Đại Nam liệt truyện (chữ Hán: 大南列傳) là một bộ sách lịch sử ghi chép về gia phả nhà Nguyễn, các sự tích, công trạng của các công thần, liệt nữ và danh tăng,... viết bằng chữ Hán do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Đại Nam liệt truyện gồm 87 cuốn, 2000 trang bản thảo, chia làm hai phần chính: Tiền biên và Chính biên.

Đại Nam liệt truyện
大南列傳
Thông tin sách
Tác giảQuốc sử quán triều Nguyễn
Quốc giaĐại Việt
Ngôn ngữChữ Hán
Bộ sách87
Chủ đềLịch sử Việt Nam
Thể loạiSách lịch sử
Nhà xuất bảnNhà Nguyễn
Số trang2000

Phần Tiền biên do Trương Đăng Quế làm tổng tài, gồm 6 quyển, ghi tiểu sử của các Hậu phi, Hoàng tử, Công chúa và các bề tôi văn võ của 9 đời chúa Nguyễn từ Thái Tổ Nguyễn Hoàng đến Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần. Phần Chính biên bắt đầu biên soạn từ năm Tự Đức thứ 5 (1852), liên tục bổ sung chỉnh lí, nhưng phải đến đầu đời Thành Thái (1889) mới được khắc in. Đầu sách có biểu của các quan đầu Quốc sử quán là Nguyễn Trọng Hợp, Bùi Ân Niên (tức Bùi Văn Dị), Trương Quang Đản… xin vua cho lệnh khắc in.

Phần chính biên soạn xong lần này lại ghi thêm là sơ tập, chỉ ghi chép các nhân vật thuộc về hai đời Hưng Tổ (cha Gia Long) và Thế Tổ (tức Vua Gia Long), còn các nhân vật thuộc các đời từ Minh Mạng về sau sẽ chép vào nhị tập (Phần này gọi là Đại nam chính biên liệt truyện nhị tập, do Cao Xuân Dục làm tổng tài).

Chính biên sơ tập in xong năm 1889 gồm 33 quyển, chép tiểu sử các Hậu phi (quyển 1), Hoàng tử (quyển 2), Công chúa (quyển 3) của Hưng Tổ (thân sinh của Thế Tổ) và của Thế Tổ (vua Gia Long) cùng các bề tôi của Gia Long, kể cả bề tôi họ vua (quyển 4 đến 28). Phần cuối có thêm:

  • Quyển 29: Hạnh nghĩa kiệt truyện (Tiểu sử một số người có đức hạnh tiết nghĩa) và Liệt nữ liệt truyện (Phụ nữ tiết liệt).
  • Quyển 30: "Nguỵ" Tây liệt truyện: Tiểu sử 3 anh em họ Nguyễn Tây Sơn, địch thủ số một của nhà Nguyễn.
  • Quyển 31 - 33: Liệt truyện về ngoại quốc: Cao Miên (quyển 31), Xiêm La, Thủy Xá, Hoả Xá (quyển 32), Miến Điện, Chiêm Thành, Vạn Tượng (quyển 33)."

Bộ sách đã được Viện Sử học phối hợp với Nhà xuất bản Thuận Hóa nghiên cứu biên dịch và đã sắp xếp tại làm 4 tập:

  • Tập 1: Tiền biên: Từ cuốn đầu tiên cuốn 6.
  • Tập 2: Chính biên (Sơ tập): Từ cuốn đầu đến cuốn 33.
  • Tập 3: Chính biên (Nhị tập): Từ cuốn đầu đến cuốn 25.
  • Tập 4: Chính biên (Nhị tập): Từ cuốn 26 đến cuốn 46.

Nội dung

sửa

Tiền biên

sửa

Chính biên

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  • Quốc sử quán triều Nguyễn (1889). Đại Nam liệt truyện. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2020.
  • Kho tàng thư tịch cổ Hán Nôm. “Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập (q.04-07) - 1889”. Thư viện Quốc gia Việt Nam.