Người Vandal là một bộ tộc Đông German, dưới sự lãnh đạo của vua Genseric năm 429, đã xâm chiếm châu Phi và tới năm 439 thành lập một vương quốc bao gồm cả tỉnh châu Phi của người La Mã, bên cạnh các hòn đảo Sicilia, Corse, Sardegna, MaltaBalearics. Năm 455, người Vandal cướp phá thành Roma. Vương quốc của họ bị sụp đổ trong cuộc chiến tranh Vandal năm 533-534, trong cuộc chiến này, Justinian I đã tái chiếm tỉnh châu Phi cho Đế quốc Đông La Mã.

Tiếng xấu nổi tiếng của người Vandal, bức tranh khắc màu bằng thép mô tả trận cướp phá thành Rome (455) của Heinrich Leutemann (1824–1904), c. 1860–80

Các tác giả thời kỳ Phục Hưng và cận đại đã mô tả người Vandal là những kẻ man rợ, "cướp và đốt phá thành Roma". Chính điều này đã dẫn đến thuật ngữ "vandalism" (tính phá hoại, man rợ), để mô tả sự phá hủy không suy nghĩ, đặc biệt là việc làm xấu đi đầy "man rợ" đối với các công trình nghệ thuật. Tuy nhiên, những sử gia hiện đại lại thường coi người Vandal là dân tộc đã kéo dài sự tồn tại của nền văn hóa La Mã chứ không phải là "tội đồ" phá hủy nó.[1]

Tên gọi

sửa

Tên gọi Vandal đã thường được liên hệ với tên gọi của Vendel, tên của một tỉnh ở Uppland, Thụy Điển, mà cũng được lấy làm tên gọi cho thời tiền sử của Thụy Điển, thời kỳ Vendel. Mối liên hệ này cũng sẽ chỉ ra rằng Vendel là quê hương gốc của người Vandal trước khi đến thời đại di dân.

Lịch sử

sửa

Nguồn gốc

sửa
 
Các bộ lạc người German ở khu vực Bắc Âu vào giữa thế kỉ 1 CN. Người Vandal/Lugii được vẽ màu xanh ở vùng đất ngày nay là Ba Lan.
  Vandals/Lugii

Một số nhà khảo cổ học và sử học đồng nhất người Vandal với văn hoá Przeworsk, và tranh cãi xung quanh mối quan hệ tiềm năng giữa người Vandal và một dân tộc khác, có thể là một sự pha trộn giữa các bộ tộc Slav và Đức, người Lugii (Lygier, Lugier hoặc người Lygi), được cho là sống ở khu vực này bởi các học giả La Mã. Một số học giả tin rằng tên gọi Lugii có thể là một trong những tên gọi trước đó của người Vandal, hoặc người Vandal là một phần của Liên minh người Lugii, mà bao gồm các bộ tộc người Đức và Slav.

Những cư dân của văn hóa Przeworsk (có thể là người Lugii) có tục lệ hỏa táng. Hỏa táng là một đặc trưng của các bộ lạc Phổ vùng Baltic. Ở Phổ cả hai hình thức hỏa táng và chôn cất đều đã được phát hiện, và đều được các bộ lạc Đức sử dụng.

Tương tự như những tên gọi mà đã dẫn đến việc quy định quê hương của người Vandal tại Na Uy (Hallingdal), Thụy Điển (Vendel), Đan Mạch (Vendsyssel). Người Vandal đã được cho là đã vượt qua biển Baltic để đến vùng đất ngày nay là Ba Lan vào một thời điểm nào đó trong thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, và họ đã định cư ở Silesia từ khoảng năm 120 trước Công nguyên. Giả thuyết truyền thống này đã được hỗ trợ dựa trên sự đồng nhất người Vandals với văn hóa Przeworsk, kể từ khi nền văn hóa Wielbark của người Goth dường như đã thay thế một chi nhánh của nền văn hoá đó.

Tiến vào đế quốc La Mã

sửa
 
Đế quốc La Mã dưới thời Hadrian (cai trị giai đoạn 117-138), cho thấy vị trí của người Vandilii,bộ lạc đông Đức, sinh sống ở khu vực thượng nguồn sông Vistula,(Ba Lan)
 
Bản đồ các cuộc xâm lược vào đế quốc La Mã, cho thấy cuộc di dân của người Vandal (màu xanh) từ German qua Dacia, Gaul, Iberia, và tới Bắc Phi, và những cuộc cướp phá khắp Địa Trung Hải, bao gồm cả cuộc cướp phá Rome vào năm 455.
  Angles, Saxons
  Franks
  Goths
  Visigoths
  Ostrogoths
  Huns
  Vandals

Người Vandal đã bị phân chia thành hai nhóm bộ lạc, người SilingiHasdingi. Vào thời điểm của các cuộc chiến tranh Marcomanni (166-180), người Silingi sống trong một khu vực được ghi lại bởi Tacitus là "Đại Germania" (Magna Germania). Trong thế kỷ thứ 2, người Hasdingi, dưới sự lãnh đạo các vị vua Raus và Rapt (hoặc Rhaus và Raptus) đã di chuyển về phía nam, và lần đầu tiên họ tấn công những người La Mã ở khu vực hạ lưu sông Donau. Vào khoảng năm 271, Hoàng đế La Mã Aurelian đã bắt buộc phải chống lại họ để bảo vệ cho khu vực trung lưu của sông Donau. Họ đã lập lại hòa bình sau đó và định cư ở miền tây DaciaPannonia.

 
Vòng đeo cổ bằng vàng và thủy tinh của người Vandal. Từ địa điểm chôn cất Czéke, khoảng năm 300 SCN hoặc đầu thế kỷ thứ 4 SCN.

Theo tác phẩm Getica của Jordanes, người Hasdingi đã tham gia vào cuộc chiến tranh với người Goth vào khoảng thời điểm mà Constantine Đại đế cai trị. Vào thời điểm đó, người Vandal sống ở vùng đất mà sau này dân Gepid sinh sống. Ở nơi đó, họ bị vây quanh "ở phía đông là người Goth, về phía tây là người Marcomanni, về phía bắc là người Hermanduri và về phía nam là sông Hister (Donau)". người Vandal đã bị tấn công bởi vua Geberic của người Goth, và vua Visimar của họ đã bị giết chết. Người Vandal sau đó di cư đến Pannonia, sau khi Constantine Đại Đế (khoảng năm 330) ban cho họ vùng đất bên bờ phải của sông Donau, họ đã sống ở đó trong sáu mươi năm tiếp theo.

Vào khoảng thời gian này, người Hasdingi đã được cải sang đạo Cơ Đốc. Dưới triều đại của Hoàng đế Valens (năm 364-378) người Vandal giống như người Goth trước đó, đã chấp nhận giáo phái Arian, một đức tin mà đối lập với chính thống giáo Nicene của Đế chế La Mã. Tuy nhiên, cũng có một số ít người Vandal chấp nhận chính thống giáo, trong số đó nổi tiếng nhất là Tổng chỉ huy (Magister militum) Stilicho dưới thời hoàng đế Honorius.

Vào năm 400 hoặc 401, có thể vì những cuộc tấn công của người Hung, người Vandal, dưới thời vua Godigisel, cùng với các đồng minh của họ (người Alan Sarmatiangười Suebi Đức) đã di chuyển về phía Tây vào lãnh thổ La Mã. Một số người Silingi cũng đã gia nhập họ sau này. Người Vandal đã đột kích vào tỉnh Raetia của La Mã trong mùa đông năm 401/402.

Năm 406 người Vandal đã tiến quân từ Pannonia, đi về phía Tây dọc theo sông Donau mà không gặp nhiều khó khăn, nhưng khi họ tới được sông Rhine, họ đã gặp sự kháng cự từ người Frank, những người cư trú và kiểm soát những khu vực đã Latinh hóa ở miền bắc Gaul. Hai mươi ngàn người Vandal, bao gồm cả bản thân Godigisel, đã tử trận trong cuộc chiến này. Nhưng sau đó, với sự giúp đỡ của người Alan, họ đã cố gắng để đánh bại người Frank vào ngày 31 tháng 12, năm 406, người Vandal đã vượt qua sông Rhine, có lẽ trong khi nó bị đóng băng và xâm lược Gaul và họ đã tàn phá nơi đó một cách khủng khiếp. Dưới quyền Gunderic, con trai của Godigisel, người Vandal đã cướp phá dọc theo đường tiến quân của họ về phía tây và phía nam xuyên qua Aquitaine.

Ở Hispania

sửa

Ngày 13 tháng 10, năm 409, họ đã vượt qua dãy núi Pyrenee và tiến vào bán đảo Iberia. Người Hasdingi sau đó nhận được đất đai từ những người La Mã để trở thành foederatiGallaecia(Tây Bắc) và người Silingi ở Hispania Baetica (miền Nam), trong khi người Alan nhận được những vùng đất ở Lusitania (phía Tây) và khu vực xung quanh Carthago Nova. Người Suebi cũng kiểm soát một phần của Gallaecia. Người Visigoth, những người xâm chiếm Iberia trước khi nhận được đất đai ở Septimania (miền Nam nước Pháp) đã đánh tan tác người Alan vào năm 418, giết chết vị vua Tây Alan Attaces [2]. Những thần dân còn lại của ông ta sau đó đã kêu gọi vua Vandal Gunderic làm vua của người Alan. Sau này các vị vua Vandal ở Bắc Phi đều tự phong cho mình là Rex Wandalorum: et Alanorum ("Vua của người Vandal và Alan").

Vương quốc ở Bắc Phi

sửa

Thành lập

sửa

Người Vandal đã theo vị vua mới của họ, Genseric (cũng được biết đến là Geiseric) vượt biển đến châu Phi vào năm 429.[3] Mặc dù số lượng của họ là không rõ và đang nằm trong vòng tranh luận của một số nhà sử học, nhưng dựa trên sự khẳng định của Procopius, thì người Vandal và Alan có khoảng 80000 khi họ di chuyển tới Bắc Phi,[4] Peter Heather ước tính rằng họ có thể đưa ra chiến trường một đội quân khoảng 15.000-20.000 người[5]. Theo Procopius, người Vandal đến châu Phi theo yêu cầu của Bonifacius, người nắm quyền chỉ huy quân sự ở khu vực này.[6] Tuy nhiên, đã được đề xuất rằng người Vandal di cư sang châu Phi để tìm kiếm nơi định cư an toàn; họ đã bị tấn công bởi một đội quân La Mã vào năm 422 và đã không thành công trong việc ký kết một hiệp ước với họ. Tiếp tục tiến quân về phía đông dọc theo bờ biển, người Vandal đã bao vây thành phố Hippo Regius vào năm 430.[3] Ở bên trong, thánh Augustine và những linh mục của ông lại đang cầu nguyện một sự giải vây cho thành phố để thoát khỏi những kẻ xâm lược, vì họ hoàn toàn biết rõ rằng sự thất thủ của thành phố sẽ báo hiệu sự cải đạo hoặc cái chết cho nhiều tín đồ Kitô giáo La Mã. Ngày 28 tháng 8 năm 430, ba tháng sau khi bắt đầu cuộc bao vây, Thánh Augustine (lúc này đã 75 tuổi)qua đời,[7] có lẽ vì đói hoặc căng thẳng, và vì các cánh đồng lúa mì bên ngoài thành phố đang trong tình trạng bị bỏ hoang và không được thu hoạch. Sau 14 tháng vây hãm, thành phố cuối cùng cũng thất thủ.

Hòa bình đã được lập lại giữa những người La Mã và người Vandal trong năm 435 thông qua một hiệp ước cho phép người Vandal kiểm soát khu vực ven biển của Numidia. Geiseric sau đó đã phá vỡ hiệp ước trong năm 439 khi ông xâm chiếm tỉnh châu Phi của La Mã và tiến hành vây hãm Carthage [8] Thành phố này đã bị chiếm mà không cần có giao tranh, người Vandal tiến vào thành phố trong khi hầu hết người dân đang theo dõi những cuộc đua tại trường đua ngựa. Genseric biến nó thành kinh đô của ông, và tự phong mình là vua của người Vandal và Alan. Tiếp tục chinh phục Sicilia, Sardegna, Corsequần đảo Balearic, ông đã xây dựng vương quốc của mình thành một quốc gia hùng mạnh.

Khi người Vandal đột kích Sicilia trong năm 440, đế quốc Tây La Mã lúc này đang phải bận tâm với cuộc chiến tranh ở Gaul và không thể phản công lại. Theodosius II, hoàng đế của Đế quốc Đông La Mã, sau đó cử một đội quân viễn chỉnh để đối phó với người Vandals vào năm 441, tuy nhiên nó chỉ tiến xa đến tận Sicilia. Đế quốc Tây La Mã dưới thời Valentinian III đã ký kết một hiệp ước hòa bình với người Vandal trong năm 442[9] Theo hiệp ước này, người Vandals nhận được Byzacena, Tripolitania, một phần của Numidia, và xác nhận sự kiểm soát của họ đối với hành tỉnh châu Phi.[10]

Cướp phá thành Roma

sửa

Trong 35 năm sau tới, với một hạm đội hùng hậu, Genseric đã cướp phá bờ biển của Đế quốc Tây và Đông La Mã. Tuy nhiên, sau khi vua người HungAttila chết, người La Mã đã có thể quay sang đối phó với người Vandals, khi họ đang nắm giữ một số vùng đất giàu có nhất của Đế quốc La Mã xưa.

Để buộc người Vandals phải thần phục đế quốc, Valentinianus III đã hứa hôn con gái của ông với con trai của Genseric. Tuy nhiên, trước khi hiệp ước này có thể được thực hiện, chính trị một lần nữa lại đóng một phần quan trọng trong các sai lầm ngớ ngẩn của La Mã. Petronius Maximus, một kẻ cướp ngôi, đã giết chết Valentinianus III, trong một nỗ lực để kiểm soát đế chế. Những nỗ lực ngoại giao giữa hai phe đã bị phá vỡ, vào năm 455 với một lá thư của Hoàng hậu Licinia Eudoxia, cầu xin con trai của Genseric tới giải cứu bà, người Vandal đã đánh chiếm thành Roma, cùng với Hoàng hậu Licinia Eudoxia và hai người con gái Eudocia và Placidia.

Nhà chép biên niên sử Prosper xứ Aquitaine[11] có ghi nhận duy nhất trong thế kỷ 5 rằng vào ngày 2 tháng 6 năm 455, Giáo hoàng Lêô I đã tiếp đón Genseric và thỉnh cầu ông ta không đốt phá thành phố và gây chết chóc cho nhân dân, và hãy thỏa mãn với của mình cướp được. Người ta đặt nghi vấn về việc ảnh hưởng của Giáo hoàng cứu vãn cả thành Roma. Người Vandals rời thành với vô số chiến lợi phẩm. Eudoxia và con gái bà là Eudocia được đưa đến Bắc Phi.[10]

Sự củng cố

sửa

Như là một kết quả của hành động cướp phá thành Rome và tiến hành các hoạt động hải tặc ở Địa Trung Hải, đế chế La Mã đã tập trung vào việc tiêu diệt vương quốc Vandal. Cả hai nửa phía Tây (năm 460) và Đông (468) của đế chế đều đã phái hạm đội tiến đánh người Vandal. Người Vandal đã đánh chiếm được hạm đội Tây La mã, và phá hủy toàn bộ hạm đội Đông La Mã thông qua việc sử dụng thuyền lửa[9] Tiếp sau cuộc tấn công này, Vandals đã cố gắng xâm lược vào Peloponnese, nhưng họ đã bị đánh bật trở lại bởi người Maniot tại Kenipolis với tổn thất nặng nề.[12] Để trả thù, người Vandal bắt 500 con tin ở Zakynthos,chặt họ ra thành từng mảnh và ném các mảnh đó xuống biển trên đường quay về Carthage [12] Trong những năm 470, người La Mã đã từ bỏ chính sách tiến hành cuộc chiến chống lại người Vandal của họ. Vị tướng phía Tây là Ricimer đã đạt được một hiệp ước với người Vandal,[9] và trong năm 476 Genseric đã có thể đã ký kết một nền "hòa bình vĩnh viễn" với Constantinopolis. Từ năm 477 trở đi, người Vandal đã ban hành tiền đúc riêng của họ.

Mặc dù người Vandal đã đánh lui được các cuộc tấn công từ những người La Mã và thiết lập quyền bá chủ trên các hòn đảo ở phía tây Địa Trung Hải, họ đã không thành công lắm trong các cuộc xung đột với người Berber. Nằm về phía nam của vương quốc Vandal, người Berber đã hai lần giành được những chiến thắng quan trọng trước người Vandals trong giai đoạn những năm 496-530.[9]

Chính sách tôn giáo

sửa

Sự khác biệt giữa những người Vandal theo giáo phái Arian và những thần dân tin thuyết Ba Ngôi của họ (bao gồm cả người Công giáo và những người ly giáo) là nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng ở quốc gia châu Phi của họ. Các giám mục Công giáo đã bị lưu đày hoặc bị giết bởi Genseric và giáo dân đã bị ngăn cấm thờ phụng và thường xuyên bị tịch thu tài sản của họ[13] Ông ta đã che chở cho những thần dân Công giáo của mình khi mối quan hệ của ông ta với La Mã và Constantinopolis trở nên thân thiện, như trong giai đoạn năm 454-57, khi cộng đồng Công giáo tại Carthage, lúc này đang trong tình trạng không có người đứng đầu, đã bầu Deogratias làm giám mục. Huneric, người kế vị Genseric, đã ban hành sắc lệnh chống lại người Công giáo vào năm 483 và 484 trong một nỗ lực để ngăn chặn họ và biến giáo phái Arian thành tôn giáo chính ở Bắc Phi [14] Nói chung hầu hết các vị vua Vandal, trừ Hilderic, đều bức hại các tín đồ Kitô giáo tin thuyết Ba Ngôi ở một mức độ nhiều hay ít, ngăn cấm sự cải đạo cho người Vandal, lưu đày các giám mục và nói chung gây khó khăn cho cuộc sống của các tín đồ Ba Ngôi.

Suy tàn

sửa

Theo như "Từ điển Công giáo" (Catholic Encyclopedia) năm 1913: "Genseric, một trong những nhân vật quyền lực nhất của "thời đại di trú", chết ngày 25 tháng 1 năm 477, ở tuổi thượng thọ chừng 88. Theo luật kế vị mà ông ta ban hành, thành viên nam giới lớn nhất trong Hoàng gia sẽ kế ngôi. Do đó, ông ta được kế tục bởi con là Huneric (477–484), người ban đầu khoan dung Công giáo, do sợ uy Constantinopolis, nhưng sau năm 482 thì bắt đầu bách hại Mani giáo và Công giáo."[15]

Gunthamund (484–496), em họ và là người kế tục của Hunneric, chủ trương giảng hòa với người Công giáo trong nước và một lần nữa chấm dứt bách hại. Bên ngoài, sức mạnh của Vandal đã suy yếu sau khi Genseric mất, và Gunthamund mất nhiều phần đất lớn ở Sicilia về tay người Ostrogoth và phải chống cự với áp lực ngày một gia tăng từ người Moor bản địa.

"Từ điển Công giáo" năm 1913 ghi nhận: "Trong khi Thrasamund (496–523), do sự cuồng tín của mình, căm ghét người Công giáo, ông hài lòng với những vụ bách hại không đổ máu".[15]

Sụp đổ

sửa
 
Belisarius có thể là nhân vật có râu đứng bên phải của hoàng đế Justinian I trong bức tranh khảm ở nhà thờ San Vitale, Ravenna, nhằm kỷ niệm cuộc chinh phục Italy của quân đội Byzantine dưới sự lãnh đạo của Belisarius

Hilderic (523-530) là vị vua Vandal khoan dung nhất đối với Giáo hội Công giáo. Ông cho phép tự do tôn giáo; và do đó những hội nghị tôn giáo của đạo Thiên chúa một lần nữa lại được tổ chức tại Bắc Phi. Tuy nhiên, ông lại ít quan tâm đến chiến tranh, và giao nó cho một thành viên trong gia đình, Hoamer. Khi Hoamer nhận một thất bại trước người Moor, phe Arian trong hoàng gia đã tiến hành một cuộc nổi loạn, và Gelimer, người anh em họ của ông (530-533) đã trở thành vua. Hilderic, Hoamer và người thân của họ đã bị ném vào tù. Hilderic bị lật đổ và bị giết chết vào năm 533.[16]

Hoàng đế Đông La Mã là Justinian I ngay lập tức tuyên bố chiến tranh, với trên danh nghĩa là tuyên bố khôi phục lại ngôi vua Vandal cho Hilderic. Trong khi một đội quân viễn chinh đang trên đường tới, một phần lớn của quân đội Vandal và hải quân của họ được chỉ huy bởi Tzazo, em của Gelimer, tới Sardegna để đối phó với cuộc nổi loạn. Kết quả là, quân đội của Đế quốc Đông La Mã dưới sự chỉ huy bởi Belisarius đã có thể đổ bộ lên bờ mà không gặp phải sự kháng cự nào và cách thành Carthage khoảng 10 dặm (16 km). Gelimer nhanh chóng tập hợp một đội quân,[17] và đã giao chiến với Belisarius trong trận Ad Decimum; Người Vandal gần như đã giành chiến thắng trận chiến này cho đến khi người em trai của Gelimer, Ammatas và cháu trai của ông Gibamund bị chết trận. Gelimer sau đó hoảng loạn và bỏ trốn. Belisarius nhanh chóng chiếm lấy Carthage trong khi những người Vandal sống sót tiếp tục chiến đấu.[18]

Ngày 15 tháng 12, năm 533, Gelimer và Belisarius đụng độ một lần nữa tại trận Tricamarum, cách Carthage khoảng 20 dặm (32 km). Một lần nữa, người Vandal đã chiến đấu mãnh liệt nhưng bị tan vỡ, lần này là khi người em trai Tzazo của Gelimer tử trận. Belisarius nhanh chóng tiến đến Hippo, thành phố thứ hai của Vương quốc Vandal, và trong năm 534, Gelimer đầu hàng đoàn quân chiến thắng Đông La Mã, đánh dấu sự kết thúc của Vương quốc Vandal.

Bắc Phi (bao gồm miền bắc Tunisia và phía đông Algeria trong thời kỳ của người Vandal) đã trở thành một tỉnh La Mã thêm một lần nữa, và từ đó người Vandals đã bị trục xuất. Hầu hết người Vandal đã đến Saldae (mà ngày nay được gọi là Béjaïa ở vùng đất Kabyl,phía bắc Algeria), nơi họ hợp nhất với người Berber. Một số khác đã bị xung vào quân đội phục vụ triều đình hoặc bỏ trốn đến hai vương quốc Goth (vương quốc Ostrogothvương quốc Visigoth), một số phụ nữ Vandal kết hôn với lính Byzantine định cư ở phía bắc Algeria và Tunisia. Các chiến binh Vandal ưu tú nhất được tổ chức thành năm trung đoàn kỵ binh, được gọi là Vandali Iustiniani, và đóng quân trên biên giới với Ba Tư.

Các vị vua Vandal

sửa

Ngôn ngữ

sửa

Rất ít thông tin được biết về ngôn ngữ của người Vandal, chỉ biết rằng nó là một nhánh của ngôn ngữ Đông German. Người Goth chỉ để lại phía sau duy nhất một nguồn ngữ liệu về loại ngôn ngữ Đông Đức này: một bản dịch thế kỷ thứ tư của các sách Phúc Âm[19] Tất cả những người Vandal mà các nhà sử học hiện đại biết đến đã có thể nói tiếng Latin, mà cũng vẫn là ngôn ngữ chính thức của chính quyền Vandal (hầu hết các quan chức dường như là cư dân bản địa châu Phi / la Mã)[20]. Mức độ biết đọc biết viết trong thế giới cổ đại thì hầu như không chắc chắn lắm.

Di sản

sửa

Từ khoảng năm 1540, vua Thụy Điển xưng làm Suecorum, Gothorum et Vandalorum Rex ("Vua của Suecii (Swede), Goth (Geat) và Vandal (Wend)").[21] Vào năm 1973, Carl XVI Gustaf đã từ bỏ danh hiệu này và giờ đây ông chỉ xưng mình là Quốc vương Thụy Điển.

Thuật ngữ hiện đại vandalism (dịch là "tính hay phá hoại những công trình văn hóa") xuất phát từ "danh tiếng" của người Vandal như là một rợ tộc đã tấn công và cướp phá thành Roma vào năm 455. Có lẽ tính hủy diệt của người Vandal không hề cao hơn các kẻ xâm phạm khác trong thời cổ đại, nhưng các tác giả có tư tưởng mến mộ Roma thường quy cho họ cái tội phá hủy Roma. Tỷ dụ, nhà thơ Anh Quốc theo trào lưu Khai sángJohn Dryden đã viết: Till Goths, and Vandals, a rude Northern race, / Did all the matchless Monuments deface, ý nói dân Goth và dân Vandal là những rợ tộc phương Bắc với sức phá hủy cái công trình lớn mà không gì sánh bằng.[22] Thuật ngữ vandalisme được Giám mục Henri Grégoire thành Blois đặt ra vào năm 1794 để miêu tả vụ phá hoại các công trình văn hóa sau cuộc Cách mạng Pháp. Thuật ngữ này nhanh chóng được áp dụng trên khắp châu Âu. Sự hình thành thuật ngữ mới này đóng vai trò quan trọng trong việc tô hồng cho nhìn nhận về người Vandal từ thời Hậu Cổ đại, phổ biến hóa ý tưởng trước đây rằng họ là một nhóm người man rợ ham thích tàn phá. Người Vandal và những "man tộc" khác từ lâu đã bị các tác giả và sử gia quy cho cái tội gây ra sự sụp đổ của Đế quốc La Mã.[23]

Chú thích

sửa
Notes
  1. ^ Contrasting articles in Frank M. Clover and R.S. Humphreys, eds, Tradition and Innovation in Late Antiquity (University of Wisconsin Press) 1989, highlight the Vandals' role as continuators: Frank Clover stresses continuities in North African Roman mosaics and coinage and literature, whereas Averil Cameron, drawing upon archaeology, documents how swift were the social, religious and linguistic changes once the area was conquered by Byzantium and then Islam.
  2. ^ Vasconcellos 1913, p. 551
  3. ^ a b Collins 2000, tr. 124
  4. ^ Procopius Wars 3.5.18–19 in Heather 2005, tr. 512
  5. ^ Heather 2005, tr. 197–198
  6. ^ Procopius Wars 3.5.23–24 in Collins 2004, tr. 124
  7. ^ Newadvent.org
  8. ^ Collins 2004, tr. 124–125
  9. ^ a b c d Collins 2000, tr. 125
  10. ^ a b Cameron 2000, tr. 553
  11. ^ Prosper's account of the event was followed by his continuator in the sixth century, Victor of Tunnuna, a great admirer of Leo quite willing to adjust a date or bend a point (Steven Muhlberger, "Prosper's Epitoma Chronicon: was there an edition of 443?" Classical Philology 81.3 (July 1986), pp 240-244).
  12. ^ a b Greenhalgh & Eliopoulos 1985, tr. 21
  13. ^ Collins 2004, tr. 125–126
  14. ^ Cameron 2000, tr. 555
  15. ^ a b Catholic Encyclopedia 1913, "Vandals".
  16. ^ Bury 1923, tr. 131
  17. ^ Collins 2004, tr. 126
  18. ^ Bury 1923, tr. 133–135
  19. ^ Mallory & Adams 1997, tr. 217, 301
  20. ^ Wickham 2009, tr. 77
  21. ^ Merrills & Miles 2010, tr. 9
  22. ^ Dryden, John, "To Sir Godfrey Kneller", 1694. Dryden also wrote of Renaissance Italy "reviving from the trance/Of Vandal, Goth and Monkish ignorance. ("To the Earl of Roscommon", 1680).
  23. ^ Merrills & Miles 2010, tr. 9–10

Liên kết

sửa