Nguyễn Thị Minh Lý
Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. |
Bài này không có nguồn tham khảo nào. |
Nguyễn Thị Minh Lý (1907 - 15 tháng 6, 1997 tại tỉnh Hải Hưng cũ, nay là Hải Dương) là Nghệ sĩ nhân dân, diễn viên chèo Việt Nam, là con gái của nghệ nhân chèo Trùm Thịnh. Bà là đại diện xuất sắc nhất của trường phái chèo nhời, tức là trường phái đề cao tính trữ tình trong cách hát chèo.
Nguyễn Thị Minh Lý | |
---|---|
Nghệ danh | Minh Lý |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | Nguyễn Thị Minh Lý 1907 Thanh Miện, Hải Hưng |
Mất | 15 tháng 6, 1997 | (89–90 tuổi)
Giới tính | nữ |
Quốc tịch | ![]() |
Nghề nghiệp |
|
Bố mẹ |
|
Lĩnh vực | Chèo |
Danh hiệu | Nghệ sĩ nhân dân (1993) |
Bà cùng cha và Nghệ sĩ Nhân dân Cả Tam đã từng "đấu" vào đầu những năm 1960, một hình thức tranh luận, để sửa lại hầu hết các làn điệu chèo cổ cho phù hợp với trình độ thẩm âm thời hiện đại.
Nguyễn Thị Minh Lý sớm bộc lộ tài năng chèo. Năm 17 tuổi, bà đã nổi tiếng với một loạt vai trong các vở Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình – Dương Lễ, Kim Nham, Lọ nước thần. Trước năm 1945, hãng Lécos phát hành đĩa ghi giọng hát bà khắp Đông Dương và Pháp. Sau năm 1954 bà đã đào tạo ra nhiều thế hệ diễn viên chèo tài năng cho sân khấu chèo Việt Nam. Tiêu biểu có Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Hoài, Nghệ sĩ ưu tú Minh Thu, Nghệ sĩ ưu tú Thanh Bình,… Nhưng những học trò xuất sắc nhất này cũng chỉ tiếp thu được một phần tài năng của bà. Nghệ sĩ ưu tú Minh Thu là người có cách luyến chữ khi hát giống với bà nhất, nhưng về chất giọng thì người gần gũi với bà hơn lại là Nghệ sĩ ưu tú Thanh Bình.
Cuộc đời của Nghệ sĩ Nhân dân Minh Lý hệt như một vở bi kịch mà tất cả cũng chỉ bởi "trời xanh quen thói má hồng đánh ghen", bà cùng Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Phúc là hai giai nhân tuyệt sắc đầu thế kỷ 20 của sân khấu Việt Nam.
Năm 1931, sau khi kết thúc một buổi biểu diễn, khán giả đã rời hết rạp nhưng ông nghè Thảo lại không muốn dời chân. Ông Thảo vốn là một viên quan lớn ở triều đình Huế ra Hà Nội công cán. Giọng hát tuyệt vời của Xúy Vân, nhân vật trong màn Xúy Vân giả dại như vẫn còn văng vẳng: "Ta đi chợ Dốc. Ngồi gốc cây đa. Thấy cô bán rượu, mặc áo nâu già, ta lý khăn xanh. Khăn xanh có rí đội đầu. Để thương, để nhớ, để sầu cho ai?".
Màn trình diễn của cô đào Minh Lý đã chinh phục trái tim ông. Ông năn nỉ xin được cầu hôn nàng. Thấy ông là người có quyền cao chức trọng không những không khinh thường kẻ hạ dân, mà còn hết lòng yêu thương con gái mình, nên cha Minh Lý đồng ý. Bà trở thành vợ lẽ của ông nghè Thảo. Lúc bà mang thai thì ông Thảo có việc phải quay về Huế. Vài tháng sau, có người hầu cận của ông ra báo với Minh Lý rằng, bà vợ cả, em gái vua Khải Định – nổi máu ghen, định sai người đem thuốc độc ra Hà Nội sát hại cô Lý trước kỳ sinh hạ.
Nhận được tin báo cha con Minh Lý quyết định về ẩn náu tại Thái Bình. Khi sinh con chưa đầy cữ, Minh Lý đã phải gửi con nhờ mẹ kế nuôi hộ, còn bà phải trốn vào nương náu nơi cửa Phật mới thoát được họa sát thân.
Năm tháng trôi qua.
Một trưa nắng gắt, ông Phan Học Hải, tri phủ tỉnh Thái Bình đang nằm dài trên bộ trường kỷ, bỗng có một viên lý trưởng vào, bẩm trình về việc ngôi chùa trong xã có chứa chấp "gái giang hồ". Lập tức, ông tri phủ vội đến chùa. Khi cô gái bước ra trình diện, ông vô cùng kinh ngạc. Tưởng ai xa lạ, đâu ngờ đó chính là nàng Minh Lý, người mà ông đã từng mê đắm cũng sau những lần xem nàng biểu diễn trên sân khấu.
Bấy giờ vị sự trụ trì mới giải thích: "Bẩm thượng quan, tiểu ni đây bị ép duyên nên đến bản tự cắt tóc xin đi tu. Xét nữ nhi tuổi còn non, lại có đức tin nên bần tăng mở rộng cửa chúng sinh đưa qua cơn hoạn nạn. Không ngờ ông lý trưởng đây thấy tiểu ni xinh đẹp mà sinh lòng trăng gió, lùa tuần đinh vào chùa quấy nhiễu, vu oan bức tiểu ni về làm lẽ."
Bực mình vì bị lẻ dưới bẩm trình gian dối. Phạm Học Hải thu triện đồng của tên lý trưởng, rồi đưa nàng Minh Lý cùng về phủ đường để hỏi thêm. Tại đây cô Lý đã kể lại những ngày tháng thăng trầm của mình. Quan phủ rất thương cảm và đã ngỏ lời xin lấy cô làm vợ.
Khi đã 90 tuổi ông Hải nhớ lại câu chuyện tình của hai người: Được anh kép Thịnh ưng thuận, sáng hôm sau, tôi bảo viên phụ tá đưa Minh Lý trở lại chùa dâng lễ tạ vị sư trụ trì, xin được hoàn tục. Chiều, khi trở về, tôi thấy Minh Lý vẫn y nguyên bộ quần áo nâu sòng. Thấy thế tôi sợ duyên sự không thành. Khi anh kép Thịnh hỏi han con gái cụ thể, Minh Lý rút ra một lá thư đưa cho cha. Anh kép Thịnh cầm mảnh giấy đọc rồi đưa cho tôi. Thư viết: "Con hoàn tục, chúc con gặp nhiều may măn trên đường đời. Y phục nhà chùa con dùng không phải hoàn lại, phòng khi muốn nhập bản tự nào thì con vận y phục đó đi đến, cửa Phật sẽ mở rộng đón con."
Sau đám cưới với ông Phạm Học Hải, Minh Lý vẫn ở với cha và tiếp tục đi hát, thỉnh thoảng mới về thăm ông quan phủ. Mối tình này kéo dài ngót 10 năm, hai người có con với nhau. Nhưng do không chịu được cảnh chồng chung nên Minh Lý quyết chia tay.
Một đêm, ông Hải nghe vọng lại tiếng hát của nàng Châu Long, một nhân vật chính trong vở Lưu Bình – Dương Lễ, vai mà bà Minh Lý từng làm ông say đắm: "Đố ai chừa được rượu tăm. Chừa ăn thuốc chín, chừa nằm chung hơi. Có tôi chừa được mà thôi. Chừa ăn thuốc chín chung hơi cũng chừa".
Người vợ lẽ đã từng cất giọng oanh vàng như thế, nhưng nay đâu? Nước mắt ông rơi lã chã. Bà mất năm 1997 Trích từ tập Tham khảo Văn hoá Việt Nam - Chủ biên: Hữu Ngọc - Lady Borton