Ngô Văn Thành

nghệ sĩ vĩ cầm người Việt Nam

Ngô Văn Thành (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1951 tại Hà Nội) là một Giáo sư, tiến sĩ, nghệ sĩ nhân dân và là nghệ sĩ violon người Việt Nam. Ông từng là cựu Giám đốc Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam[1].

Nghệ sĩ Nhân dân
Ngô Văn Thành
Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Nhiệm kỳ2006 – 2011
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Ngô Văn Thành
Ngày sinh
24 tháng 11, 1951 (72 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNghệ sĩ biểu diễn
Học vịTiến sĩ
Học hàmGiáo sư
Lĩnh vựcĐàn Violin
Khen thưởngHuân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Ba
Huân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Nhì
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (2011)
Sự nghiệp âm nhạc
Đào tạoTrường Âm nhạc Việt Nam
Nhạc viện Tchaikovsky
Dòng nhạcNhạc cổ điển
Nhạc cụVĩ cầm

Ông là một trong số ít những nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu Giáo sư, tiến sĩ và nghệ sĩ nhân dân với lĩnh vực âm nhạc cổ điển, đặc biệt là trong Violon, cùng với nghệ sĩ Tạ Bôn, Nguyễn Châu Sơn.

Tiểu sử và sự nghiệp sửa

Ông sinh ra và lớn lên tại phố Lý Quốc Sư, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhưng quê gốc ở làng Bần, thuộc phường Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Ông được sinh ra trong gia đình có 6 người con, trong đó có chị gái là nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo ưu tú đàn tranh Ngô Bích Vượng.[2] Cha ông là chủ hiệu nhuộm vải. Lên 7 tuổi, ông được bố gửi vào học violon hệ trung cấp trong Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam).

Vốn có niềm đam mê mãnh liệt với cây đàn, kèm theo những người thầy dạy tốt và có tiếng thời đó luân phiên giáo dục, trình độ violon của ông nhanh chóng được phát triển và nâng cao. Năm 1968, cả nhà ông chuyển ra gần sông Hồng, thuộc khu vực phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng.

Khi Ngô Văn Thành học tiếp lên đại học, nghệ sĩ ưu tú Bích Ngọc (phu quân của nghệ sĩ nhân dân Trà Giang) đã nhận thấy ông có triển vọng nên trực tiếp đào tạo. Những ngày sang Liên Xô chuẩn bị cho cuộc thi, Ngô Văn Thành còn được Giáo sư, Nghệ sĩ công huân Liên Xô Igor Bezrodny trực tiếp huấn luyện. Ở Cuộc thi Âm nhạc Quốc tế Tchaikovsky tổ chức tháng 6 năm 1974, Việt Nam cử hai nghệ sĩ trẻ tham dự, Ngô Văn Thành biểu diễn violon và Tôn Nữ Nguyệt Minh ở đàn piano.[3] Ngô Văn Thành cùng Tôn Nữ Nguyệt Minh giành Bằng khen vòng II.[1][4][5]

Ông tốt nghiệp nhạc viện Tchaikovsky năm 1974, sau đó tốt nghiệp nghiên cứu sinh biểu diễn violon tại lớp của nghệ sĩ Igor Bezrodny. Đầu thập niên 1990 cho tới năm 1996 ông từng là chủ nhiệm khoa Dây của Nhạc viện Hà Nội. Năm 1982, ông tốt nghiệp nghiên cứu sinh biểu diễn violin tại lớp Giáo sư, Nghệ sĩ nhân dân Igor Bezrodny.[6]

Năm 1996 ông giữ cương vị Phó giám đốc Nhạc viện và giai đoạn 2006 - 2011 ông đảm trách vị trí Giám đốc Nhạc viện Hà Nội, hiện giờ là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.[6][7][8][9][10] Ông đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam với đề tài: “Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật Violon ở Việt Nam”.[5]

Nghệ sĩ Ngô Văn Thành đào tạo nhiều học trò giỏi như Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Công Thắng, Đỗ Xuân Thắng, Trần Quang Duy,...[11][12]

Ông về hưu năm 2016 nhưng ông vẫn luôn tiếp tục cống hiến cho nền âm nhạc.

Thành tựu sửa

  • Bằng khen Bộ Văn hóa Thông tin năm (1993, 1997, 2000, 2006, 2010)[5]
  • Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm (2000)[5]
  • Huy chương vì Sự nghiệp Văn hóa thông tin (2000)[5]
  • Huy chương vì Sự nghiệp giáo dục năm (2000)[5]
  • Huân chương lao động hạng ba (2000)[5]
  • Huân chương lao động hạng hai (2011)[5]
  • Huân chương lao động hạng hai của Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (2011)[5]
  • Bằng khen của Thủ tướng chính phủ (2000, 2011)[5]
  • Danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (2012)[5]

Đời tư sửa

Ngô Văn Thành kết hôn và có 2 người con gái. Hiện ông sống tại Hà Nội.[1]

Nguồn sửa

  1. ^ a b c “GS. TS. NSND Ngô Văn Thành: Nghề thầy, nghiệp nghệ”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2021.
  2. ^ Thuonghieuvaphapluat. “Nghệ sĩ Violon Nguyễn Công Thắng cùng em gái thể hiện niềm đam mê bất tận với cây vĩ cầm”. thuonghieuvaphapluat.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ VietnamPlus (6 tháng 2 năm 2022). “GS Ngô Văn Thành: Văn hóa và trí tuệ dẫn đường cho tiếng đàn vĩ cầm | Âm nhạc | Vietnam+ (VietnamPlus)”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ “GS NSND Ngô Văn Thành: Điều giản dị làm nên con người cao quý”. ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM (bằng tiếng Anh). 19 tháng 9 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ a b c d e f g h i j k “Cây vĩ cầm – Người bạn đường thủy chung của một nghệ sĩ tài năng”. Hội Nhạc Sĩ Việt Nam. 28 tháng 10 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  6. ^ a b “Nghệ sĩ nhân dân violin Ngô Văn Thành trọn đời với sự nghiệp giáo dục âm nhạc - Giáo dục Việt Nam”. giaoduc.net.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  7. ^ “Đêm nhạc hội tụ những nghệ sĩ violin xuất sắc nhiều thế hệ”. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  8. ^ daibieunhandan.vn. "Dải ngân hà" của thầy trò NSND Ngô Văn Thành”. daibieunhandan.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  9. ^ “NSND Ngô Văn Thành sẽ thăng hoa trong "Romantic Concert". kinhtedothi.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  10. ^ 'Romantic concert Vol.2' - cuộc chơi âm nhạc đỉnh cao”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. 13 tháng 5 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  11. ^ “Giáo sư, Nghệ sĩ nhân dân Ngô Văn Thành: Nền âm nhạc phát triển cần có những nghệ sĩ tầm thế giới”. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  12. ^ Anh, Linh (27 tháng 11 năm 2017). “NSND Ngô Văn Thành sẽ thăng hoa trong "Romantic Concert". Báo Kinh tế đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.