Natri nhôm hydride (NaAlH4) hay natri alumanuide là một hợp chất hóa học dùng làm chất khử. Nó tương tự như lithi nhôm hydride. Nó dùng để bảo quản hydro trong các bình chứa hydro,[1] natri tetrahydroaluminat có thể hấp thụ đến 7,4 kg hydro, thoát ra khi đun nóng lên đến 200 °C (392 °F; 473 K). Quá trình hấp thụ co thể chậm và mất đến 15 phút để đầy bình.

Natri nhôm hydride
Danh pháp IUPACNatri alumanuide
Tên khácNatri tetrahydroaluminat
Nhận dạng
Số CAS13770-96-2
PubChem26266
Số EINECS237-400-1
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
Thuộc tính
Công thức phân tửNaAlH4
Khối lượng mol54,00176 g/mol
Bề ngoàichất rắn tinh thể màu trắng
Khối lượng riêng1,24 g/cm³
Điểm nóng chảy 183 °C (456 K; 361 °F) (phân hủy)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcphản ứng gây cháy
Độ hòa tantan trong THF
Các nguy hiểm
MSDSMSDS ngoài
Nguy hiểm chínhdễ cháy
Điểm bắt lửa-7 ℉ (-22 ℃)
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Natri nhôm hydride là một chất khử mạnh, tương tự khả năng phản ứng của lithi nhôm hydride, có thể phản ứng mãnh liệt với chất oxy hóa. Tác dụng của nó tương tự DIBAL (đisobutyl nhôm hydride) trong các phản ứng vô cơ.

RCOOR' + H2 + NaAlH4 (chất khử) → RCOOH + R'OH

LAH là chất khử mạnh hơn natri bohydride vì liên kết Al–H yếu hơn liên kết B–H. Độ phản ứng của natri bohydride có thể bị biến đổi khi thêm vào iod hay metanol trong TH3-THF để khử este thành alcohol tương ứng giống như phản ứng của benzyl benzoat thành alcohol benzylic.

Điều chế sửa

NaH có thể dùng để sản xuất natri nhôm hydride (NaAlH4) hiệu quả bằng phản ứng trao đổi trong THF:

LiAlH4 + NaH → NaAlH4 + LiH

Khi thêm titan, hydro thoát ra và sự nạp lại được cải thiện.[2]

An toàn sửa

Natri nhôm hydride rất dễ cháy. Nó không phản ứng với không khí khô ở nhiệt độ phòng, rất nhạy cảm với độ ẩm; nguy hiểm hơn, nó bốc cháy hay phát nổ khi tiếp xúc với nước hay không khí ẩm.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Zaluska, A.; Zaluski, L.; Ström-Olsen, J. O. (2000). “Sodium Alanates for Reversible Hydrogen Storage”. Journal of Alloys and Compounds. 298 (1–2): 125–134. doi:10.1016/S0925-8388(99)00666-0.
  2. ^ “Researchers Solve Decade-Old Mystery of Hydrogen Storage Material”. Phys.Org. ngày 27 tháng 2 năm 2008.