Omega Geminorum, được Latin hóa từ ω Geminorum, là một ngôi sao nằm ở giữa chòm sao hoàng đạo ở phương bắc là chòm sao Song Tử. Với cấp sao biểu kiến là 5,18,[2] nó có thể nhìn thấy khá mờ nhạt bằng mắt thường. Theo thang đo Bortle, nó có thể được nhìn từ bầu trời ngoại ô buổi tối. Với sự thay đổi thị sai hàng năm chỉ là 2,19  mas,[1] nó có vị trí nằm cách Mặt Trời khoảng 1.500 năm ánh sáng.

ω Geminorum
Vị trí của ω Geminorum (trong vòng tròn)
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000.0      Xuân phân J2000.0 (ICRS)
Chòm sao Song Tử
Xích kinh 07h 02m 24,78033s[1]
Xích vĩ +24° 12′ 55,6051″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 5,18[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổG5 II[3]
Chỉ mục màu U-B+0,68[2]
Chỉ mục màu B-V+0,95[2]
Kiểu biến quangCepheid?[4]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)−9,10±0,40[5] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: −6,74[1] mas/năm
Dec.: -0,25[1] mas/năm
Thị sai (π)2,19 ± 0,26[1] mas
Khoảng cách1.500 ly
(460 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)−3,06[6]
Chi tiết
Khối lượng6,3±0,5[3] M
Bán kính72[7] R
Độ sáng1.813[8] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)2,45[9] cgs
Nhiệt độ5.090[9] K
Độ kim loại−0,02[9]
Tốc độ tự quay (v sin i)10[10] km/s
Tuổi14,8[3] Myr
Tên gọi khác
ω Gem, 42 Geminorum, BD+24° 1502, FK5 1182, HD 52497, HIP 33927, HR 2630, SAO 78999.[11]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Đây là một ngôi sao khổng lồ sáng đã tiến hóa với phân loại sao là G5 II.[3] Nó được đặt gần dải không ổn định và vào năm 1977 đã được liệt kê là một ứng viên của sao biến quang cepheid[12] với biên độ sáng là 0,086 và chu kỳ 0,7282 ngày[4] Đường kính góc đo bằng giao thoa kế của ngôi sao này là 1,47±0,21 mas.[13] Ở khoảng cách ước tính, nó đem lại kích thước vật lý gấp khoảng 72 lần bán kính Mặt Trời.[7] Nó có khối lượng gấp 6,3[3] lần Mặt Trời và có độ phát xạ gấp 1.813[8] lần độ sáng của Mặt Trời từ bầu khí quyển bên ngoài của nó ở nhiệt độ hiệu dụng 5.090 K.[9]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e f van Leeuwen, F. (2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357.
  2. ^ a b c d Argue, A. N. (1966), “UBV photometry of 550 F, G and K type stars”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 133: 475–493, Bibcode:1966MNRAS.133..475A, doi:10.1093/mnras/133.4.475.
  3. ^ a b c d e Tetzlaff, N.; và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2011), “A catalogue of young runaway Hipparcos stars within 3 kpc from the Sun”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 410 (1): 190–200, arXiv:1007.4883, Bibcode:2011MNRAS.410..190T, doi:10.1111/j.1365-2966.2010.17434.x.
  4. ^ a b Henriksson, G. (tháng 1 năm 1977), “Low amplitude variable stars”, Astronomy and Astrophysics, 54: 309–310, Bibcode:1977A&A....54..309H.
  5. ^ de Bruijne, J. H. J.; Eilers, A.-C. (tháng 10 năm 2012), “Radial velocities for the HIPPARCOS-Gaia Hundred-Thousand-Proper-Motion project”, Astronomy & Astrophysics, 546: 14, arXiv:1208.3048, Bibcode:2012A&A...546A..61D, doi:10.1051/0004-6361/201219219, A61.
  6. ^ Anderson, E.; Francis, Ch. (2012), “XHIP: An extended hipparcos compilation”, Astronomy Letters, 38 (5): 331, arXiv:1108.4971, Bibcode:2012AstL...38..331A, doi:10.1134/S1063773712050015.
  7. ^ a b Lang, Kenneth R. (2006), Astrophysical formulae, Astronomy and astrophysics library, 1 (ấn bản 3), Birkhäuser, ISBN 3-540-29692-1. Bán kính (R*) được tính như sau:
     
  8. ^ a b McDonald, I.; và đồng nghiệp (2012), “Fundamental Parameters and Infrared Excesses of Hipparcos Stars”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 427 (1): 343–57, arXiv:1208.2037, Bibcode:2012MNRAS.427..343M, doi:10.1111/j.1365-2966.2012.21873.x.
  9. ^ a b c d Kovtyukh, V. V.; và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2008), “Reddenings of FGK supergiants and classical Cepheids from spectroscopic data”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 389 (3): 1336–1344, arXiv:0807.2057, Bibcode:2008MNRAS.389.1336K, doi:10.1111/j.1365-2966.2008.13644.x.
  10. ^ Bernacca, P. L.; Perinotto, M. (1970), “A catalogue of stellar rotational velocities”, Contributi Osservatorio Astronomico di Padova in Asiago, 239 (1), Bibcode:1970CoAsi.239....1B.
  11. ^ “ome Gem -- Cepheid variable Star”, SIMBAD Astronomical Database, Centre de Données astronomiques de Strasbourg, truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2016.
  12. ^ Gorynya, N. A.; và đồng nghiệp (tháng 11 năm 1998), “A catalog of Cepheid radial velocities measured in 1995-1998 with the correlation spectrometer”, Astronomy Letters, 24 (6): 815–818, Bibcode:1998AstL...24..815G.
  13. ^ Richichi, A.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2005), “CHARM2: An updated Catalog of High Angular Resolution Measurements”, Astronomy and Astrophysics, 431: 773–777, Bibcode:2005A&A...431..773R, doi:10.1051/0004-6361:20042039

Liên kết ngoài sửa

  • Kaler, James B., “Omega Geminorum”, Stars, University of Illinois, truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2016.