Nghĩa Trụ là một thuộc phía đông bắc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Nghĩa Trụ
Xã Nghĩa Trụ
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHưng Yên
HuyệnVăn Giang
Địa lý
Tọa độ: 20°56′57″B 105°59′0″Đ / 20,94917°B 105,98333°Đ / 20.94917; 105.98333
Nghĩa Trụ trên bản đồ Việt Nam
Nghĩa Trụ
Nghĩa Trụ
Vị trí xã Nghĩa Trụ trên bản đồ Việt Nam
Diện tích8,12 km²[1]
Dân số (2019)
Tổng cộng10.435 người[1]
Mật độ1.285 người/km²
Khác
Mã hành chính12031[2]

Tên gọi

sửa

Là một xã được hình thành sau năm 1945, mang tên một dòng sông trên địa bàn là sông Nghĩa Trụ.[3]

Địa lý

sửa

Xã Nghĩa Trụ nằm ở phía đông bắc huyện Văn Giang, có vị trí địa lý:

Xã Nghĩa Trụ có diện tích 8,12 km², dân số năm 2019 là 10.435 người[1], mật độ dân số đạt 1.285 người/km².

Hành chính

sửa

Xã Nghĩa Trụ được chia thành 9 thôn: Tam Kỳ, Phúc Thọ, Đại Tài, Đồng Tỉnh, Nhân Thục, Nhân Vực, Thủ Pháp, Lê Cao và thôn 14 cách xa xã nhất.

Lịch sử

sửa

Trước đây, Nghĩa Trụ là một xã thuộc huyện Mỹ Văn cũ.

Ngày 24 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 60/1999/NĐ-CP[4] về việc chia chuyển xã Nghĩa Trụ thuộc huyện Mỹ Văn cũ về huyện Văn Giang mới tái lập quản lý.

Giao thông

sửa

Các tuyến, hệ thống giao thông quan trọng đi qua xã Nghĩa Trụ:

  • Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
  • Đường Tô Quyền: nối quốc lộ 5 với đường Hà Nội - Hưng Yên.
  • Đường Tô Hiệu: nối đường Tô Quyền với tỉnh lộ 376.
  • Đường gom cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (tỉnh lộ 382B)
  • Đường vành đai 3,5 Hà Nội (dự án)
  • Đường sông: sông đào Bắc Hưng Hải.

Danh nhân

sửa

Hạ tầng

sửa
  • Khu đô thị Vinhome The Empire
  • Khu đô thị Vinhome The Crown.

Văn hóa

sửa

Làng Xuân Cầu

sửa

Làng Xuân Cầu xưa nay thuộc các thôn Phúc Thọ, Tam Kỳ, Lê Cao là một mảnh đất địa linh nhân kiệt, một làng khoa bảng thời phong kiến với 12 người đỗ tiến sĩ, cử nhân. Người ta còn ví Xuân Cầu là ngôi làng đi ba bước chân lại gặp người tài. Đặc biệt, đến cuối thế kỷ XIX ngôi làng ngôi làng sản sinh ra nhiều danh nhân kiệt xuất, các nhà chính trị, nhà cách mạng, nhà thơ... Làng Xuân Cầu xưa nổi tiếng với nghề nhuộm vải, bán thuốc, nhuộm thâm. Một số người dân trong làng đã di cư mang nghề đi nhiều nơi trong đó lập nên phố Hàng Vải, nay thuộc Hà Nội.

Thơ ca

sửa

Ai về Đồng Tỉnh, Huê Cầu; Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm; Nào ai đi chợ Thanh Lâm; Mua anh một áo vải thâm hạt dền.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c Niên giám thống kê năm 2019 các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Hưng Yên. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2019 - tỉnh Hưng Yên”. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Đồng Khánh Địa dư chí
  4. ^ “Nghị định 60/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và chia các huyện Mỹ Văn và Châu Giang để tái lập các huyện: Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ, Khoái Châu và Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”. Thư viện pháp luật. 24 tháng 7 năm 1999.

Tham khảo

sửa