Natri tungstat (hay Natri vonfamat), Na2WO4, là muối tungstat của natri, một nguồn cung cấp wolfram. Nó được điều chế từ quá trình khử các quặng vonfam dùng để sản xuất vonfam.

Natri tungstat
Mẫu natri tungstat
Danh pháp IUPACNatri wolframat
Tên khácNatri vonfamat
Natri tungstat(VI)
Natri tetroxotungstat(VI)
Natri tetroxovonfamat(VI)
Nhận dạng
Số CAS13472-45-2
PubChem165917
Số RTECSYO7875000
Thuộc tính
Công thức phân tửNa2WO4
Khối lượng mol293,8156 g/mol (khan)
329,84616 g/mol (2 nước)
Bề ngoàitinh thể mặt thoi màu trắng
Khối lượng riêng4,179 g/cm³
Điểm nóng chảy 698 °C (971 K; 1.288 °F)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước74,2 g/100 mL[1]
Các nguy hiểm
Nhiệt độ tự cháykhông bắt lửa
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Nó thường gặp dưới dạng hydrat hóa, Na2WO4•2H2O. Muối này tan được trong nước và là một chất oxy hóa tương đối mạnh, nhưng không có ứng dụng thông thường trong phòng thí nghiệm hóa học. Giống như natri molybdat, các muối phức tungstat(V,VI) sẫm màu được hình thành bằng phản ứng khử hợp chất này với một chất khử rất nhẹ, như các phức chất hữu cơ. Nó còn được nghĩ làm một chất ức chế enzim protein-tyrosin photphataza (PTPase)[2]. Thỉnh thoảng nó còn được dùng làm chất chống cháy.

Trong hóa học hữu cơ, natri tungstat làm xúc tác cho quá trình epoxy hóa anken và phản ứng oxy hóa alcohol thành anđehit hay xeton.

Nó còn được biết về tác dụng chống tiểu đường. Những nhà nghiên cứu đã nhận ra con đường qua đó natri tungstat cải thiện chức năng tụy và sản sinh tế bào beta.[3]

Tham khảo sửa

  1. ^ Lide, David R. (1998), Sổ tay Hóa học và Vật lý (Handbook of Chemistry and Physics) (ấn bản 87), Boca Raton, FL: CRC Press, tr. 486, ISBN 0-8493-0594-2
  2. ^ Nền tảng cấu trúc cho chức năng và quy định của thụ thể enzim protein tyrosine phosphatase CD45. J Exp Med. 2005 February 7; 201(3): 441–452.
  3. ^ Chất chống tiểu đường natri volframat ích hoạt quá trình tổng hợp glicogen thông qua con đường không phụ thuộc vào thụ thể insulin. The Journal of Biological Chemistry, Vol. 278, No. 44, Issue of October 31, pp. 42785–42794, 2003.

Liên kết ngoài sửa