Phường 1, thành phố Cao Lãnh

thành phố Cao Lãnh

Phường 1 là một phường thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.

Phường 1
Phường
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhĐồng Tháp
Thành phốCao Lãnh
Trụ sở UBND17 Trần Phú
Thành lập23/2/1983[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°27′53″B 105°37′47″Đ / 10,46472°B 105,62972°Đ / 10.46472; 105.62972
MapBản đồ Phường 1
Phường 1 trên bản đồ Việt Nam
Phường 1
Phường 1
Vị trí Phường 1 trên bản đồ Việt Nam
Diện tích2,02 km²[2]
Dân số (2008)
Tổng cộng12.645 người[2]
Mật độ6.250 người/km²
Khác
Mã hành chính29866[3]
Websitephuong1.tpcaolanh.dongthap.gov.vn

Địa lý sửa

Phường 1 nằm ở trung tâm thành phố Cao Lãnh, có vị trí địa lý:

Phường 1 có diện tích 2,02 km², dân số năm 2008 là 12.645 người[2], mật độ dân số đạt 6.250 người/km².

Khí hậu sửa

Phường 1 có đặc điểm chung khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, trùng với gió mùa Tây Nam. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, trùng với gió mùa Đông bắc.

Lượng mưa trung bình năm là 1.682-2.005 mm. Lượng mưa phân bố không đồng đều theo các mùa trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm đến 90 - 92% lượng mưa của cả năm và tập trung vào các tháng 9, 10 (30-40%). Mực nước trên các sông, rạch đều chịu tác động của thủy triều trong tháng. Hàng năm mùa khô vào tháng 3 đến tháng 5 là nước ở các sông, rạch khô cạn.

Hành chính sửa

Phường 1 được chia thành 5 khóm: 1, 2, 3, 4, 5.[4]

Lịch sử sửa

Thị xã Cao Lãnh từng là tỉnh lỵ tỉnh Kiến Phong dưới thời Việt Nam Cộng hoà.

Sau năm 1975, thị xã này trở lại thành thị trấn Cao Lãnh và là huyện lỵ của huyện Cao Lãnh.

Ngày 23 tháng 2 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 13-HĐBT[1] về việc thành lập phường I trên cơ sở một phần đất của thị trấn Cao Lãnh cũ.

Ngày 16 tháng 1 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 10/2007/NĐ-CP[5] về việc thành lập thành phố Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp. Phường 1 trực thuộc thành phố Cao Lãnh.

Giao thông sửa

Giao thông đường bộ sửa

Trước năm 1983 đây, là một phần đất thuộc thôn Mỹ Trà là vùng đất hoang sơ, đường nhỏ hẹp, mùa mưa lầy lội, phường có 2 tuyến đường chính đường 30/4 và đường Nguyển Huệ, bị xuống cấp phương tiện giao thông khó khăn.

Từ năm 1986 đến nay, được đầu tư xây dựng như: đường Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, trải xà bần ở một số tuyến đường như: đường giữa (nay là đường Ngô thì Nhậm), đường Thầy Kiện (nay là đường Nguyễn Văn Tre),... tuyến đường giao thông trải nhựa tạo điều kiện thuận tiện cho việc nhân dân qua lại, giao lưu mua bán.

Cơ sở hạ tầng sửa

Các tuyến đường giao thông đường bộ, toàn phường có chiều dài 47,0637 km được trải nhựa kiên cố trong đó 5 tuyến đường chính:

  • Đường 30/4 tiếp giáp từ phường 2 chạy dài tới cầu kinh cụt dài 2,3 km.
  • Đường Nguyễn Huệ tiếp giáp từ cầu Đình Trung phường Mỹ Phú đến cầu Cầu Đúc phường 4 dài 1,160 km.
  • Đường Lý Thường Kiệt tiếp giáp phường 2 (Tôn Đức Thắng đến Nguyễn Huệ) dài 0,915 km (nằm trong địa bàn phường).
  • Đường Tôn Đức Thắng tiếp giáp cầu Cái Sao Thượng đến đường 30/4 (30/4 đến Trần Hưng Đạo) dài 1,110 km (nằm trong địa bàn phường).
  • Đường Ngô Thì Nhậm tiếp giáp phường 2 (Lê Thị Riêng đến Nguyễn Huệ) dài 1,180 km.

Ngoài các tuyến đường chính, phường còn có các tuyến đường như: Võ Trường Toản, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Tre, Lê Văn Tám, Lê Thị Riêng, Trần Phú đều được trải nhựa thuận lợi cho người dân qua lại giao thương mua bán. Tuy nhiên còn một đường như: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Văn Bãnh và một số đường phụ, hẻm đang bắt đầu thi công vào năm 2016 đến nay.

Giao thông đường thủy sửa

Trên địa bàn phường có 2 con sông chính là sông Cao Lãnh và sông Cái sao thượng nên thuận lợi cho việc vận chuyển giao thương hàng hóa của nhân dân trong ngoài đia phương.

Hệ thống giao thông đường thủy: Phường 1 nằm cặp sông Cao lãnh và sông Cái Sao Thượng. Hệ thống cầu, cống được đầu tư đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân. Hệ thống sông đi qua địa bàn phường như: sông Cao Lãnh dài 2,300 km (từ cầu kinh cụt đến cầu Đúc), sông Cái Sao Thượng dài 3,255 km (từ cầu kinh cụt đến cầu Đình Trung).

Chú thích sửa

  1. ^ a b “Quyết định 13-HĐBT về việc chia huyện Tam Nông thành hai huyện và thành lập thị xã Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp”. Thư viện pháp luật. 23 tháng 2 năm 1983.
  2. ^ a b c “Tài liệu phân tích thành phố Cao Lãnh và bối cảnh khu vực – Quy hoạch phát triển bền vững thành phố Cao Lãnh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2040 (diện tích, dân số, mật độ dân số năm 2008 trang 60)” (PDF). ATELIERS. tháng 5 năm 2010.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Đồng Tháp” (PDF). Cục đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam – Trung tâm thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ. 31 tháng 8 năm 2017.
  5. ^ “Nghị định 10/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp”. Thủ viện pháp luật. 16 tháng 1 năm 2007.

Tham khảo sửa