Nguyễn Sĩ Giáo (chữ Hán: 阮仕教; 1638 – ?) là một vị quan triều Lê. Ông là người xã Mi Sơn huyện Thanh Chương (nay thuộc xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An). Ông từng giữ các chức quan như Thiêm đô Ngự sử, Hàn lâm Thị độc, Hộ khoa Đô Cấp sự trung.

Tiểu sử và sự nghiệp sửa

Tiểu sử sửa

Nguyễn Sĩ Giáo sinh ra trong một gia đình Nho giáo, có bốn anh em đỗ Hương cống và đều được bổ làm Giám sinh Quốc Tử Giám, nhưng ông là người nổi tiếng nhất. Nguyễn Sĩ Giáo thi Hương đỗ đầu khoa, thi Đình đời Lê Huyền Tông, làm quan trải qua 3 triều đại: Lê Huyền Tông, Lê Gia TôngLê Hy Tông[cần dẫn nguồn].

Sự nghiệp sửa

Nguyễn Sĩ Giáo thi Hương đỗ Giải nguyên. Năm 1664 ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Thìn đời Lê Huyền Tông. Ông làm quan giữ các chức Thiêm đô ngự sử (1676), Hàn lâm Thị độc. Sau ông bị cách chức.[1]

Tháng 7 năm Bính Thìn (1676), trong viện Hàn lâm dưới triều Lê Hy Tông, Giám sát ngự sử Trần Thế Vinh được tin thân sinh mất, giấu đi không phát tang. Hàn lâm hiệu thảo Nguyễn Đức Vọng cùng một số viên quan khác làm sớ đàn hặc Thế Vinh không phải người biết giữ đạo hiếu. Theo luật đương thời là Quốc triều Hình luật thì giấu tang thân sinh là phạm tội nặng. Trần Thế Vinh bị cách chức. Thiêm đô ngự sử Nguyễn Sĩ Giáo không làm sớ tâu việc này nên bị đàn hặc là a dua phụ họa, bênh vực riêng cho Trần Thế Vinh, cũng bị bãi chức.[2]

Nhưng về sau không những được phục chức mà Nguyễn Sĩ Giáo còn được đặc phong vinh lộc đại phu, ban thụy chất trực và được hưởng lệ định phong ấm cho tôn thất.

làm trong Viện hàn lâm, nơi trông coi việc soạn thảo những chế, cáo, chiếu, chỉ của vua (xem Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, quyển 7 trang 216). Nói dễ hiểu hơn chức trách viện Hàn lâm là: phàm tờ chiếu, tờ chế đều do viện này đứng khởi thảo (chiếu lời lệnh vua ban, chế là lời vua khen), về việc các quan trong triều đường bảo cử, mà còn có đều gì chưa được thỏa đáng, thì viện này đều được phép hặc tâu để xét lại. Ngày xưa người trên bảo kẻ dưới là chiếu, từ nhà Tần nhà Hán thì chỉ vua được dùng chiếu như [chiếu thư] 詔書 tờ chiếu, [ân chiếu] 恩詔, xuống chiếu ra ơn cho. Lời của vua, lệnh của vua gửi xuống cho thần dân (Theo Việt sử Giai thoại, trang 773, PGS. Đinh Khắc Thuần, viện Hán Nôm chủ biên).

Tài liệu sửa

Vốn có kiến thức uyên thâm Nguyễn Sĩ Giáo được bổ nhiệm chức Thị độc viện Hàn lâm[3]. Đây là chức quan giữ việc giảng đọc thư sử, giảng giải kinh nghĩa cho vua nghe và thường được nhà vua hỏi ý kiến khi bàn chính sự. Về sau Nguyễn Sĩ Giáo chuyển làm Đô cấp sự trung[4]. Tạp chí KH-CN Nghệ An, số 01/2017, trang 50, Thạc sỹ Lê Thị Thu Hương Viện Nghiên cứu Hán Nôm viết về Nguyễn Sĩ Giáo: "

Đại Việt sử ký toàn thư chép: năm Cảnh Trị thứ 2 (1664), thăng chức cho các quan trong ngoài, cho Nguyễn Sĩ Giáo làm Giám sát ngự sử[5]. Đời Lê Hy Tông, niên hiệu Vĩnh Trị 1 (1676), đình thần hỏi Thiêm đô ngự sử Nguyễn Sĩ Giáo về tội kết bè đảng. Ông bị cách chức, sau lại được phục chức và được ban Đặc tiến [ tr.194] Kim tử Vinh lộc đại phu[6], Bồi tòng Ngự sử đài Đô ngự lại, Hiến sát sứ[7], Đề hình[8], An Nhân tử[9], ban thụy Chất Trực, Nhân Thành xã Nguyễn Tướng công. Gia đình có 4 anh em đều đỗ Hương cống, đều được bổ làm Giám sinh Quốc tử giám nhưng ông là nổi tiếng nhất. Ông về trí sĩ rồi mất ở nhà, dân xã lập đền thờ tự, tiền triều tặng sắc văn.[ TCHC (29a, 42a), NAK (51a, 51b), CNKBVN (tr.508), N0 1345]"[10]. Sách Nghệ An ký, tác giả Hoàng giáp Bùi Dương Lịch trang 282, 283 chép:

làm đến thị độc Viện Hàn lâm, sau đó bị bãi chức, rồi lại được phục chức. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Năm Cảnh Trị thứ 2 (1664), thăng chức cho các quan trong ngoài, cho Nguyễn Sĩ Giáo (51b) làm giám sát ngự sử. Đời Lê Hy Tông, đầu niên hiệu Vĩnh Trị (1676), đình thần hỏi Thiêm đô ngự sử Nguyễn Sĩ Giáo về tội kết bè đảng nên bãi chức ông".

Tham khảo sửa

  • Quốc sử quán triều Nguyễn (1998). Khâm định Việt sử Thông giám cương mục. Giáo dục.
  • Ngô Đức Thọ (2006). Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075–1919. Văn học.
  • Lê Thị Thu Hương, 13 vị tiến sĩ triều Lê của huyện Thanh Chương qua tư liệu Hán Nôm, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Nghệ An, số tháng 1/2017, tr. 47–54.

Chú thích sửa

  1. ^ Ngô Đức Thọ, Sđd, tr. 508.
  2. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn, Sđd, quyển 34, tr. 739–740.
  3. ^ Hàn lâm viện thị độc, Từ điển chức quan Việt Nam, Nhà xuất bản, Thanh Niên, H.2002, sđd, mục 495, tr.292: - Chức quan đặt thời Tống, thuộc Hàn lâm học sĩ viện. Giữ việc giảng đọc thư sử cho Hoàng đế, giảng giải kinh nghĩa, ứng đối, cố vấn. Địa vị dưới Hàn lâm thị độc học sĩ. Đời Lê có chức quan này nhưng gọi là Hàn lâm viện thị độc, trật Chánh ngũ phẩm. Quan chế Hồng Đức cho trật Chánh ngũ phẩm. Năm Đinh Tỵ (1497) tháng 2 ngày 26 lấy Đào cử làm Hàn lâm viện thị độc Đông các học sĩ. Trước tháng 9 năm Bính Thìn (1496) đã lấy Đào cử làm Hàn lâm viện thị giảng. Thời Nguyễn có đặt Hàn lâm viện Thị độc, cho hàng Chánh ngũ phẩm, kém Thị độc học sĩ. Thị độc, từ điển chức quan Việt Nam, sđd, tr.664: Thời Đường bắt đầu lập Tập hiền viện thị độc, sau lại lập Thị giảng học sĩ, Hàn lâm thị giảng học sĩ, chức trách là giảng luận văn sử, làm cố vấn cho vua. Thời Tống bắt đầu có Hàn lâm thị độc học sĩ, Hàn lâm thị giảng học sĩ, địa vị kém hơn có Hàn lâm thị độc, Hàn lâm thị giảng, dưới nữa có Thuyết thư, không mang chữ Hàn lâm viện chỉ xưng Sùng chính điện thuyết thư. Thái tử cung cũng có Thị độc, Thị giảng. Năm Thái Bình Hưng Quốc (979) các vương phủ cũng có Thị giảng. Năm Chính Hòa thứ 3 (1117) gọi là Trực giảng. Thời Kim Thị giảng học sĩ, Thị giảng, Thị độc học sĩ, Thị độc là chính quan. Thời Minh Thanh vị trí khá cao. Thời Minh Thị độc, Thị giảng trật Chánh lục phẩm. Thời Thanh nâng lên Tòng ngũ phẩm. Thời Lê sơ có các quan Hàn lâm việc: Phụng chỉ học sĩ (Nguyễn Trãi làm Hàn lâm phụng chỉ giữ việc soạn các chế cáo) Thị độc, Thị giảng, Trực học sĩ, Tri chế cáo, Đãi chế, Hiệu kiểm. Sau đặt Đại học sĩ làm viện trởng. Lê Thánh Tông định quan chế năm 1471, bãi chức Đại học sĩ, đặt Thừa chỉ, Thị độc, Thị thư, Thị giảng, Đãi chế, Hiệu lý, Tu soạn, Kiểm thảo, cho trật Chánh tứ phẩm. Trung hưng về sau noi theo không đổi. NV: Cao hơn Hàn lâm viện thị độc là Hàn lâm viện thị độc học sỹ thời Nguyễn có đặt. Chức này chuẩn định năm Minh Mệnh thứ 8 [1827]. Trước đó thời Lê không đặt Thị độc học sĩ. - Xem - Đại Nam thực lục, phần đệ tứ kỷ - quyển LXIX sđd, tr. 645 - Đại Nam thực lục sđd, tr. 698 - Đại Nam Liệt truyện, quyển 39, truyện các quan - mục XXIX sđd, tr.392 - Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn sđd, tr. 538 - An Nam Chí Lược - Quyển đệ tam, trang 30 chép: Khí lam chướng rất độc, nhân - dân xứ Lĩnh-Nam tìm phương thuốc có ba vị: vôi hàu là vỏ con hàu dưới biển nấu thành vôi, quét vào lá trầu rồi nhập với miếng cau mà ăn thì trừ hết khí độc, khỏi sốt rét; khi nào có khách tới nhà thì đãi ăn cau trầu. Nếu người chủ nhà hậu tình hơn nữa thì rót rượu cay, mời thuốc hút, đều là những vị trừ khí độc và gió độc. Khâm định Vệt sử Thông Giám Cương Mục chính biên quyển 7, trang 216: Hàn lâm viện học sĩ là chức quan đứng đầu Viện Hàn lâm có nhiệm vụ trông coi việc soạn thảo những chế, cáo, chiếu, chỉ của vua.
  4. ^ "Sau chuyển làm Đô cấp sự trung" lược theo tài liệu của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn [ trang 17], kỳ thực nguyên văn là " Sau chuyển làm Hộ khoa đô cấp sự trung", lý do không tìm thấy chức quan [ hộ khoa đô cấp sự trung ], nhưng có chức quan Đô cấp sự trung và chức quan cấp sự trung. Đô cấp sự trung, từ điển chức quan Việt Nam, sđd, tr.217: - Chủ quản của lục khoa - Năm Quang Thuận (1465) lập 6 khoa thay 6 viện. Khoa đặt Đô cấp sự trung, Cấp sự trung. - Tháng 5 năm Đinh Hợi (1467)Hàn lâm thị độc học sĩ thự viện sự kiêm Binh khoa Đô cấp sự trung là Phạm cư làm Thái bộc tự khanh quyền Lạng Sơn đẳng xử tán trị Thừa tuyên tham chính. - Đô cấp sự trung là tên Trưởng quan của khoa, quan chế thời Hồng Đức cho hàm Chánh thất phẩm, quan chế đời Bảo Thái theo thế. - Tháng 3 năm Mậu Ngọ, Cảnh Thống thứ 1 (1498) Lê Hiến Tông lấy Dương Trực Nguyên làm Đô cấp sự trung Lại khoa. Địa vị cao hơn Cấp sự trung Cấp sự trung, từ điển chức quan Việt Nam, sđd, tr.123: Chức quan. Ba chữ "cấp sự trung" có nghĩa là phục vụ tại nội đình. - Thời Tần bắt đầu đặt, để xưng hiệu cho gia quan. Hán theo Tần dùng để gia phong cho Đại phu, Bác sĩ, Nghị lang. Người được gia phong Cấp sự trung không kể quan cao hay thấp có thể làm cố vấn cho Hoàng đế, do đó hàng ngày có thể lên triều. Đầu thời Đường có Cấp sự lang, năm Vũ Đức thứ 3 đổi gọi Cấp sự trung. - Thời Tống Cấp sự trung thuộc Môn hạ sảnh. Thời Nguyên lập Khởi cư chú giữ việc ghi chép sự việc, năm 1278 đổi gọi Cấp sự trung kiểm tra Khởi cư chú giữ việc ghi chép, tấu sự. Minh Thanh Cấp sự trung thuộc Lục Khoa... - Tháng 3 năm Đinh Hợi (1467) Chỉ huy sứ vệ Vũ lâm là Lê Tông Vĩnh được bổ làm Quyền cấp sự trung sau bị cất chức. Sáu khoa đặt từ thời Lê Nghi Dân có các chức Đô cấp sự trung, Cấp sự trung, trật Chánh thất phẩm, Chánh bát phẩm. Thời Nguyễn là chức tá nhị cho Đô sát ngự sử trong Đô sát viện, trật Chánh ngũ phẩm, giữ việc thanh tra hành pháp. Năm Minh Mệnh thứ 18, đặt Chưởng ấn cấp sự trung, trật Tòng tứ phẩm ưa vào các bộ, viện
  5. ^ Giám sát ngự sử, Từ điển chức quan Việt Nam, Nhà xuất bản, Thanh Niên, H.2002, sđd, mục 441, tr.262, 263,264: Thời Tùy bắt đầu có Giám sát ngự sử. Thời Đường, Ngự sử phân ra 3 viện, Giám sát ngự sử thuộc Sát viện, trật Bát phẩm, kém nhất trong số Ngự sử. Giám sát ngự sử giữ việc giám sát bách liêu, tuần án quận huyện, cứu thị hình ngục, chỉnh đốn triều nghi. Tống đặt Giám sát ngự sử, thuộc Sát viện, viên ngạch 6 người, phân sát lục bộ và các cơ quan trung ương. Nguyên đặt 32 Giám sát ngự sử. Minh bỏ Thị ngự sử và Điện trung thị ngự sử, đổi Ngự sử đài làm Đô sát viện, lập Giám sát ngự sử 110 người, trật Chánh thất phẩm. Thời Minh chia 13 đạo, mỗi đạo tùy địa vực mà có số Giám sát ngự ử nhiều ít. Thanh các đạo cũng có Giám sát ngự sử nhưng có Mãn, có Hán. Cơ quan gọi là: "Chưởng... đạo Giám sát ngự sử". Giám sát ngự sử thăng tiến, trong kinh có thể lên Cấp sự trung, ngoài có thể làm Tri phủ. " …Đầu thời Lê, năm Giáp Dần (1434) Lê Thái Tông lấy Giáo thụ Bắc Giang hạ lộ làm Giám sát ngự sử. Ngày 26 tháng 9 năm Tân Mão (1471) Hồng Đức thứ 2, sửa định Hoàng triều quan chế: "Ngự sử hiến sát thì tâu hặc các quan làm bậy, tỏ rõ tình dân đau ngầm". Theo Lịch triều hiến chương loại chí. Quan chức chí: Đời Lê Thánh Tông định lại quan chế chỉ đặt Đô ngự sử, Phó đô ngự sử, Thiêm đô ngự sử, Giám sát ngự sử và 13 Giám sát ngự sử các đạo. Các chức khác bãi. Thời Trung hung về sau đều theo không đổi. Tháng 4 năm Qúy Tỵ (1473) xét định chức trách của Giám sát ngự sử các đạo và Hiến sát sứ ty. Giám sát ngự sử đạo Thanh Hóa - Nghệ An: giữ công việc lực sĩ các ty trong vệ Cẩm Y, Ty Canh ban xá nhân, ty Ngũ thành binh mã, Ty Nghi vệ, các quân vệ Cẩm Y, Trung quân phủ cùng quân và dân thuộc Thanh Hóa Nghệ An. Giám sát ngự sử đạo Hải Dương – An Bang: giữ công việc quân và dân thuộc Hải Dương – An Bang. Giám sát ngự sử đảo Sơn Nam - Thuận Hóa - Quảng Nam: giữ công việc 6 vệ ty Điện tiền, Nam quân phủ cùng công việc quân và dân thuộc Sơn Nam - Thuận Hóa - Quảng Nam. Giám sát ngự sử đạo Sơn Tây – Hưng Hóa: giữ công việc 4 vệ Hiệu Lực, 4 vệ Tuần tượng, 4 vệ Mã Nhàn, Tây Quân phủ cùng công việc quân và dân thuộc Sơn Tây – Hưng Hóa. Giám sát ngự sử đạo Kinh Bắc - Lạng Sơn: giữ công việc giám Thượng Y, giám Ngự dụng, các thợ trong bộ Công, cục Tuyên Đạt, các ty sở Đồn Điền, Ty ma Tang, Tinh Mễ, Thực Thái, Điển Mục, Bắc quân phủ cùng công việc quân mà dân thuộc kinh Bắc - Lạng Sơn. Giám sát ngự sử đạo Thái Nguyên – Tuyên Quang giữ công việc Tuyên Đạt trù, Thị vệ cục, Phụng trực quân cùng công việc quân và dân thuộc Thái Nguyên – Tuyên Quang. Ngự sử đài trông coi cả công việc của Ngự sử 13 đạo. Quân chế Bảo Thái cho Giám sát ngự sử ở 13 đạo trật Chánh thất phẩm.Thời Nguyễn là viên đại thần làm nhiệm vụ của Vện Đô sát ở các tỉnh. Trật Chánh ngũ phẩm văn ban".
  6. ^ NV: Kim tử Vinh lộc đại phu, thực ra là 3 chức quan: 1.Kim tử Vinh lộc đại phu 2.Kim tử 3.Vinh lộc đại phu - Kim tử Vinh lộc đại phu, từ điển chức quan Việt Nam, sđd, tr.373: Quan chế Hồng Đức, hàm tản quan có hàm Kim tử vinh lộc đại phu, trật Chánh nhất phẩm văn ban. Thời Lê sơ khi chưa có chuẩn định về tước phong thì có các bực Triều liệt đại phu, Vinh lộc đại phu, Trung lượng đại phu, Trung vũ đại phu... Lê Thái Tổ đã phong cho quan văn như Nguyễn Trãi là Triều liệt đại phu, phong cho quan võ như Lê Vấn là Vinh lộc đại phu. Thực tế, Kim tử cũng là một chức quan, để con cháu khi đọc, nghiên cứu phả, không bị nhầm lẫn, xin trích dẫn chức quan Kim tử: -Kim tử, Từ điển chức quan Việt Nam, Nhà xuất bản, Thanh Niên, H.2002, sđd, mục 685, tr.372: 1.Đây là nói tắt 4 chữ "kim ấn tử thao" (ấn vàng thao tím". Theo chế độ nhà Hán, Tướng quốc, Thừa tướng, đều cấp ấn vàng thao tím. Từ Ngụy Tấn về sau Tả Hữu Quang lộc đại phu, Quang lộc đại phu đều là ấn bạc thao xanh, người thanh vọng lớn thì gia cấp ấn vàng thao tía và gọi là Kim tử Quang lộc đại phu. 2. Cách gọi tắt của "Kim ngư đại, Tử y" (túi Kim ngư, áo tía). Quan hàm thời Đường Tống thường có ban ân cho túi kim ngư tía. 3. Năm Giáp Thìn (1004) Lê Đại Hành sai Hành quân vương Minh Đề sang thăm Tống. Vua Tống ban cho Minh Đề chức Kim tử vinh lộc đại phu Kiểm hiệu Thái úy Hoan Châu thứ sử. -Vinh lộc đại phu, từ điển chức quan Việt Nam, sđd, tr.822,823: a. Chức tản quan bên văn Thời Kim bắt đầu có, trật Tòng nhị phẩm thượng. Thời Nguyên thăng lên Chánh nhất phẩm. Thời Minh, trật Tòng nhất phẩm khi mới thụ phong. Thời Thanh Tòng nhất phẩm đều là Vinh độc đại phu. b.Năm 1004 Hành quân vương Minh Đề, con vua Lê Đại Hành được vua Tống phong cho Kim t ử vinh lộc đại phu Kiểm hiệu Thái úy Hoan Châu thứ sử. Năm 1428 sau khi quét sạch quân Minh, phong công thần hạng nhất cho 52 người làm Vinh lộc đại phu. Vinh lộc đại phu là tản chức phong cho cả quan văn và võ (võ quan như Lê Vấn phong Vinh lộc đại phu). Sau thời Thánh Tông việc phong hàm đầy đủ có chê độ rõ ràng. Tản quan bên văn Chánh nhất phẩm được phong Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu (không còn Vinh lộc đại phu nữa). c. Nhà Nguyễn lấy làm thụy hiệu phong cho các quan trật Tòng nhất phẩm và là danh hiệu đặc phong cho đại thần trật Nhất phẩm: Đặc tiến Vinh lộc đại phu Chánh nhất phẩm văn giai
  7. ^ Hiến sát sứ, từ điển chức quan Việt Nam, sđd, tr.304,305: Trưởng quan của Hiến sát sứ ty. Hàm Chánh lục phẩm. Hiến sát sứ ty: Gọi tắt là Hiến ty. Đặt tại 13 thừa tuyên, Đô ty, Thừa ty và Hiến ty gọi chung là Tam ty. Ngày 26 tháng 9 năm Tân Mão (1471) Hồng Đức thứ 2, sửa định Hoàng triều quan chế mới đặt: "Ngự sử Hiến sát thì tâu hặc các quan làm bậy, tỏ rõ tình dân đau ngầm". Có các chức Hiến sát sứ, Hiến sát phó sứ. Năm 1473 định rõ chức vụ là: nói bày, đàn hặc, khám đoán, xét hỏi, hội đồng kiểm soát, khảo khóa, tuần hành cộng 32 điều, rất phức tạp. Chức Hiến sứ và Hiến phủ là chức quan rất trọng thùng cử quan ở Khoa, Đài, Tự lâu năm mà bổ. Ngay chức Hiến phó cũng chọn Tiến sĩ đã làm lâu năm, không sợ cường hào. Đầu đời Cảnh Hưng đặt Vệ quan các xứ, cho xét việc kiện cáo, bỏ Hiến ty. Về sau lại đặt theo cũ. 2. Tháng 6 năm Hồng Đức thứ 2 (1471) đặt đạo Quảng Nam. Đặt 3 ty Đô, Thừa, Hiến. Trước đây chia nước làm 12 đạo, chia đặt Hiến sát sứ ty. Nay đặt đủ ở Quảng Nam, bèn đặt thêm Ty Thanh hình hiến sát ở 12 đạo. Chức này bắt đầu từ đó.
  8. ^ Đề hình, Từ điển chức quan Việt Nam, Nhà xuất bản, Thanh Niên, H.2002, sđd, mục 291, tr.199: 1. Chức quan ở những lộ nhỏ, đời Trần đặt năm Giáp Thân (1344). Tháng 8 năm Tân Mão (1471) định chức chuởng của chức Đề hình. Chức Đề hình ngự sử đứng trung triều tham phải như Cai đạo ngự sử. Thời chúa Nguyễn là chức quan thu thuế ở một tỉnh thuộc Bản đường quan. Thời Kim năm Đại Định thứ 29 (1189) đặt Đề hình ty ở 9 lộ. Đặt quan Đề hình sứ, trật Chánh tam phẩm, Đề hình phó sứ trật Chánh tứ phẩm. Chức trách cụ thể là thẩm xét hình ngục, tham quan ô lại, người gia yếu bệnh tật không nhậm chức, xét việc tư nhân làm muối, nấu rượu, bá chiếm sơn trạch, đúc luyện vàng bạc tùy ý nâng thuế buôn ngooài ngạch... Người ta cũng gọi Đề hình ty là "Ngoại đài".
  9. ^ An Nhân, từ điển chức quan Việt Nam, sđd, tr.79: 1. Năm Hồng Đức thứ 2 (1471) định lệ phong cho mẹ của nữ quan bậc thứ sáu là An nhân. Đây là lệ định phong ấm cho tôn thất. Sáu bậc nữ quan được truy phong mẹ như sau: - Bậc thứ nhất: Huy nhân - Bậc thứ hai: Thục nhân - Bậc thứ ba: Lệnh nhân - Bậc thứ tư: Cung nhân - Bậc thứ năm: Nghi nhân - Bậc thứ sáu: An nhân. 2. Tên gọi Ngoại mệnh phụ. Thời Tống đặt, đứng trên Nhụ nhân, dưới Nghi nhân. Thời Minh phong cho các vợ quan Chánh Tòng lục phẩm. Thời Thanh cũng thế
  10. ^ Ký hiệu tài liệu, [ TCHC (29a, 42a), NAK (51a, 51b)], hiện đang lưu giữ ở Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Nghệ An (TCHC:Thanh Chương huyện chí, NAK: Nghệ An Ký). Ký hiệu tài liệu, [CNKBVN (tr.508), N0 1345], hiện đang lưu giữ ở Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Hán Nôm (CNKBVN: Các nhà Khoa bảng Việt Nam, N0 1345: số 1345)