Tiến Đạt
Tiến Đạt (tên khai sinh Nguyễn Tiến Đạt, sinh ngày 13 tháng 9 năm 1953 tại Hà Nội) là một nam diễn viên người Việt Nam. Ông được khán giả biết đến qua các bộ phim truyền hình như Chạy án, Tuổi thanh xuân 2, Cô gái nhà người ta, Thương ngày nắng về. Ông từng công tác tại Nhà hát Kịch Hà Nội. Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào năm 2015.[1]
Tiến Đạt | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Nguyễn Tiến Đạt |
Ngày sinh | 13 tháng 9, 1953 |
Nơi sinh | Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp |
|
Gia đình | |
Vợ | Hồng Loan (cưới 1978) |
Lĩnh vực | |
Danh hiệu |
|
Sự nghiệp sân khấu | |
Năm hoạt động | 1973 – 2014 |
Đào tạo | Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội |
Thành viên của | Nhà hát Kịch Việt Nam |
Tiểu sử và sự nghiệp
sửaTiến Đạt sinh ngày 13 tháng 9 năm 1953 tại Hà Nội trong một gia đình có truyền thống làm dệt may. Ông là con của nghệ nhân Nguyễn Tiến Thành - chủ một tiệm may complet nổi tiếng Hà Thành từ những năm của thập niên 1940 – 1950. Học hết cấp 2 ông dự thi vào Trường Nghệ thuật Sân khấu Hà Nội dưới sự bảo trợ của Nhà hát Thiếu nhi, nay là Nhà hát Tuổi trẻ. Năm 1973, ông tốt nghiệp Lớp diễn viên Khoa Kịch nói của Trường Trung cấp Sân Khấu Điện Ảnh Việt Nam khóa 1968 – 1971 (nay là Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội). Ông được cử đi xây dựng đoàn kịch nói Quảng Ninh.[2][3] Năm 1979, Tiến Đạt xin chuyển công tác từ Quảng Ninh về Hà Nội trong giai đoạn kinh tế khó khăn vợ chồng ông phải làm thêm nhiều nghề để sinh sống.[3] Năm 1980, ông bắt đầu công tác tại Nhà hát Kịch Hà Nội. Từ năm 1991, ông kết hợp đi diễn và mở tiệm may theo của bố ông để lại.
Đời tư
sửaNăm 1978, ông kết hôn với người bạn cùng lớp là Hồng Loan. Cả hai người đã có với nhau 1 người con trai.
Danh sách tác phẩm
sửaTruyền hình
sửaNăm | Tựa phim | Vai diễn | Đạo diễn | Kênh | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|
1995 | Sông hồng reo | Ông Lâm | Nguyễn Hữu Luyện - Trần Trung Nhàn | H1 | |
1996 | Con sẽ là cô chủ | Hà Lê Sơn | [4] | ||
1997 | Màn kịch vụng về | Phát | Quý Dũng | ||
Tình nghĩa vợ chồng | Quốc | Nguyễn Hữu Luyện | [5] | ||
1998 | Đón khách | Lục | Đỗ Minh Tuấn | VTV1 | |
Chuyện ngoài sân cỏ | Phú | Vũ Trường Khoa | VTV3 | ||
1999 | Vui buồn sau lũy tre | Ông Bá | Bạch Diệp | VTV1 | |
2000 | Công ty co dãn mênh mông | Đỗ Minh Tuấn | VTV3 | ||
Người nổi tiếng | Lưu Thìn | Bạch Diệp | |||
2001 | Nước mắt chảy xuôi | Cao Mạnh | H1 | ||
Con nhện xanh | Chu Ngọc | Đỗ Đức Thành | VTV3 | [6] | |
2002 | Biển khát | Ông Hoan | Hoàng Thanh Du | H1 | |
Không gian đa chiều | Moong | Bùi Huy Thuần | VTV3 | ||
Cổ cồn trắng | Vi Kiến Đức | Trần Hoài Sơn | |||
2003 | Mật đắng | Hoàng Thanh Du | |||
May ơi là may | Ông Đức | Đỗ Đức Thành | |||
2005 | Tia nắng mong manh | Vượng | Bạch Diệp | ||
2006 | Gió mùa thổi mãi | Ông Tấn | Trần Quốc Trọng | ||
Chạy án | Tony Nguyễn | Vũ Hồng Sơn | VTV1 | [7][8][9][10] | |
2007 | Bản lĩnh | Ông Thắng | Nguyễn Anh Tuấn | VTV3 | [11] |
2008 | Chạy án (phần 2) | Tony Nguyễn | Vũ Hồng Sơn | VTV1 | [12][13][14] |
2009 | Trái tim đầu thai | Nguyễn Anh Tuấn | VTV3 | ||
Phá vỡ im lặng | Phát | Hoàng Nhuận Cầm | VTV1 | ||
Nhà có nhiều cửa sổ 2 | Ông Thái | Phi Tiến Sơn | [15][16][17] | ||
2010 | Thời khắc may mắn | Trần Lực | |||
Giao thừa đón lộc vàng | Nguyễn Danh Dũng | ||||
Cuồng phong | Ông Ba | Bùi Huy Thuần | [18][19][20][21]'[22] | ||
Hà Nội một thời | Nhà sưu tầm tranh | Bạch Diệp | VTC3 | ||
2011 | Tháng củ mật | Ông Chiến | Nguyễn Danh Dũng | VTV1 | |
Xin thề anh nói thật | Ông Bách | Phi Tiến Sơn - Nguyễn Hữu Trọng | |||
2012 | Tết siêu tiết kiệm | Ông Minh | Nguyễn Mạnh Hà | ||
Ông tơ hai phẩy | Ông Trương | Nguyễn Danh Dũng | [23][24][25][26][27] | ||
Siêu thị tình yêu | Let's Viet | ||||
2014 | Heo may về qua phố | Ông Bành | VTV3 | [28][29] | |
2015 | Sóng ngầm | Ông Bình | Nguyễn Mạnh Hà | VTV1 | |
Những cánh hoa trước gió | Đỗ Chí Hướng | VTV6 | |||
Đối thủ kỳ phùng | Lê Khoái | Nguyễn Quang - Nguyễn Thu | VTV1 | ||
2016 | Tuổi thanh xuân 2 | Bố của Phong | Nguyễn Khải Anh - Bùi Tiến Huy | VTV3 | [30][31][32][33] |
2017 | Giao mùa | Ông Thành | Trần Hoài Sơn | VTV1 | |
2019 | Những nhân viên gương mẫu | Ông Đức | Lê Mạnh | [34][35][36][37][38] | |
2020 | Cô gái nhà người ta | Ông Tài | Trịnh Lê Phong | VTV3 | [39][40][41] |
2021 | Thương ngày nắng về | Ông Hoàng Long | Bùi Tiến Huy - Vũ Trường Khoa | [42][43][44][45][46] | |
2024 | Hoa sữa về trong gió | Ông Tùng | Bùi Tiến Huy | VTV1 |
Kịch
sửaNăm | Vở kịch | Vai diễn | Nguồn |
---|---|---|---|
1994 | Thầy khóa làng tôi | Trạng lợn | |
2003 | Trò đùa của Thiên Lôi | Nguyễn Tài | |
2004 | Cát bụi | Thúc Đại | |
2012 | Những mặt người thấp thoáng | Quang | |
2013 | Điệp khúc virus | ||
2014 | Những người con Hà Nội | Phan Tâm | |
Người năm ấy | Chất |
Giải thưởng
sửaNăm | Lễ trao giải | Hạng mục | Phim/Vở kịch | Vai diễn | Kết quả | Nguồn | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1999 | Liên hoan Kịch nói toàn quốc | Thầy khóa làng tôi | Trạng lợn | Huy chương Bạc | Giải có tên gọi khác là: Liên hoan sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc | ||
2004 | Liên hoan Kịch nói toàn quốc | Cát bụi | Thúc Đại | Huy chương vàng | |||
2007 | Giải thưởng Tạp chí Truyền hình VTV | Diễn viên xuất sắc | Chạy án 1 | Tony Nguyễn | Đoạt giải | [47] | |
2014 | Liên hoan Sân khấu Thủ đô - lần thứ nhất | Những người con Hà Nội | Phán Tâm | Huy chương vàng |
Danh hiệu
sửa- Nghệ sĩ ưu tú (1997)
- Nghệ sĩ Nhân dân (2015)
Tham khảo
sửa- ^ Sơn Minh Khuê Tú (26 tháng 1 năm 2016). “Tiến Đạt: 'Đặng Thái Sơn khi đạt NSND còn trẻ hơn Tự Long'”. Zingnews. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2022.
- ^ “NSƯT Tiến Đạt: 'Với tôi, may là nghề, diễn là nghiệp'”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ a b “Hôn nhân vượt khó khăn của nghệ sĩ Tiến Đạt”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ “Nhặt sạn văn nghệ”. Sài Gòn giải phóng. 24 tháng 2 năm 2007.
- ^ Tình Nghĩa Vợ Chồng, truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022
- ^ Minh Khuê (2 tháng 11 năm 2019). “Con gái đạo diễn Đỗ Đức Thành qua đời tuổi 20”. Người lao động. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ Ngọc Diệp (22 tháng 7 năm 2016). “Đạo diễn 'Chạy án' Vũ Hồng Sơn: Nói vấn đề gai góc không phải cho sướng miệng!”. Thể thao & Văn hóa.
- ^ T.Nguyên (28 tháng 5 năm 2008). “Tiểu thuyết "Chạy án" khác hoàn toàn với phim "Chạy án"?”. Gia đình.net.vn.
- ^ Ly Nguyễn (10 tháng 11 năm 2019). “Những bộ phim được chuyển thể từ các đại án có thật”. Zing News.
- ^ Thanh Hà (17 tháng 10 năm 2006). “Phim "Chạy án": Tôi không ám chỉ ai”. Dân trí.
- ^ “Bản lĩnh (phim Việt Nam)”. Ganjing World. 22 tháng 1 năm 2024.
- ^ Ngọc Trâm (23 tháng 5 năm 2008). “"Chạy án 2 hay hơn phần 1"”. Công an nhân dân.
- ^ Băng Châu (23 tháng 3 năm 2018). “Cuộc đời thăng trầm của dàn diễn viên phim "Chạy án" sau 12 năm”. Dân trí.
- ^ Nguyễn Đức (27 tháng 10 năm 2008). “"Chạy án 1" được trao Giải đặc biệt LHP truyền hình quốc tế Tokyo”. Báo Công an nhân dân điện tử. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ Hoàng Lê (19 tháng 12 năm 2009). “Nhà có nhiều cửa sổ: Vừa hấp dẫn vừa có thông điệp”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ Quỳnh Chi (20 tháng 8 năm 2008). “'Nhà có nhiều cửa sổ' - cách teen nghĩ về AIDS”. Ngoisao.net. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ “Đón xem "Nhà có nhiều cửa sổ" phần 2”. Báo điện tử VTV. 3 tháng 12 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ Đinh Kiều Nguyên (20 tháng 9 năm 2010). “Xem "Cuồng phong" trên VTV1: Hấp dẫn nhưng vẫn... tiếc”. An ninh thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ Thanh Hà (18 tháng 6 năm 2010). “Giờ "vàng" phim truyện: "Bội thực" phim hình sự”. Giadinh.net.vn. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ Hoàng Lê (15 tháng 6 năm 2010). “Cuồng phong: trận chiến giữa thiện và ác”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ Như Hoa (26 tháng 6 năm 2010). “Cuồng phong – Cuộc chiến chống tội phạm gay cấn”. Sài Gòn giải phóng. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ H.Đông (15 tháng 6 năm 2010). “Cuồng phong trên sóng VTV”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Thể thao và Văn hóa. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ Hà Dương (11 tháng 12 năm 2012). “Phim truyền hình "Ông Tơ hai phẩy" lên sóng”. Hànộimới. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ “Từ 6/3: "Không thể gục ngã" nối sóng "Ông tơ hai phẩy"”. Báo điện tử VTV. 5 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ “"Ông Tơ hai phẩy" – Góc nhìn thú vị về cuộc sống hôn nhâ”. Báo điện tử VTV. 5 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ Thu Hường. “Hậu trường gian nan của "Ông tơ hai phẩy"”. Đẹp. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ Minh Minh (5 tháng 12 năm 2012). “Phim "Ông tơ hai phẩy" hé lộ dàn diễn viên gạo cội”. Vietnam+. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ “Diễn viên Việt bị bóc mẽ chuyện ngoại tình trên phim”. ZingNews.vn. 27 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
- ^ VTV, BAO DIEN TU (12 tháng 3 năm 2014). “Cuối tuần với Heo may về qua phố”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
- ^ CA (3 tháng 11 năm 2016). “Tuổi thanh xuân 2 - Tập 1: Linh (Nhã Phương) và Junsu (Kang Tae Oh) tận hưởng giây phút ngọt ngào”. VTV.vn. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ Nhật Hạ (24 tháng 3 năm 2017). “Phản ứng trái chiều quanh kết thúc phim 'Tuổi thanh xuân 2'”. VietNamNet. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ Ngọc Diệp (29 tháng 11 năm 2016). “Phim 'Tuổi thanh xuân 2': Cho xin thêm ít muối!”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ Đức Trí (13 tháng 11 năm 2016). “Phim 'Tuổi thanh xuân 2' gây bàn tán vì cảnh dung tục”. VnExpress. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ CN (9 tháng 8 năm 2019). “Đạo diễn "Những nhân viên gương mẫu": Áp lực khi phim phát sóng sau "Về nhà đi con"”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ Thanh Thúy (13 tháng 8 năm 2019). “Lịch phát sóng phim "Những nhân viên gương mẫu" trên VTV1”. Tạp chí Thời Đại. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ CN (1 tháng 11 năm 2019). “Những nhân viên gương mẫu - Tập cuối: Mọi chuyện bung bét nhưng Nguyệt vẫn mồm năm miệng mười kêu oan”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ Hà Thu (11 tháng 9 năm 2019). “Phim 'Những nhân viên gương mẫu' khắc họa đời sống văn phòng”. VnExpress. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ Duy Phong (11 tháng 8 năm 2019). “Ra mắt 50 tập phim "Những nhân viên gương mẫu"”. Tuyên Giáo. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ “VTV kết nối: Dàn diễn viên Cô gái nhà người ta”. vtv.vn. ngày 21 tháng 12 năm 2019.
- ^ “Cô gái nhà người ta: Vừa có ý định kinh doanh, Khoa (Đình Tú) đã bị bố bóc mẽ trước dân làng”. vtv.vn. ngày 10 tháng 1 năm 2020.
- ^ “'Cô gái nhà người ta' quy tụ dàn diễn viên trai xinh, gái đẹp”. Zing.vn. ngày 31 tháng 12 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2020.
- ^ LĐO (10 tháng 11 năm 2021). “"Thương ngày nắng về" hứa hẹn gây bão trên sóng VTV3”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ Di Py (25 tháng 10 năm 2021). “Phim mới nối sóng "11 tháng 5 ngày" có gì hấp dẫn?”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ T.T (11 tháng 11 năm 2021). “'Thương ngày nắng về': câu chuyện cảm động về 'mẹ siêu nhân' cùng gánh bún”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ Minh Ngọc (24 tháng 12 năm 2021). “Xem Thương ngày nắng về: Thêm trân quý tình thân gia đình”. Báo Đồng Nai điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ Vũ Mừng (9 tháng 11 năm 2021). “"Thương ngày nắng về" có gì đặc sắc?”. Báo Văn hóa điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2022.
- ^ Ý Phương (8 tháng 1 năm 2007). “'Chạy án' là phim truyền hình được yêu thích nhất”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập 11 tháng 2 năm 2022.