Nam Lương (397 – 414) là một nước trong thời Ngũ Hồ Thập lục quốc do Thốc Phát Ô Cô người tộc Tiên Ti ở Hà Tây kiến lập ở khu vực Thanh Hải.

Tiêu bản này là một phần của
loạt bài Ngũ Hồ thập lục quốc.
Thập lục quốc
Thành Hán (303/304-347)
Hán Triệu (304-329)
Hậu Triệu (319-350)
Tiền Lương (324-376)
Tiền Yên (337-370)
Tiền Tần (351-394)
Hậu Tần (384-417)
Hậu Yên (384-409)
Tây Tần (385-431)
Hậu Lương (386-403)
Nam Lương (397-414)
Nam Yên (398-410)
Tây Lương (400-420)
Bắc Lương (401-439)
Hạ (407-431)
Bắc Yên (409-436)
Không đưa vào
Thập lục quốc
Cừu Trì (184?-555?)
Đoàn (250-338)
Vũ Văn (260-345)
Đại (315-376)
Nhiễm Ngụy (350-352)
Tây Yên (384-394)
Địch Ngụy (388-392)
Tây Thục (405-413)

Nguồn gốc

sửa

Từ Thốc Phát trong tiếng Tiên Ty nghĩa là "chăn", có nguyên gốc từ Thác Bạt, được đổi sang khi có thủ lĩnh người Thác Bạt được sinh ra trong chăn. Năm 395, Hậu Lương phong cho Thốc Phát Ô Cô tước Quảng Vũ công.

Lập quốc

sửa

Năm 397 (Thái Sơ năm thứ nhất của Nam Lương), Thốc Phát Ô Cô xưng Tây Bình Vương, đóng đô ở thành Lâm Xuyên (Nhạc Đô, Thanh Hải), sử gọi là Nam Lương. Nam Lương cho quân tấn công vào vùng Kim Thành và Kinh đô Cô Tang của Hậu Lương. Sau đó Thốc Phát Ô Cô đổi vương hiệu thành Vũ Uy Vương và chuyển kinh đô về Lạc Đô (Hải Đông, Thanh Hải). Năm 399, Thốc Phát Ô Cô chết do ngã ngựa khi say rượu, các con còn nhỏ, các quý tộc và quan lại bầu người em Thốc Phát Ô Cô là Tây Bình Công Thốc Phát Lợi Lộc Cô lên ngôi, tức Khang Vương.

Thốc Phát Lợi Lộc Cô cho chuyển kinh đô về Tây Bình (Tây Ninh, Thanh Hải). Năm 401, Thốc Phát Lợi Lộc Cô đổi vương hiệu từ Vũ Uy Vương sang Hà Tây Vương. Năm 402 Thốc Phát Lợi Lộc Cô chết, người em là Quảng Vũ Công Thốc Phát Nục Đàn (365 – 415) kế vị, xưng là Cảnh Vương, lại dời đô về Lạc Đô. Về danh nghĩa, Thốc Phát Nục Đàn thần phục nhà Hậu Tần, nhận tước phong Quảng Vũ Công, nhưng trong nước vẫn sử dụng danh hiệu Hà Tây Vương đã có từ thời Thốc Phát Lợi Lộc Cô.

Nam Lương phải cống nạp số lượng lớn ngựa chiến cho Hậu Tần. Năm 407, Thốc Phát Nục Đàn chuyển kinh đô về Cô Tàng, liên minh với Tây Lương để chống lại Bắc Lương.

Kinh tế xã hội

sửa

Nam Lương tuy sử dụng cả các phần tử thượng tầng người tộc Tiên Ti, Hán, Khương nhưng giới thống trị không hoàn toàn tín nhiệm người Hán. Họ quản thúc địa chủ Hán tộc để khống chế người Hán. Khi giữ thành, họ cho người Tiên Ti giữ nội thành, người Hán giữ vòng thành. Giới thống trị bắt một số lớn người dân tộc di chuyển đến gần vùng đô thành để giải quyết vấn đề đất rộng người thưa. Họ không biết kinh doanh nông nghiệp, nhiều năm không thu hoạch, lương thực thiếu thốn, chỉ có cách cướp đoạt thóc lúa của nước lân cận. Chăn nuôi thiếu sót, lại cũng đi cướp đoạt.

Chiến tranh với các nước.

sửa

Năm 400, quân Nam Lương tấn công Kinh đô Cô Tang của Hậu Lương, bắt được 8000 hộ đem về nước. Một lần cướp của bộ tộc Khất Phục phía tây hơn 40 vạn ngựa, dê, trâu. Tuy nhiên năm 407, khi Hách Liên Bột Bột, hoàng đế khai quốc nước Hạ cầu hôn công chúa Nam Lương bị khước từ, quân Hạ tấn công Nam Lương, giết chết 60% các quan lại tướng lĩnh của Nam Lương. Năm 411, quân Tây Tần do Khất Phục Sí Bàn chỉ huy tấn công Nam Lương, cướp hơn 10 vạn gia súc. Năm 414 (Gia Bình thứ 7), Nam Lương bị Tây Tần diệt, trước sau tồn tại 18 năm.

Các vua Nam Lương:

Tham khảo

sửa