Nhạc sĩ

người chuyên sáng tác, chỉ huy hoặc biểu diễn âm nhạc và không bao gồm mảng nghiên cứu, lý luận
(Đổi hướng từ Nghệ sĩ thu âm)

Nhạc sĩ (Hán Nôm: 藝士音樂; tiếng Anh: musical artist, gọi tắt: musician) hoặc nghệ sĩ âm nhạc là người sáng tác, chỉ huybiểu diễn âm nhạc (không bao gồm mảng lý luận).[1] Bài viết này sẽ phân tích về thuật ngữ tiếng Anh musician theo cách hiểu của người Mỹ và theo cơ quan Dịch vụ Việc làm Hoa Kỳ thì đây là một thuật ngữ tổng quát chỉ đến người theo đuổi lĩnh vực âm nhạc như một cái nghề.[2] Nghệ sĩ âm nhạc bao gồm những người sáng tác chuyên sáng tạo và viết lời cho các ca khúc, những người nhạc trưởng chuyên đứng chỉ huy màn biểu diễn âm nhạc hay những nghệ sĩ biểu diễn (có thời còn gọi là văn công ở Việt Nam) chuyên trình diễn trước đối tượng khán thính giả. Người biểu diễn âm nhạc nói chung có thể là một ca sĩ chuyên phô bày giọng hát hay một nhạc công chuyên về chơi nhạc cụ. Nghệ sĩ âm nhạc có thể biểu diễn đơn lẻ hoặc là một phần của nhóm/ban nhạc hay dàn nhạc. Họ chuyên biệt về phong cách âm nhạc và một số nghệ sĩ còn thể hiện đa dạng các phong cách khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh hay tùy nền văn hóa. Người nghệ sĩ chuyên về thu âmphát hành âm nhạc còn được gọi là nghệ sĩ thu âm.[3] Ở Việt Nam, nghệ sĩ thu âm thường được gọi là ngôi sao ca nhạc khi tham gia chạy sô biểu diễn ở các địa phương trên cả nước.

Whitney Houston là một trong những nghệ sĩ âm nhạc nổi danh nhất mọi thời đại.

Phân loại

sửa
Sáng tác
Chỉ huy
Biểu diễn

Nhạc đại chúng

sửa

Sự ra đời của các loại hình thu âmtruyền thông đại chúng ở thế kỷ 20 đã làm bùng nổ rất nhiều thể loại âm nhạc như: pop, nhạc điện tử, nhạc dance, rock, nhạc dân gian, nhạc đồng quê, rap và toàn bộ các hình thức nhạc cổ điển, hay ngoài ra còn có sự bùng nổ của các ban nhạc, nhóm nhạc.[4]

Các nghệ sĩ âm nhạc tiêu biểu: Whitney Houston, Louis Armstrong, Michael Jackson, John Lennon, Elvis Presley, Johnny Cash, Bob Dylan, Kanye West, Eminem

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Musician”. American heritage dictionary.
  2. ^ Dictionary of Occupational Titles, Volume 1. U.S. Government Printing Office. 1949. tr. 883.
  3. ^ “Recording Artist (or Group)”. Berklee College of Music. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  4. ^ Tim Blanning. "The Triumph of Music; The Rise of Composers, Musicians and Their Art" Harvard University Press 2008, ISBN 9780674057098

Liên kết ngoài

sửa