Phú Nhuận, huyện Cai Lậy

xã thuộc huyện Cai Lậy
(Đổi hướng từ Phú Nhuận, Cai Lậy (huyện))

Phú Nhuận là một thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.

Phú Nhuận
Xã Phú Nhuận
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhTiền Giang
HuyệnCai Lậy
Trụ sở UBNDấp Phú Tiểu[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°26′11″B 106°4′12″Đ / 10,43639°B 106,07°Đ / 10.43639; 106.07000
MapBản đồ xã Phú Nhuận
Phú Nhuận trên bản đồ Việt Nam
Phú Nhuận
Phú Nhuận
Vị trí xã Phú Nhuận trên bản đồ Việt Nam
Diện tích13,64 km²[2]
Dân số (2013)
Tổng cộng9.206 người[2]
Mật độ675 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính28465[3]
Số điện thoại0273.3.816.884

Địa lý sửa

Xã Phú Nhuận tiếp giáp xã Thạnh Lộc, xã Phú Cường ở phía bắc, tiếp giáp xã Mỹ Thành Nam ở phía tây, tiếp giáp thị trấn Bình Phú ở phía nam và phía đông, tiếp giáp một phần thị xã Cai Lậy ở phía đông.[4]

Các sông, kênh, rạch chảy qua địa bàn xã gồm: Kênh 500, kênh Ban Dầy, kênh Bồi Tường, kênh Chà Là, kênh Chùa, kênh Đường Nước, rạch Đập Đìa Dứa, rạch Long Lương, rạch Muồng, kênh Mới, kênh Phú Thuận, kênh Ranh Làng, kênh Ranh Tổng, rạch Tân Lực, rạch Thôn Trác.[5]

Hành chính sửa

Xã Phú Nhuận có diện tích 13,64 km², dân số năm 2013 là 9.206 người,[2] mật độ dân số đạt 675 người/km².

Xã Phú Nhuận được chia thành 6 ấp gồm: Chà Là, Phú Bình, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Thuận, Phú Tiểu.[5]

Kinh tế – Xã hội sửa

Ranh giới phía nam xã là Quốc lộ 1, ranh giới phía đông chủ yếu là kênh Ban Dày. Trung tâm mua bán là chợ Phú Nhuận nằm ở giữa địa bàn xã, từ Quốc lộ 1 chạy vào theo hướng bắc - tây bắc gần 2km. Phía tây bắc của xã có chợ Ngã Năm, là khu vực buôn bán tiếp giáp với xã Mỹ Thành Nam, vị trí từ chợ Phú Nhuận tiếp tục chạy về hướng tây bắc thêm 2km. Phía đông bắc xã tiếp giáp chợ Bình Thạnh thuộc huyện lỵ Bình Phú.

Thu nhập bình quân đầu người của xã đạt gần 50,5 triệu đồng/người/năm.[6]

Hầu hết dân cư sống bằng canh tác nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, người dân trong xã đang chuyển đổi dần sang trồng mít và nhiều loại cây ăn trái khác, và nuôi cá.[7] Việc người dân đang tự phát chuyển đổi này, theo thống kê từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, đến đầu tháng 4 năm 2019, Phú Nhuận cùng 5 xã lân cận khác đã chuyển đổi 557 ha (hơn 5,5 km²) đất trồng lúa sang mục đích canh tác khác, gồm trồng cây ăn trái trên 404 ha, chuyển sang đào ao nuôi cá trên 153 ha. Việc tự ý chuyển đổi này được xem là sẽ phá vỡ quy luật cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa của địa phương.[8] Theo Trần Kim Mai - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang thì điều này là vi phạm Luật Đất đai về sử dụng đất không đúng mục đích, không được Nhà nước cho phép.[9]

Di tích sửa

Chùa Phước Lâm thuộc ấp Phú Lợi là một ngôi chùa cổ, được xây dựng vào năm 1868.[10]

Ảnh sửa

 
Một dòng kênh ở xã Phú Nhuận.
 
chợ Phú Nhuận.
 
một cây cầu khu vực chợ Phú Nhuận.
 
đường vào chợ Phú Nhuận từ Quốc lộ 1.
 
đường vào chợ Ngã Năm từ chợ Phú Nhuận.
 
chợ Ngã Năm, phần thuộc xã Phú Nhuận.

Chú thích sửa

  1. ^ “Uỷ ban nhân dân các xã”. cailay.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012. (CẦN CẬP NHẬT)
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Bản đồ huyện Cai Lậy”. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021. (nguồn yếu)
  5. ^ a b “THÔNG TƯ: BAN HÀNH DANH MỤC ĐỊA DANH DÂN CƯ, SƠN VĂN, THỦY VĂN, KINH TẾ - XÃ HỘI PHỤC VỤ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHẦN ĐẤT LIỀN TỈNH TIỀN GIANG”. thuvienphapluat.vn. ngày 26 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  6. ^ Hữu Tâm (ngày 2 tháng 12 năm 2020). “Xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy ra mắt xã nông thôn mới”. Đài phát thành - truyền hình Tiền Giang. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2021.
  7. ^ Sĩ Nguyên. “Vị thế cây lúa đang mất dần”. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2021.[liên kết hỏng]
  8. ^ Hùng Huy, Thanh Tùng (ngày 3 tháng 5 năm 2019). “Nông dân Cai Lậy cải tạo hơn 557 ha đất lúa sang mục đích canh tác khác”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2021.
  9. ^ “Tiền Giang: Đào ao trên nền đất lúa để nuôi thủy sản”. ngày 20 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2021.
  10. ^ “H. Cai Lậy: Lịch Sử Tổ Đình Phước Lâm”. ngày 25 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2021.