợ Nghĩa Trang và chợ Mỹ Trà góp phần phục vụ nhu cầu sinh hoạt và đời sống của người dân ở địa phương. Hiện nay, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán hàng hóa phường đang kêu gọi nhà đầu tư chợ Mỹ Phú để tập trung các hộ mua bán ở chợ Nghĩa Trang vào mua bán.[cần dẫn nguồn]

Xã hội

sửa

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được chính quyền quan tâm thông qua các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Đại hội thể dục thể thao,... Nhằm duy trì và phát triển các loại hình văn hóa truyền thống của dân tộc, các câu lạc bộ đờn ca tài tử, câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ ông bà cháu,... cũng được duy trì hoạt động, thu hút đông đảo các thành viên tham gia.[cần dẫn nguồn]

Trên địa bàn phường có ba điểm trường gồm trường Tiểu học Mỹ Phú thành lập năm 1956, đã qua ba lần đổi tên (giai đoạn 1956 – 1975 trường có tên Trường Tiểu học Mỹ Trà, giai đoạn 1975 – 2012 là Trường Tiểu học Mỹ Trà 1, từ năm 2012 đến nay chính thức đổi tên là Trường Tiểu học Mỹ Phú). Trường Mầm non Mỹ Phú được tách ra từ trường Tiểu học Mỹ Phú năm 2011. Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Quang Diêu khánh thành và đưa vào sử dụng năm 2011.[cần dẫn nguồn]

Văn hóa

sửa

Tín ngưỡng chủ yếu của người dân nơi đây là thờ cúng ông bà tổ tiên. Tôn giáo chính là đạo Phật. Ngoài ra, còn có các tín đồ theo tôn giáo khác như Công giáo, Tin Lành, Cao Đài,… Cơ sở thờ tự ở phường có một ngôi chùa Linh Bửu Tự và một Miếu Trăm quan. Thông lệ vào các dịp rằm, nơi đây luôn thu hút đông đảo các tín đồ đến dâng hương, cầu phước. Năm 2013, phường Mỹ Phú vinh dự đón nhận bia mộ ông bà tiền hiền Nguyễn Tú về khu công viên Nguyễn Tú tọa lạc tại khóm Mỹ Phú. UBND phường Mỹ Phú tổ chức Lễ giỗ ông bà tiền hiền Nguyễn Tú vào ngày 15 tháng 10 âm lịch hàng năm.[cần dẫn nguồn]

Với những khái quát về vùng đất, con người của phường Mỹ Phú cũng đã gợi lên cái nhìn toàn cảnh về một bức tranh mang những màu sắc hiện đại của nền công nghiệp mới và xu thế hội nhập toàn cầu mà phường Mỹ Phú đang dần tiếp cận.[cần dẫn nguồn]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b “Nghị định 194/2004/NĐ-CP về việc thành lập các phường thuộc thị xã Cao Lãnh, Sa Đéc và mở rộng thị trấn Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp”. Thư viện pháp luật. 30 tháng 11 năm 2004.
  2. ^ a b c “Tài liệu phân tích thành phố Cao Lãnh và bối cảnh khu vực – Quy hoạch phát triển bền vững thành phố Cao Lãnh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2040 (diện tích, dân số, mật độ dân số năm 2008 trang 60)” (PDF). ATELIERS. tháng 5 năm 2010.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Đồng Tháp” (PDF). Cục đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam – Trung tâm thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ. 31 tháng 8 năm 2017. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021.
  5. ^ “Nghị định 10/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp”. Thủ viện pháp luật. 16 tháng 1 năm 2007.

Tham khảo

sửa