Nghĩa Đô (phường)

xã thuộc Cầu Giấy
(Đổi hướng từ Nghĩa Đô, Cầu Giấy)

Nghĩa Đô là một phường thuộc quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Phường Nghĩa Đô có diện tích là 1,29 km²,[3] dân số năm 2022 là 35.054 người,[4] mật độ dân số đạt {{formatnum:27173 người/km².

Nghĩa Đô
Phường
Phường Nghĩa Đô
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
QuậnCầu Giấy
Thành lập
  • 13/10/1982: thành lập thị trấn Nghĩa Đô[1]
  • 22/11/1996: thành lập phường Nghĩa Đô[2]
Địa lý
Tọa độ: 21°02′46″B 105°47′52″Đ / 21,046211°B 105,79778°Đ / 21.046211; 105.797780
Nghĩa Đô trên bản đồ Hà Nội
Nghĩa Đô
Nghĩa Đô
Vị trí phường Nghĩa Đô trên bản đồ Hà Nội
Nghĩa Đô trên bản đồ Việt Nam
Nghĩa Đô
Nghĩa Đô
Vị trí phường Nghĩa Đô trên bản đồ Việt Nam
Diện tích1,29 km²[3]
Dân số (2022)
Tổng cộng35.054 người[4]
Mật độ27.173 người/km²
Dân tộcHầu hết là Kinh
Khác
Mã hành chính00157[5]

Vị trí địa lý

sửa

Phường Nghĩa Đô nằm ở phía đông bắc của quận Cầu Giấy.

Lịch sử hành chính

sửa

Phường Nghĩa Đô ngày nay tương ứng với hai xã Nghĩa Đô, Đoài Môn và phường Bái Ân thời phong kiến. Trong đó, xã Nghĩa Đô gồm bốn thôn là: Tiên Thượng (làng Tân), Trung Nha (làng Nghè), Vạn Long (làng Dâu) và An Phú (không có tên Nôm) thuộc tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây; từ năm 1831 thuộc phủ Hoài Đức tỉnh Hà Nội, từ năm 1904 trở đi thuộc tỉnh Hà Đông.[6]

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, xã Nghĩa Đô được chia thành hai xã là Nghĩa Đô Thượng (gồm làng Tân và làng Nghè) và Nghĩa Đô Hạ (làng Dâu và làng An Phú), thuộc khu Đại La, ngoại thành Hà Nội. Trong kháng chiến chống Pháp, Nghĩa Đô thuộc quận Quảng Bá, Đại lý Hoàn Long do chính quyền thân Pháp kiểm soát; phía chính quyền kháng chiến thì nhập xã Nghĩa Đô với xã Đoài Môn thành xã Nghĩa Môn thuộc quận IV, sau đổi là huyện Trấn Tây, ngoại thành Hà Nội.[6]

Từ tháng 10 năm 1954, sau khi giải phóng Thủ đô, xã Nghĩa Đô sáp nhập với xã An Thái (Yên Thái) (gồm cả phường Bái Ân cũ) thành xã Thái Đô, quận V. Đến năm 1961, cắt làng An Thái về khu phố Ba Đình (nay là phường Bưởi, quận Tây Hồ), còn lại xã Nghĩa Đô thuộc huyện Từ Liêm.[6]

Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thị trấn Nghĩa Đô thành lập được thành lập, bao gồm xã Nghĩa Đô và các khu tập thể thuộc huyện Từ Liêm[1]. Đến năm 1992, các khu tập thể được tách ra thành lập một đơn vị hành chính mới là thị trấn Nghĩa Tân thuộc huyện Từ Liêm.[6]

Ngày 22 tháng 11 năm 1996, thị trấn Nghĩa Đô chuyển thành phường Nghĩa Đô của quận Cầu Giấy mới thành lập.[2]

Đền Trung Nha

sửa

Đền Trung Nha ở Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội thờ tướng Trần Công Tích, vị quan dưới triều Đinh, quê ở trang Đông Lộc (Hưng Yên). Khi quân Tống xâm lược, Trần Công Tích đem 500 tinh binh đến đóng ở ấp Phượng Đảo, tức vùng Nghĩa Đô để luyện quân và tuyển quân lên biên giới chống lại giặc Tống. Hai bà vợ Lê Hồng Nương và Lê Quế Nương cũng là những nữ tướng hậu cần.[7]

Theo thần tích 2 thôn, 5 xã thuộc tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông thì xã Dịch Vọng Tiền xưa còn thờ Dũng Vũ Hoàng Đế Đại Vương và Châu Lý Đông Cung Đại Vương triều Đinh

Giáo dục

sửa

Giao thông, vận tải

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b “Quyết định 173-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới một số phường và thị trấn thuộc thành phố Hà Nội”.
  2. ^ a b “Nghị định 74-CP năm 1996 về việc thành lập quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy, thành lập và đổi tên một số phường thuộc thành phố Hà Nội”.
  3. ^ a b “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ a b “Thông báo 24/TB-UBND Hà Nội 2022 đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 cập nhật 09h00 ngày 07/01/2022”. LuatVietnam. 7 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ Tổng cục Thống kê
  6. ^ a b c d Bùi Xuân Đính (ngày 23 tháng 5 năm 2014). “Làng Nghĩa Đô”. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ Chuyện kể về Thành hoàng làng Hà Nội – Kỳ 12: Làng thờ ba vợ chồng

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa