Phú Lộc, Tam Bình
Phú Lộc là một xã thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam.
Phú Lộc
|
|||
---|---|---|---|
Xã | |||
Xã Phú Lộc | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | Vĩnh Long | ||
Huyện | Tam Bình | ||
Trụ sở UBND | Ấp 5 | ||
Thành lập | 1994[1] | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°7′13″B 105°56′45″Đ / 10,12028°B 105,94583°Đ | |||
| |||
Diện tích | 16,71 km²[2] | ||
Dân số (2014) | |||
Tổng cộng | 8.356 người[2] | ||
Mật độ | 500 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Hoa, Khmer | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 29737[3] | ||
Số điện thoại | 0703.718.726 | ||
Xã Phú Lộc | |||
Địa lý
sửaPhú Lộc là một trong 17 xã, thị trấn của huyện Tam Bình, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp xã Hậu Lộc và xã Mỹ Lộc
- Phía Tây giáp xã Song Phú
- Phía Nam giáp với xã Mỹ Lộc
- Phía Bắc giáp xã Tân Lộc, huyện Tam Bình và xã Hòa Phú, huyện Long Hồ.
Xã Phú Lộc có diện tích 16,71 km², dân số năm 2014 là 8.356 người,[2] mật độ dân số đạt 500 người/km².
Toàn xã có diện tích tự nhiên 16,71 km², trong đó đất sản xuất nông nghiệp 1.255,8 ha; dân số 8.356 người, trong đó nữ 4.203 người (năm 2014); mật độ dân số 500 người/km². Toàn xã có 1.997 hộ, có trên 70% hộ dân sống bằng nghề nông nghiệp.
Hành chính
sửaXã Phú Lộc được chia thành 8 ấp: 3A, 3B, 4, 5, Cây Điều, Lông Công, Lung Đồng, Phú Tân.[4]
Kinh tế - xã hội
sửaKinh tế
sửaToàn xã 5 doanh nghiệp, 181 cơ sở thương mại dịch vụ giải quyết việc làm hàng năm cho 520 lao động, thu nhập bình quân 1.200.000 đồng/ 1 lao động/tháng.
Các loại hình dịch vụ phát triển đã phục vụ tốt cho nhu cầu người dân trong đó có 1 bến xe buýt Phú Lộc – Vĩnh Long phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân.
Thế mạnh đặc trưng của xã là: sản xuất nông nghiệp, nổi bật là mô hình cánh đồng mẫu lớn, các vườn cây đặc sản như sầu riêng, xoài thái, thanh long ruột đỏ, ổi không hạt,... và đặc biệt là mô hình ươm lươn giống và nuôi lươn trong bể có hiệu quả kinh tế rất cao.[cần dẫn nguồn]
Xã hội
sửaGiáo dục
sửaToàn xã có 2 trường:
- 1 trường Tiểu học với 3 điểm ở Cây Điều, 3B, Phú Tân
- 1 trường Mầm non Sao Mai với 3 điểm ở Cây Điều, 3B, Phú Tân
- Cả hai trường đều đạt chuẩn quốc gia.
Y tế
sửaXã có 1 trạm y tế xã.
Bưu điện
sửaXã có 1 điểm bưu điện.
Văn hóa
sửa- 1 trung tâm văn hóa thể thao
- 1 cụm nhà văn hóa - khu thể thao liên ấp Cây Điều - ấp 5
- 6 trạm BTS
- 1.941 thuê bao điện thoại.
Giao thông
sửaXã có Hương lộ Cái Ngang – đường huyện Phú Lộc – Bầu Gốc với chiều dài 15,8 km, 4 tuyến đường liên ấp dài 15,05 km và 3 tuyến đường liên xóm dài 10 km nối liền các ấp trên địa bàn xã đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân trên địa bàn xã và vùng lân cận.
Thủy lợi: Toàn xã có 22 tuyến kênh cấp III dài 34,6 km, có 4 cống hở, 11 tuyến đê bao với tổng chiều dài 25,2 km, giúp bảo vệ 291 ha vườn cây ăn trái.
Điện: Xã có hệ thống điện 3 pha đi qua, có 1.978 hộ sử dụng điện, chiếm 99,8% số hộ.
Cấp nước: Xã có 1 trạm cấp nước, 1.665 hộ sử dụng nước máy, chiếm 84% số hộ của xã.
Với các lợi thế về vị trí địa lý, giao thông, cơ sở vật chất văn hóa xã có nhiều tiềm năng để phát triển thành một xã nông thôn mới, là trung tâm năng động thu hút nhà đầu tư để đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã.
Chú thích
sửa- ^ 85/1994/CP
- ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Vĩnh Long” (PDF). Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam. 26 tháng 7 năm 2017. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2021.