"Người đàn bà quỳ" là bút ký của nhà báo Lê Văn Ba trong giai đoạn Đổi Mới tại Việt Nam. Tác phẩm được đăng trên Tuần báo Văn Nghệ vào ngày 7 tháng 12 năm 1987.

"Người đàn bà quỳ"
Tác giảLê Văn Ba
Quốc giaViệt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Thể loạiBút ký
Xuất bản tạiTuần báo Văn Nghệ
Loại xuất bảnMột kỳ
Phương tiện
truyền thông
Ấn phẩm
Ngày xuất bản7 tháng 12 năm 1987

Nội dung sửa

Hoàn cảnh ra đời sửa

"Văn Nghệ không thể dừng lại ở vụ việc, mà có thể và phải đi sâu vào căn nguyên xã hội của nó. Khi chỉ nói đến một vụ việc cụ thể thì tuy có đích danh, nhưng chỉ động đến một hai người, còn khi qua vụ việc đó mà vạch ra cái cơ chế vô lý, trì trệ, cần cấp thiết tháo gỡ, thì động đến những vấn đề chung của toàn xã hội. Như thế thì sâu sắc hơn, nhưng tất nhiên khó khăn hơn".

Nhà văn Nguyên Ngọc, tổng biên tập báo Văn Nghệ bộc bạch về hướng đi vào ngày 14 tháng 5 năm 1988 trên báo Tạp chí sông Hương.[1]

Lê Văn Ba khởi đầu viết báo khi còn là học sinh Trường Trung học phổ thông Chu Văn An tham gia "Đoàn học sinh kháng chiến Hà Nội Nhựa sống" trong vùng chiếm đóng tại nội thành Hà Nội và sau đó bị giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò trong một năm.[2][3][4] Sau khi chính thức làm việc tại báo Tiền Phong từ ngày 7 tháng 3 năm 1958,[3] tác giả đảm nhận chức vụ trưởng ban Công nghiệp tại báo này vào năm 1975.[5][6] Trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI chín tháng, Lê Văn Ba tham gia biên tập và vướng mắc xung quanh bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác" trên báo Tiền Phong nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày 25 tháng 3 năm 1986.[2]

Tại Việt Nam từ năm 1986, công chúng được phát biểu chính kiến và xã hội tương đối dân chủ, sáng tác văn học bắt đầu khởi sắc.[7] Thay vì tuyên truyền "gương tốt người tốt", ký giai đoạn này nêu ra những mặt trái trong xã hội Việt Nam.[8] Giai đoạn này, báo Văn Nghệ liên tục đăng các bút ký gây chấn động xã hội Việt Nam như "Lời khai của bị can", "Suy nghĩ trên đường làng".[1][9]

Phát hành sửa

Bút ký được nhà báo Lê Văn Ba viết với bút danh Trần Khắc,[5][10] đăng trên Tuần báo Văn Nghệ vào ngày 7 tháng 12 năm 1987 trong không khí cởi mở sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI.[2]

Đón nhận sửa

Xã hội sửa

Bút ký gây chấn động công chúng Việt Nam trong thời kỳ bắt đầu Đổi Mới.[7][9][11][12][13]

Truyền thông sửa

Dương Kỳ Anh trên Công an nhân dân khen ngợi bút ký "khắc họa nên hình ảnh không dễ quên của một thời mà văn học cũng như báo chí ở nước ta đã "nhìn thẳng vào sự thật" như lời cố Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh".[5] Trần Huy Quang trên báo Người Đô thị điểm tên hai tác phẩm "Cái đêm hôm ấy... đêm gì?" và "Người đàn bà quỳ" để nhấn mạnh "nếu không đổi mới thì nông dân không lâu nữa sẽ trở lại thời chị Dậu của Tắt đèn".[14] Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ trên Tạp chí Cộng sản nhắc về bút ký của Trần Khắc và "Công lý, đừng quên ai" của Lâm Thị Thanh Hà cùng với "Thủ tục làm người còn sống" của Minh Chuyên, khẳng định đây là "những phản biện sắc sảo về pháp luật, chính sách; những sai trái và bất cập của chính sách, cơ chế ở tầm vĩ mô".[15] Lã Nguyên trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An cho biết "có rất nhiều bài phê bình xuất hiện trên mặt báo để phát biểu một ý kiến nào đó về những phóng sự, ví như "Người đàn bà quỳ", "Vua lốp", "Làng giáo có gì vui"".[16] Cũng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An, Tống Văn Công khen ngợi bút ký "vực dậy những hoàn cảnh thấp cổ, bé họng bị áp bức".[17] X.B trên Tiền Phong khen ngợi "Lê Văn Ba nổi trội bất ngờ trong mặt bằng viết lách thời Những việc cần làm ngay với truyện ngắn "Người đàn bà quỳ" trên báo Văn Nghệ với cái tên Trần Khắc".[4] Hữu Trịnh trên Thể thao & Văn hóa đánh giá bút ký này góp phần "mang lại một không khí mới cho văn học".[18] Ngọc Ngà trên Đài Tiếng nói Việt Nam ca ngợi bút ký của Trần Khắc và bút ký "Tiếng đất" của Hoàng Hữu Cát là một trong "nhiều bút ký, phóng sự có tiếng vang" thuộc 25 năm đổi mới văn học nghệ thuật.[19] Ngân Hà trên báo Tổ quốc nhìn nhận đây là một trong "loạt phóng sự đặt nền móng cho [lịch sử Việt Nam] giai đoạn này".[20]

Văn đàn sửa

Đỗ Thị Hương Thủy tại Đại học Đà Nẵng khen ngợi đây là một trong những bút ký "gây chấn động dư luận với ý thức nhìn thẳng vào sự thật".[21] Đỗ Hải Ninh tại Viện Văn học gợi nhắc bút ký, đồng thời đánh giá đây là một trong những "những cơn địa chấn, không chỉ tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ mà còn mang tính xã hội hoá, tác động mạnh đến nhận thức, tình cảm của đông đảo bạn đọc".[22] Nguyễn Thành Thi tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá đây là một trong các bút ký "dưới áp lực của cảm hứng nhận thức lại sự thật, rà soát lại chân lí trên tinh thần dân chủ, nói thẳng, nói thật".[23] Lã Nguyễn tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhận định đây là một trong những bút ký "chắc chắn sẽ sống mãi trong ký ức người đọc và vĩnh viễn đi vào lịch sử văn học dân tộc".[24] Tiến sĩ Đỗ Lai Thúy trên báo Người đô thị cho rằng công luận xã hội Việt Nam "hả hê, khoái trá với những "Cái đêm hôm ấy... đêm gì?", "Người đàn bà quỳ"" thì có nghĩa họ hứng thú "công năng chính trị– xã hội của văn chương hơn là bản thân văn chương".[25]

Trần Ngọc Hiếu tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội gợi nhắc bút ký cùng các vở kịch của Lưu Quang Vũ thập niên 1980, đúc kết rằng "tâm lý của số đông người Việt Nam, đến thời điểm này, vẫn kỳ vọng ở văn học như một hình thức “nói hộ” bức xúc của mình".[26] Nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định bút ký "nêu bật lòng khát khao dân chủ" tại Việt Nam đầu thời kỳ Đổi Mới.[1] Lý Hoài Thu tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá đây là một trong những bút ký "thức tỉnh nhân tâm, tạo ra những phản ứng tích cực trong dư luận xã hội và đáp ứng một cách kịp thời tinh thần đổi mới tư duy, đổi mới cách nhìn người, nhìn sự việc của những năm đầu thời kỳ chuyển hướng".[8] Nguyễn Thị Tú Như tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh gợi nhắc các bút ký trên báo Văn Nghệ như "Người đàn bà quỳ" và "Cái đêm hôm ấy... đêm gì?" cùng "Lời khai của bị can", đồng thời nhận xét loạt tác phẩm "nhằm nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa văn học và tác phẩm ký in trên báo trong quá trình phát triển".[27]

Chính khách sửa

Chính khách Hữu Thọ gợi nhắc bút ký "Cái đêm hôm ấy...đêm gì?" của Phùng Gia Lộc và "Người đàn bà quỳ" của Lê Văn Ba cùng với "Lời khai của bị can" của Trần Huy Quang; đồng thời nhận xét các bút ký này "đặt ra một vấn đề xã hội, thực sự có tính dự báo rất ghê về vấn đề dân chủ ở nông thôn, về vấn đề oan ức, về vấn đề kỳ thị người làm giàu trong xã hội".[28] Bùi Tín trong hồi ký Hoa xuyên tuyết miêu tả bút ký của Trần Khắc "kể lại người đàn bà oan khiên đưa đơn hết "cửa quan cách mạng" này đến cửa khác mà không sao được giải quyết".[29]

Thư mục sửa

  • Lê Văn, Ba (2007). “Phía sau nghề báo, nhà báo. Việt Nam: Nhà xuất bản Phụ nữ.

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b c Hoàng Phủ Ngọc Tường (14 tháng 5 năm 1988). “Trước ngưỡng cửa của sự đổi thay”. Tạp chí sông Hương. Với nhà văn Nguyên Ngọc. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ a b c Hữu Thọ (7 tháng 8 năm 2007). “Ðọc sách của Lê Văn Ba, nhớ về một kỷ niệm”. Nhân Dân. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.
  3. ^ a b Minh Huyền (23 tháng 8 năm 2007). “Nhà báo Lê Văn Ba: Đã mang lấy nghiệp vào thân”. Công an nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.
  4. ^ a b X.B (15 tháng 11 năm 2018). “Người Tiền Phong một thuở, một thời - Kỳ cuối: Vào Hội ở tuổi bảy tư”. Tiền Phong. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.
  5. ^ a b c Dương Kỳ Anh (3 tháng 10 năm 2017). “Một nhà văn Hà Nội”. Công an nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.
  6. ^ Dương Xuân Nam (15 tháng 11 năm 2015). “Một người và một thời”. Tiền Phong. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.
  7. ^ a b Trần Thị Lệ Thanh (15 tháng 4 năm 2018). “Đội ngũ sáng tác văn học Tuyên Quang thời kỳ đổi mới sự tiếp nối của các thế hệ” (PDF). Trường Đại học Tân Trào. Tạp chí khoa học Đại học Tân Trào. tr. 83. ISSN 2354-1431. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2020. sở dĩ sau 1986 tình hình đội ngũ cũng như sáng tác có thể diễn ra sôi nổi như thế vì lúc ấy người ta được ăn nói, được phát biểu chính kiến, được hít thở trong một bầu không khí tương đối dân chủ, lành mạnh. Và chính bầu không khí ấy đã tạo nên sự khởi sắc trong sáng tác văn học. Đầu tiên là sự xuất hiện của rất nhiều bút ký như Tiếng đất của Hoàng Hữu Cát, Người đàn bà quỳ của Xuân Ba, Cái đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc, Lời khai của bị can của Trần Huy Quang[liên kết hỏng]
  8. ^ a b Lý Hoài Thu (2002). “Sự vận động của các thể loại trong văn học thời kì đổi mới”. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. tr. 23. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2020. Tóm lược dễ hiểu.
  9. ^ a b Vĩnh Quyền (22 tháng 11 năm 2011). “Nhà văn Nguyên Ngọc: Chuyện phiếm từ tiểu thuyết đến phóng sự”. Lao Động. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020 – qua Báo Quảng Ninh.
  10. ^ Phạm Khải (9 tháng 6 năm 2011). “Những sai số cần được giải đáp”. Công an nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020. không phải bút ký "Người đàn bà quỳ" là của nhà văn Trần Huy Quang, mà là của Trần Khắc (bút danh của nhà báo Lê Văn Ba)
  11. ^ Thanh, Thảo (1 tháng 2 năm 2016). “Cái năm bắt đầu đổi mới ấy”. Báo Quảng Ngãi. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2016.
  12. ^ Lê Thị Bích Hồng (1 tháng 8 năm 2016). “Văn học Việt nam đổi mới trong cơ chế thị trường”. Hội Nhà văn Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2020. Thể phóng sự sau nhiều năm vắng bóng, nay hồi sinh, gây chấn động dư luận với ý thức nhìn thẳng vào sự thật: “Cái đêm hôm ấy đêm gì” (Phùng Gia Lộc), “Lời khai của bị can” (Trần Huy Quang), “Làng giáo có gì vui” (Hoàng Minh Tường), “Tiếng kêu cứu của một vùng văn hoá” (Võ Văn Trực), “Người đàn bà quỳ” (Trần Khắc), “Suy nghĩ trên đường làng” (Hồ Trung Tú).
  13. ^ Bùi Hoàng, Tám (13 tháng 6 năm 2006). “Kỳ I: Số phận bi hài của một người lính”. Dân trí. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2006.
  14. ^ Trần Huy, Quang (14 tháng 11 năm 2017). “Có một thời sôi động nữa không?”. Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng. Người Đô thị. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2017.
  15. ^ Nguyễn Thế, Kỷ (6 tháng 8 năm 2020). “Văn học Việt Nam đương đại: Thành tựu và những vấn đề đặt ra”. Tạp chí Cộng sản. 2. Tình hình sáng tác và một số thành tựu. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020.
  16. ^ Lã Nguyên (7 tháng 6 năm 2011). “Phê bình văn học hay là vương quốc của cái tranh luận”. Tạp chí Văn hóa Nghệ An. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2020.
  17. ^ Tống Văn Công (10 tháng 2 năm 2012). “Từ một bài báo nhỏ”. Tạp chí Văn hóa Nghệ An. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2020.
  18. ^ Hữu Trịnh (16 tháng 2 năm 2016). “Âm nhạc đại chúng trong trào lưu Ðổi mới”. Thể thao & Văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.
  19. ^ Ngọc Ngà (1 tháng 8 năm 2013). “Hội thảo về thành tựu 25 năm đổi mới văn học nghệ thuật”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.
  20. ^ Ngân Hà (3 tháng 1 năm 2009). “Muốn phá cách phải có nền tảng”. Tổ quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2020. Loạt phóng sự đặt nền móng cho giai đoạn này không thể không kể tới: Cái đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc, Lời khai của bị can (tức Vua lốp) của Trần Huy Quang, Người đàn bà quỳ của Nguyễn Văn Ba, Thủ tục để làm người sống của Minh Chuyên.
  21. ^ Đỗ Thị Hương Thủy (2013). “Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi sau 1975 của Nguyễn Khắc Tường” (PDF). Đại học Đà Nẵng. tr. 8. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2020.
  22. ^ Đỗ Hải, Ninh (19 tháng 12 năm 2013). “Ký trên hành trình đổi mới”. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Nghiên cứu văn học, số 11/2006. Viện Văn học. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2013.
  23. ^ Nguyễn Thành, Thi (29 tháng 4 năm 2013). "Lược đồ" văn học quốc ngữ Việt Nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác thể loại”. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Khoa Ngữ Văn. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2013.
  24. ^ Lã, Nguyên (14 tháng 11 năm 2014). “Nhìn lại các bước đi. Lắng nghe những tiếng nói”. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Khoa Ngữ Văn. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2014. Thể phóng sự sau nhiều năm vắng bóng, nay lại lên tiếng làm xôn xao dư luận. Những Tiếng đất của Hoàng Hữu Cát, Người đàn bà quỳ của Xuân Ba, Cái đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc, Lời khai của bị can của Trần Huy Quang… chắc chắn sẽ sống mãi trong ký ức người đọc và vĩnh viễn đi vào lịch sử văn học dân tộc
  25. ^ Đỗ Lai Thúy (25 tháng 11 năm 2017). “Tên ông gắn liền với đổi mới”. Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng. Người Đô thị. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020. Người đọc hả hê, khoái trá với những Cái đêm hôm ấy đêm gì?, Người đàn bà quỳ…, tức công năng chính trị - xã hội của văn chương hơn là bản thân văn chương, tức tư duy nghệ thuật, lối viết.
  26. ^ Như Hà (29 tháng 7 năm 2011). “Văn học thời sự đang ở đâu? (Bài kết)”. Thể thao & Văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2020.
  27. ^ Nguyễn Thị Tú, Như (2013). “Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)”. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 7. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2020.
  28. ^ Hồng Thanh, Quang (19 tháng 9 năm 2019). “Tâm sự với 'người hay cãi'. Đại Đoàn Kết. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2019.
  29. ^ Bùi Tín (1992). “Hoa xuyên tuyết”. SaiGon Press. tr. 40. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)