Khỉ đuôi dài Côn Đảo

loài động vật có vú
(Đổi hướng từ Macaca fascicularis condorensis)

Khỉ đuôi dài Côn Đảo (Macaca fascicularis condorensis) là một phân loài của khỉ đuôi dài phân bố tại Việt Nam, tập trung ở vùng Côn Đảo, Phú Quốc. Khỉ đuôi dài Côn Đảo là một loài động vật đặc hữu của Việt Nam.

Khỉ đuôi dài Côn Đảo
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Primate
Họ (familia)Cercopithecidae
Chi (genus)Macaca
Loài (species)M. fascicularis
Danh pháp ba phần
Macaca fascicularis condorensis
Danh pháp đồng nghĩa
Macaca fascicularis condorensis

Nguồn gốc sửa

Về nguồn gốc của khỉ đuôi dài Côn Đảo, thuyết tiến hóa về sự phân bố, phân tán và nguồn gốc hình thành phụ loài cho rằng trước đây khoảng 18 ngàn năm, mực nước biển thấp hơn hiện nay, các nơi từ bán đảo Đông Dương đến đảo Bali (Indonesia) là một dãi đất rộng lớn liền nhau và khỉ đuôi dài phân bố khắp nơi. Sau đó, mực nước biển dâng lên cao như ngày nay, hình thành các đảo, các quần thể khỉ đuôi dài sinh sống tại đảo bị cô lập và hình thành một số phụ loài, trong đó có phân loài khỉ đuôi dài Côn Đảo.

Đặc điểm sửa

Mô tả sửa

Màu lông của chúng thường có màu từ xám đến nâu đỏ, phía sau cơ thể nhạt hơn. Lông trên đầu mọc hướng về sau. Thường có mào. Mặt có màu hồng. Con đực lớn thường có hai chỏm lông trắng trên miệng ở hai bên như Bộ ria. Con cái có lông quanh mồm thưa hơn. phần đỉnh đầu của khỉ đuôi dài sống trong rừng ngập mặn Cần Giờ và rừng ngập mặn Cà Mau có màu lông sậm hơn so với phần lông ở đỉnh đầu của khỉ đuôi dài Côn Đảo. Con non sinh ra có màu đen. Đuôi dài và được phủ lông tốt, chiều dài đuôi thường đạt 3/4 hoặc hơn so với chiều dài cơ thể. Con đực đuôi ngắn hơn so với loài trong đất liền. Tuổi trưởng thành vào lúc 50 - 51 tháng. Thời gian mang thai 160 - 170 ngày. Thời gian giữa hai lần sinh sản 13 tháng (12 - 24 tháng). Thời gian sống 37-38 năm.

Tập tính sửa

Chúng sống trong rừng rậm nguyên sinh, thứ sinh, rừng tre nứa, rừng thường xanh, rừng thưa, bờ sông, ven biển, rừng ngập mặn ven biển, dọc theo các con sông tới độ cao 2000m. Tại Vườn Quốc gia Côn Đảo, có ít nhất 10 địa điểm thường gặp, các điểm này nằm trên 3 đảo: Côn Sơn, Hòn Bà, và Hòn Bảy Cạnh.

Trước năm 1975, loài này còn gặp rất phổ biến ở các khu rừng ở các tỉnh phía Nam từ tỉnh Thừa Thiên - Huế tới tỉnh Kiên Giang trên diện tích ước tính khoảng >5.000km2. Từ năm 1975 trở lại đây tình trạng của loài thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm mạnh. Số lượng tiểu quần thể hiện nay khoảng 30. Nguyên nhân do nơi cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và đây là đối tượng săn bắt để lấy thịt, nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.

Thức ăn chủ yếu là quả (64%), hạt, nõn cây, lá những phần khác của thực vật và động vật như côn trùng ếch nhái cua,... Chúng hoạt động vào ban ngày và trên cây. Loài này bơi rất giỏi và thường nhảy xuống nước từ cành cây. Rất hay ngồi thành nhóm ngay đường cái, không hoảng sợ khi xe chạy qua.

Chúng thường sống thành đàn, ít khi gặp một con. Đàn có cấu trúc nhiều đực, nhiều cái, trung bình 2,5 con cái một con đực. Chúng sống thành đàn từ 10-100 con. Con đực đầu đàn thường ít đánh dấu khu vực như các loài khỉ khác. Các con non thường đùa nghịch với nhau trong đàn. Chúng thường đùa với nhau trong vòng hai năm. Con đực thường đùa với con đực, con cái thường đùa với con cái.

Tham khảo sửa

Liên kết ngoài sửa

  • Kloss (1926). “Macaca fascicularis ssp. condorensis”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2017-1. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.
  • BRANDON-JONES, D. EUDEY, A. A., GEISSMANN, T., GROVES C. P., MELNICK, D. J., MORALES J. C., SHEKELLE M., STEWART C.B (2004), Asian Primate Classification, International Journal of Primatology,Vol. 25, No. 1. doi:10.1023/B:IJOP.0000014647.18720.32
  • FOODEN J. (1995), Systematic Review of Southeast Asian Longtail Macaques, Macaca fascicularis, Field Museum Natural History. doi:10.5962/bhl.title.3456
  • FOODEN, J. (1996), “Zoogeography of Vietnamese Primates”, International Journal of Primatology, 17 (5), pp. 61.
  • GROVES C., (2001), Primate taxonomy, Smithsonian Institution Press,Washington and London,pp. 223.
  • KLOSS C.B., (1926), Mammals from Pulo Condore, with descriptions of two new subspecies, Journal of the Siam Society, Natural History, Supplement 6,6, pp. 357–359, Vol. 6, No. 4, 1926
  • VAN PEENEN P.F.D., M.L. CUNNINGHAM, J.F. DUNCAN (1970), A collection of mammals from Con Son island, Vietnam, Journal of Mammalogy, 51, pp. 419–424. doi:10.2307/1378509

(tiếng Việt)