Nguyễn Hải Phong (chính khách)
Nguyễn Hải Phong (sinh năm 1958) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là Phó Viện trưởng thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam (4 tháng 4 năm 2012 – 1 tháng 7 năm 2018),[1][2] Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 tỉnh Hà Tây.[3]
Nguyễn Hải Phong | |
---|---|
Chức vụ | |
Phó Viện trưởng thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 4 tháng 4 năm 2012 – 1 tháng 7 năm 2018 6 năm, 88 ngày |
Viện trưởng | Nguyễn Hòa Bình (2011-2016) Lê Minh Trí (2016-nay) |
Tiền nhiệm | Hoàng Nghĩa Mai |
Vị trí | Việt Nam |
Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma túy Viện kiểm sát nhân dân tối cao | |
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây | |
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 tỉnh Hà Tây | |
Nhiệm kỳ | 2002 – 2007 |
Thông tin cá nhân | |
Danh hiệu | Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Sinh | 27 tháng 6, 1958 |
Nghề nghiệp | kiểm sát viên |
Dân tộc | Kinh |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Con cái |
|
Học vấn | tiến sĩ |
Quê quán | xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây |
Xuất thân và giáo dục
sửaNguyễn Hải Phong sinh ngày 27 tháng 6 năm 1958, người dân tộc Kinh, quê quán tại xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây.[4]
Sự nghiệp
sửaTừ năm 1995 đến năm 1998, ông làm trưởng phòng Phòng kiểm sát điều tra án trị an - an ninh Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây.[3]
Sau đó, ông làm viện phó, rồi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây.[3]
Nguyễn Hải Phong là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 nhiệm kì 2002-2007 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Hà Tây, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây. Lúc này ông có trình độ Thạc sĩ Luật.[4]
Tháng 4 năm 2007, ông là Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma túy Viện kiểm sát nhân dân tối cao.[3]
Ngày 4 tháng 4 năm 2012, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao cho ông quyết định bổ nhiệm phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Lúc này ông đang là Ủy viên Ủy ban kiểm sát, Cục trưởng Cục Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.[6][7] Ông trực tiếp phụ trách công tác: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về trật tự xã hội (Vụ lA); công tác điều tra tội phạm về xâm phạm hoạt động tư pháp (Cục điều tra); công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù (Vụ 4); công tác kiểm sát thi hành án (Vụ l0). Ông phụ trách Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh miền Núi phía Bắc, gồm: Cao Bằng; Lạng Sơn; Lào Cai; Hà Giang; Sơn La; Lai Châu và Điện Biên.[8]
Ngày 13 tháng 4 năm 2015, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang ký Quyết định bổ nhiệm chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng VKSNDTC.[9]
Ngày 11 tháng 11 năm 2016, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Quyết định số 393-QĐNS/TW chỉ định ông làm Phó Bí thư Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.[10][11]
Ngày 29 tháng 6 năm 2018, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang kí quyết định cho Nguyễn Hải Phong thôi giữ chức vụ Phó Viện trưởng thường trực VKSND tối cao, nghỉ công tác, hưởng chế độ hưu trí từ 1 tháng 7 năm 2018 (Quyết định số 1095/QĐ-CTN ngày 29/6/2018).[12][13]
Tham khảo
sửa- ^ Thế Kha (15 tháng 10 năm 2015). “"Bây giờ bắt người, VKSND Tối cao chỉ dùng dây thừng thôi"”. Báo Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
- ^ “Hội nghị lấy ý kiến tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với người được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV”. Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam. 9 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017. line feed character trong
|tiêu đề=
tại ký tự số 55 (trợ giúp) - ^ a b c d Anh Thư (27 tháng 4 năm 2007). “Viện phó VKS Hà Tây bị khiển trách vì nhiều án 'bỏ quên'”. Báo VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
- ^ a b c “Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Phong”. Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2019.
- ^ “Viện kiểm sát nhân dân tối cao luân chuyển nhân sự chủ chốt”. Đài tiếng nói Việt Nam. 12 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2018.
- ^ Viện kiểm sát nhân dân tối cao. “TRAO QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM CHỨC VỤ PHÓ VIỆN TRƯỞNG VIỆN KSND TỐI CAO VÀ BỔ NHIỆM LẠI KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KSND TỐI CAO”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
- ^ P. Hồ (5 tháng 4 năm 2012). “Bổ nhiệm 2 phó viện trưởng, kiểm sát viên VKSND Tối cao”. Báo Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
- ^ “Về vịêc phân công nhiệm vụ các đồng chí Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao”. 23 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
- ^ “Trao Quyết định bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao”. VKSND tỉnh Lạng Sơn. ngày 19 tháng 5 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2018.
- ^ “Quyết định Ban bí thư”. Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
- ^ “Đồng chí Nguyễn Hải Phong giữ chức Phó Bí thư Ban cán sự đảng VKSNDTC”. 23 tháng 11 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
- ^ Minh Tú. “VKSND tối cao tổ chức gặp mặt, trao Quyết định nghỉ hưu đối với đồng chí Nguyễn Hải Phong”. Tạp chí Kiểm sát. 2018-07-05. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2018.
- ^ Phó Viện trưởng Thường trực Viện KSND tối cao nghỉ hưu, Báo Đại Đoàn Kết