Nguyễn Phúc Ngọc Khuê
Nguyễn Phúc Ngọc Khuê (chữ Hán: 阮福玉珪; 1807 – 1827), phong hiệu Mỹ Khê Công chúa (美溪公主), là một công chúa con vua Gia Long nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Mỹ Khê Công chúa 美溪公主 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Thông tin chung | |||||||||
Sinh | 1807 | ||||||||
Mất | 1827 (20 tuổi) | ||||||||
Phu quân | Nguyễn Văn Thiện | ||||||||
Hậu duệ | Nguyễn Văn Uyển | ||||||||
| |||||||||
Thân phụ | Nguyễn Thế Tổ Gia Long | ||||||||
Thân mẫu | Đức phi Lê Ngọc Bình |
Tiểu sử
sửaHoàng nữ Ngọc Khuê sinh năm Đinh Mão (1807), là con gái thứ 12 của vua Gia Long, mẹ là Đệ tam cung Đức phi Lê Ngọc Bình[1]. Ngọc Khuê là chị em cùng mẹ với Quảng Uy công Nguyễn Phúc Quân, Thường Tín Quận vương Nguyễn Phúc Cự và An Nghĩa Công chúa Ngọc Ngôn.
Năm Minh Mạng thứ 6 (1825), tháng 10 (âm lịch), công chúa Ngọc Khuê lấy chồng là Vệ úy Nguyễn Văn Thiện, là con trai thứ hai của Kinh Môn Quận công Nguyễn Văn Nhơn[2]. Cả hai có với nhau được một con trai, tên là Uyển[3]. Uyển được nhận tiền gạo chu cấp và tập ấm hàm Cẩm y vệ Hiệu úy[4].
Kinh Môn Quận công còn một người con gái là Nguyễn Thị Nhậm, được gả làm Phủ thiếp cho hoàng trưởng tử Miên Tông (vua Thiệu Trị sau này), được tấn phong đến chức Nhất giai Lệnh phi.
Năm Minh Mạng thứ 8 (1827), công chúa Ngọc Khuê mất, hưởng dương 21 tuổi, thụy là Trinh Ý (貞懿)[3], về sau mới được truy tặng làm Mỹ Khê Thái trưởng công chúa (美溪太長公主)[1].
Năm thứ 15 (1834), tháng 7 (âm lịch), phò mã Thiện đóng giữ ở Trấn Ninh rút về, bệnh rồi mất[5].
Năm Minh Mạng thứ 21 (1840), vua cho đúc các con thú bằng vàng để ban thưởng cho các hoàng thân anh em và các trưởng công chúa. Những người đã mất, vua dụ cho bộ Lễ sắp đủ lễ nghi đem đến giao cho người thừa tự hoặc người giám thủ để thờ. Trưởng công chúa Ngọc Khuê được ban cho một con chim trĩ bằng vàng nặng 2 lạng 9 đồng cân[6].
Tham khảo
sửa- Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc (1995), Nguyễn Phúc Tộc thế phả Lưu trữ 2020-09-27 tại Wayback Machine, Nhà xuất bản Thuận Hóa
- Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam liệt truyện chính biên, Tổ Phiên dịch Viện Sử học dịch, Nhà xuất bản Thuận Hóa
- Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam thực lục chính biên, Tổ Phiên dịch Viện Sử học dịch, Nhà xuất bản Giáo dục
Chú thích
sửa- ^ a b Nguyễn Phúc tộc thế phả, tr.264
- ^ Đại Nam thực lục, tập 2, tr.459
- ^ a b Đại Nam liệt truyện, tập 2, quyển 3: Truyện các công chúa – phần Công chúa Ngọc Khuê
- ^ Đại Nam liệt truyện, tập 2, quyển 19: Truyện các quan – phần Nguyễn Văn Nhân
- ^ Đại Nam thực lục, tập 4, tr.268
- ^ Đại Nam thực lục, tập 5, tr.697